- 1 Nghị định 43/2011/NĐ-CP Quy định về cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước
- 2 Quyết định 26/2011/QĐ-UBND Quy định quản lý, vận hành, sử dụng hệ thống Cổng thông tin điện tử tỉnh Nghệ An
- 3 Quyết định 62/2013/QĐ-UBND Quy định phát ngôn, cung cấp, đăng, phát và xử lý thông tin trên báo chí thuộc địa bàn tỉnh Nghệ An
- 4 Quyết định 15/2014/QĐ-UBND.VX về quản lý hoạt động của cơ quan đại diện, phóng viên thường trú các cơ quan báo chí trong nước và nước ngoài trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 5 Luật Báo chí 2016
- 6 Nghị định 09/2017/NĐ-CP quy định phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước
- 7 Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản
- 8 Nghị định 14/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử và Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 654/KH-UBND | Nghệ An, ngày 24 tháng 9 năm 2022 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN SỐ 11-ĐA/TU NGÀY 22/12/2021 CỦA TỈNH ỦY NGHỆ AN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHỈ ĐẠO, ĐỊNH HƯỚNG VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN BÁO CHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tăng cường công tác chỉ đạo, xử lý thông tin báo chí trên địa bàn tỉnh Nghệ An đảm bảo chủ động, kịp thời và hiệu quả.
- Chỉ đạo, định hướng xử lý thông tin báo chí phản ánh và cung cấp thông tin cho báo chí đầy đủ, góp phần định hướng dư luận xã hội, giải quyết các vụ việc nóng, được dư luận quan tâm.
- Linh hoạt và đổi mới cách thức chỉ đạo xử lý thông tin báo chí phản ánh, cung cấp thông thông tin cho báo chí.
- Đổi mới tư duy trong công tác chỉ đạo và xử lý thông tin, theo kịp xu thế phát triển của báo chí hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi để báo chí tác nghiệp, phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của cơ quan báo chí.
2. Yêu cầu
- Thực hiện việc chỉ đạo, xử lý thông tin trên báo chí thường xuyên, liên tục, kịp thời, chính xác và theo đúng quy định.
- Việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí đảm bảo kịp thời, khách quan, trở thành nguồn tin chính thống cho các cơ quan báo chí.
- Cung cấp thông tin cho báo chí bằng các hình thức một cách linh hoạt, hiệu quả, đảm bảo nguồn tin chính xác, đúng thẩm quyền.
- Tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị với cơ quan báo chí để thực hiện tốt công tác chỉ đạo, xử lý thông tin báo chí và cung cấp thông tin cho báo chí.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Cung cấp thông tin cho báo chí
Các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND các huyện, thành phố, thị xã tổ chức cung cấp thông tin cho báo chí trong phạm vi thẩm quyền của cơ quan, đơn vị bằng các hình thức sau:
- Thường xuyên đăng tải thông tin kịp thời, chính xác các thông tin chính thông trên cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị, địa phương theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc Cổng thông tin điện tử Nhà nước và Quyết định số 26/2011/QĐ.UBND ngày 31/5/2011 của UBND tỉnh ban hành quy định về việc quản lý, vận hành, sử dụng Hệ thống cổng thông tin điện tử tỉnh Nghệ An.
- Tổ chức họp báo khi được UBND tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông yêu cầu hoặc trong trường hợp cần thiết.
- Phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong trường hợp đột xuất, bất thường theo quy định tại Nghị định số 09/2017/NĐ-CP ngày 09/02/2017 của Chính phủ quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước.
- Khi thấy cần thiết, các cơ quan, đơn vị, địa phương có thể đăng ký cung cấp thông tin cho báo chí thông qua giao ban báo chí định kỳ hàng tháng do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo phối hợp tổ chức.
2. Trả lời thông tin trên báo chí
- Khi nhận được thông tin do báo chí đăng, phát; hoặc khi có văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, văn bản đề nghị xử lý của Sở Thông tin và Truyền thông về các vấn đề được báo chí đăng, phát thì người đứng đầu các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương tổ chức kiểm tra, xác minh, làm rõ sự việc và trả lời bằng văn bản về kết quả, biện pháp giải quyết cho các cơ quan báo chí đã đưa tin; đồng thời báo cáo UBND tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông.
- Trường hợp các đơn vị đã tổ chức kiểm tra, xác minh vấn đề báo nêu nhưng chưa có kết quả (do vấn đề có nhiều tình tiết phức tạp) thì báo cáo nêu rõ lý do, biện pháp giải quyết, thời hạn thực hiện về UBND tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, đồng thời thông tin cho cơ quan báo chí đã đăng, phát.
- Các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động xử lý thông tin báo chí phản ánh trong phạm vi thẩm quyền của mình.
3. Tiếp thu thông tin của báo chí
- Trường hợp báo chí thông tin đúng thì tổ chức, cá nhân được báo chí phản ánh tiếp thu nội dung thông tin và có biện pháp giải quyết, khắc phục các vi phạm theo quy định hiện hành; có văn bản báo cáo kết quả xử lý gửi về UBND tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông và cơ quan báo chí đã đăng, phát. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về việc tiếp thu, sửa chữa các vi phạm báo chí phản ánh.
- Trường hợp không đồng ý với thông tin do báo chí đăng, phát; các cơ quan, đơn vị, địa phương có quyền trao đổi bằng văn bản hoặc thông qua đối thoại trực tiếp với cơ quan báo chí để làm rõ quan điểm của mình. Văn bản trả lời của tổ chức, cá nhân phải nêu rõ thông tin nào đúng, thông tin nào sai (có căn cứ kèm theo) đã đăng phát trong tác phẩm báo chí; yêu cầu cải chính hoặc kiến nghị xử lý vi phạm đối với phóng viên hoặc cơ quan báo chí gửi UBND tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông và cơ quan báo chí đã đăng, phát. Ý kiến trao đổi của các cơ quan, đơn vị, địa phương hoặc cá nhân không được xúc phạm cơ quan báo chí, danh dự, nhân phẩm của tác giả tác phẩm báo chí và không vi phạm các quy định của pháp luật.
- Trường hợp không thống nhất với văn bản trao đổi của tổ chức, cá nhân thì cơ quan báo chí có quyền thông tin để làm rõ quan điểm của mình. Sau 3 lần đăng, phát ý kiến trao đổi của tổ chức, cá nhân và cơ quan báo chí mà chưa đạt được kết quả cuối cùng, Sở Thông tin và Truyền thông có quyền yêu cầu ngừng đăng, phát các thông tin. Tổ chức, cá nhân không đồng ý với các nội dung đã trao đổi có quyền kiến nghị, khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện vụ việc theo quy định của pháp luật tại Tòa án.
4. Cải chính và xử lý vi phạm
- Trong trường hợp báo chí thông tin sai sự thật, thông tin gây hiểu nhầm làm tổn hại đến uy tín, danh dự, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì cơ quan, đơn vị yêu cầu cơ quan báo chí thực hiện việc cải chính theo Điều 42 Luật Báo chí năm 2016.
- Các đơn vị thực hiện xử lý vi phạm trong phạm vi thẩm quyền của mình được quy định tại Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản và Nghị định số 14/2022/NĐ-CP ngày 27/01/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 và Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản.
5. Đối với việc đăng, phát thông tin trên báo chí
- Việc đăng, phát thông tin của cơ quan báo chí phải có nội dung phù hợp với định hướng thông tin; phù hợp với tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ và không vi phạm quy định tại Điều 10 của Luật Báo chí.
- Cơ quan báo chí, nhà báo có trách nhiệm đăng, phát đúng nội dung phát ngôn và thông tin do Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn cung cấp, đồng thời phải ghi rõ thông tin về họ tên và đơn vị của Người Phát ngôn hoặc Người được ủy quyền phát ngôn.
- Khi có văn bản kết luận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về nội dung thông tin trên báo chí sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức; danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì cơ quan báo chí phải đăng phát nguyên văn bản kết luận đó, đồng thời thực hiện việc cải chính, xin lỗi theo luật định. Việc xin lỗi, cải chính, đính chính trên báo chí về các thông tin chưa chính xác do Tổng biên tập, Giám đốc cơ quan báo chí chịu trách nhiệm.
- Người đứng đầu cơ quan báo chí (Tổng Biên tập, Giám đốc) chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cơ quan chủ quản và trước cơ quan quản lý nhà nước về báo chí những nội dung thông tin đăng, phát trên báo được phân công phụ trách.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện kế hoạch thực hiện theo phân cấp ngân sách hiện hành, nhiệm vụ chi thuộc cấp nào do ngân sách cấp đó đảm bảo.
2. Phân công trách nhiệm
a) Sở Thông tin và Truyền thông
- Phối hợp với các đơn vị và các cơ quan báo chí kiểm tra việc xử lý thông tin tại các đơn vị đảm bảo việc xử lý thông tin được tiếp thu và xử lý hiệu quả. Làm tốt công tác theo dõi, cập nhật, tổng hợp tình hình xử lý thông tin trên địa bàn toàn tỉnh. Trực tiếp đôn đốc các cơ quan, địa phương thực hiện việc cung cấp thông tin, xử lý các vấn đề được báo chí đăng, phát.
- Theo dõi, kiểm tra việc cung cấp thông tin của các cơ quan, địa phương; đăng, phát thông tin của các cơ quan báo chí; xử lý thông tin do báo chí đăng, phát.
- Đánh giá tình hình cung cấp, đăng phát, tiếp thu và xử lý thông tin hàng quý, 6 tháng và hàng năm, tổng hợp kết quả báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh và phục vụ họp báo do UBND tỉnh tổ chức.
- Đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh các biện pháp để nâng cao hiệu quả cung cấp, đăng phát, tiếp thu và xử lý thông tin do báo chí phản ánh.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực báo chí.
- Tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng, phê bình các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc thực hiện cung cấp thông tin, xử lý các vấn đề được báo chí đăng, phát.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan sửa đổi, bổ sung Quyết định số 62/2013/QĐ-UBND ngày 04/12/2013 của UBND tỉnh về việc phát ngôn, cung cấp, đăng phát và xử lý thông tin trên báo chí thuộc địa bàn tỉnh Nghệ An và Quyết định số 15/2014/QĐ-UBND.VX ngày 07/02/2014 của UBND tỉnh về việc quản lý hoạt động của cơ quan đại diện, phóng viên thường trú cơ quan báo chí trong nước và nước ngoài trên địa bàn tỉnh Nghệ An phù hợp với Luật Báo chí năm 2016 và các văn bản liên quan.
- Tiếp tục theo dõi, đôn đốc, rà soát việc cử Người Phát ngôn và cung cấp thông tin của các cơ quan báo chí; theo dõi việc thực hiện phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí, đảm bảo chính xác, kịp thời.
- Hàng năm tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trách nhiệm, kỹ năng tiếp xúc, làm việc, cung cấp thông tin cho báo chí cho Người Phát ngôn và Cung cấp thông tin của các cơ quan, đơn vị.
b) Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND các huyện, thành phố, thị xã
- Cử Người Phát ngôn cần bám sát các tiêu chí quy định tại Nghị định số 09/2017/NĐ-CP ngày 09/02/2017 của Chính phủ; đảm bảo các điều kiện để Người Phát ngôn thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, thực hiện việc ủy quyền phát ngôn theo đúng quy định.
- Chủ động tổ chức họp báo để cung cấp thông tin chính thống cho báo chí kịp thời, chính xác, khách quan, trở thành nguồn tin quan trọng cho báo chí. Chú trọng và thường xuyên cập nhật thông tin trên website của cơ quan, đơn vị đảm bảo công khai, minh bạch. Việc cung cấp thông tin cho báo chí cần đảm bảo tính kịp thời, chính xác, đầy đủ, toàn diện.
- Tăng cường việc phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước, Người phát ngôn với các cơ quan báo chí để việc trao đổi, cung cấp thông tin định kỳ, đột xuất, bất thường của hai bên được kịp thời, chính xác và hiệu quả.
- Cử cán bộ theo dõi việc xử lý thông tin trên báo chí để kịp thời xử lý, cung cấp thông tin, tránh để báo chí phải khai thác thông tin không chính thống.
- Khi trả lời vấn đề báo nêu cần rõ ràng, cụ thể, xác định rõ trách nhiệm của các bên liên quan; khi không đủ thời gian xử lý cần có văn bản gia hạn thêm thời gian để xử lý và có báo cáo tránh tình trạng gia hạn nhưng không xử lý. Chủ động xử lý thông tin báo chí phản ánh.
c) Các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh
- Cơ quan báo chí chủ động xây dựng mối quan hệ hợp tác thường xuyên, chặt chẽ, có trách nhiệm với các cơ quan, đơn vị, địa phương và Người phát ngôn để việc khai thác và xử lý thông tin có hiệu quả và chính xác.
- Tổ chức cho các nhà báo, phóng viên và cộng tác viên nắm rõ và thực hiện tốt các quy định của Luật Báo chí năm 2016 và các văn bản liên quan, tránh thông tin sai sự thật; thực hiện tốt việc đưa tin, đăng phát thông tin.
- Bám sát các vụ việc, theo dõi việc xử lý thông tin của các đơn vị để cung cấp thông tin toàn diện đến người đọc.
- Tích cực xử lý hoặc chuyển cơ quan chức năng xử lý đơn thư, khiếu nại của các tổ chức, công dân một cách triệt để.
3. Chế độ thông tin báo cáo
Hàng quý, 6 tháng và một năm, các đơn vị báo cáo việc chỉ đạo, xử lý thông tin báo nêu về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và phục vụ họp báo thông báo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh.
Trên đây là Kế hoạch triển khai Đề án số 11-ĐA/TU ngày 22/12/2021 của Tỉnh ủy về nâng cao hiệu quả chỉ đạo, định hướng và xử lý thông tin báo chí trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm túc, hiệu quả./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Kế hoạch 123/KH-UBND năm 2021 về quản lý thông tin trên hệ thống báo, tạp chí điện tử, trang thông tin điện tử, mạng xã hội đảm bảo an ninh thông tin mạng giai đoạn 2021-2022 do thành phố Hà Nội ban hành
- 2 Kế hoạch 315/KH-UBND năm 2021 thực hiện công tác phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí về tình hình dịch, bệnh và công tác phòng, chống dịch Covid-19 của Thành phố Hà Nội
- 3 Kế hoạch 4291/KH-UBND năm 2021 về ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý thông tin trên báo chí và mạng Internet tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021-2025