Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 668/KH-UBND

Hải Phòng, ngày 27 tháng 01 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN “TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ CHỐNG THAM NHŨNG TRONG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ NHÂN DÂN” NĂM 2015

Thực hiện Kế hoạch số 863/KH-ĐA4061 của Ban Điều hành đề án 4061 Bộ Tư pháp ban hành ngày 2/3/2014 về việc thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân năm 2014 (gọi tắt là Đề án 4061); Hướng dẫn số 862/BTP-PBGDPL của Bộ Tư pháp ban hành ngày 25/3/2014 về việc thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án 4061 trong năm 2015 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và ý thức chấp hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, tạo sự đồng thuận trong xã hội về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, góp phần đấu tranh phòng, chống tham nhũng có hiệu quả.

- Đến hết năm 2015, 100% báo cáo viên pháp luật thành phố, huyện, quận được bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ tuyên truyền pháp luật phòng, chống tham nhũng để thực hiện tuyên truyền, phổ biến tại Sở, ban, ngành, địa phương; 80% cán bộ, công chức, viên chức các cấp, các ngành được quán triệt, học tập, nâng cao nhận thức về pháp luật phòng, chống tham nhũng, nội dung cơ bản của Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng.

2. Yêu cầu

- Các nội dung triển khai phải bám sát nội dung của Đề án và yêu cầu thực tiễn; việc tổ chức thực hiện phải bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả.

- Các biện pháp thực hiện phải có trọng tâm, trọng điểm, không trùng lặp, chồng chéo với các chương trình, đề án đã và đang được thực hiện tại địa

............................

quan, tổ chức trực tiếp giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động:

+ Tổ chức nói chuyện chuyên đề về thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức ở cơ quan, tổ chức.

+ Thực hiện nghiêm túc việc niêm yết công khai các thủ tục hành chính, mức thu phí, lệ phí tại trụ sở làm việc; bảng nội quy, quy chế cơ quan; tổ chức đường dây nóng (bằng điện thoại và email), bố trí cán bộ thường trực để tiếp nhận và giải quyết kịp thời phản ánh, kiến nghị của người dân.

+ Xây dựng pa-nô, áp phích, tranh ảnh cổ động, phát tờ gấp tuyên truyền pháp luật về phòng chống tham nhũng cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đến giải quyết công việc tại trụ sở cơ quan, tổ chức.

Ủy ban nhân dân các quận, huyện lựa chọn và chỉ đạo thí điểm xây dựng 01 mô hình tại các xã, phường, thị trấn, bao gồm các hoạt động:

+ Tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho “nhóm nòng cốt” tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cộng đồng dân cư;

+ Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, đối thoại về thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng, khiếu nại, tố cáo tại địa bàn dân cư (có thể lồng ghép trong các cuộc họp thôn, tổ dân phố);

+ Xây dựng pa-nô, áp phích về phòng, chống tham nhũng trên địa bàn cấp xã; phát hành tờ rơi, tờ gấp;

+ Tổ chức các buổi thông tin lưu động, chiếu tiểu phẩm, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ tổ chức các cuộc thi dưới hình thức sân khấu hóa tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

3. Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, cán bộ, công chức, viên chức

Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Thanh tra thành phố và các ngành, các cấp tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Tư pháp, cán bộ pháp chế các Sở, ngành.

Sở Ngoại vụ chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Thanh tra thành phố tổ chức bồi dưỡng, tập huấn Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác pháp chế, thanh tra các Sở, ban, ngành thành phố; cán bộ, công chức thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, quận, các xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố; đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật.

Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các ban, ngành liên quan thực hiện bồi dưỡng pháp luật về phòng, chống tham nhũng lồng ghép trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng hàng năm đối với cán bộ, công chức viên chức, ưu tiên đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức ở các vị trí dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng.

4. Hưởng ứng cuộc thi viết về “Thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng” trên báo chí do Ban điều hành Đề án phát động.

Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng, Báo Hải Phòng, Báo An ninh Hải Phòng, Hội Nhà báo, Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hải Phòng và các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn thành phố tăng cường tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng trên các phương tiện thông tin đại chúng; tích cực hưởng ứng cuộc thi viết về “Thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng” trên báo chí do Ban điều hành Đề án - Bộ Tư pháp phát động.

5. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng trên các phương tiện thông tin đại chúng

Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan thông tin đại chúng, Cổng thông tin điện tử thành phố, hệ thống truyền thanh cơ sở tăng cường tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật và phản ánh tình hình thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng; biểu dương những việc làm tích cực, những nhân tố mới trong công tác phòng, chống tham nhũng; lên án, đấu tranh đối với những người có hành vi tham nhũng.

Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng, Báo Hải Phòng, Báo An ninh Hải Phòng, Đài Phát thanh các quận, huyện mở chuyên trang, chuyên mục, chương trình chuyên đề về tuyên truyền, phổ biến pháp luật và việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng trên báo, đài;

Các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Ủy ban nhân dân các phường, xã, thị trấn tăng số lượng tin, bài tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng trên Cổng thông tin điện tử, bảo đảm cập nhật, thông tin thường xuyên về tình hình thi hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng của cơ quan địa phương, đơn vị.

6. Lồng ghép việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong triển khai thực hiện Ngày pháp luật 9/11/2015

Các cơ quan, đơn vị, địa phương lồng ghép tổ chức thực hiện nghiêm việc phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trong Ngày pháp luật 9/11.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch thuộc cấp nào do ngân sách cấp đó bố trí và huy động các nguồn kinh phí xã hội hóa theo quy định của pháp luật.

2. Các cơ quan, đơn vị được giao thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch, lập dự toán kinh phí triển khai các hoạt động được giao, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Trên cơ sở nội dung của Kế hoạch này, các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện có kế hoạch và triển khai thực hiện Đề án trong năm 2015 phù hợp với tình hình thực tế của ngành, địa phương;

Các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý; báo cáo kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch qua Sở Tư pháp trước ngày 15/11/2015 để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Tư pháp.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, các cơ quan, địa phương phản ánh về Sở Tư pháp để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp;
- Ban điều hành Đề án 4061- BTP;
- TTTU; TT HĐND TP;
- CT, các PCT UBND TP;
- Các sở, ban, ngành TP;
- UBND quận, huyện;
- CPVP;
- TPNC;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Xuân Bình