- 1 Quyết định 2215/QĐ-TTg năm 2021 về Kế hoạch hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học/dioxin sau chiến tranh ở Việt Nam giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Công văn 6938/BYT-KCB năm 2022 thực hiện Chỉ thị số 43-CT/TW và Quyết định số 2215/QĐ-TTg do Bộ Y tế ban hành
- 3 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 685/KH-UBND | Cao Bằng, ngày 28 tháng 3 năm 2023 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE, PHỤC HỒI CHỨC NĂNG PHÁT HIỆN SỚM, CAN THIỆP DỊ TẬT, KHUYẾT TẬT, QUẢN LÝ THAI NGHÉN, TƯ VẤN SINH SẢN CHO NẠN NHÂN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN PHƠI NHIỄM CHẤT ĐỘC HÓA HỌC/DIOXIN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2023-2030
Căn cứ Quyết định số 2215/QĐ-TTg ngày 28/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học/dioxin sau chiến tranh ở Việt Nam giai đoạn 2021-2030;
Căn cứ Công văn số 6938/BYT-KCB ngày 30/11/2022 của Bộ Y tế về việc thực hiện Chỉ thị số 43-CT/TW của Ban Bí thư và Quyết định số 2215/QĐ-TTg ngày 28/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ;
Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Cao Bằng ban hành Kế hoạch triển khai các hoạt động về chăm sóc sức khỏe (CSSK), phục hồi chức năng (PHCN) phát hiện sớm, can thiệp dị tật, khuyết tật, quản lý thai nghén, tư vấn sinh sản cho nạn nhân liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học/dioxin trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2023-2030, cụ thể như sau:
I. QUAN ĐIỂM
Khắc phục hậu quả chất độc hóa học/dioxin sau chiến tranh ở Việt Nam là nhiệm vụ cấp bách, có ý nghĩa nhân đạo, nhân văn sâu sắc, là trách nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương, các nước, tổ chức, cá nhân có liên quan; được tổ chức thực hiện đồng bộ với các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp theo từng thời điểm, giai đoạn cụ thể, vì mục tiêu bảo vệ sức khỏe con người, môi trường phát triển kinh tế, xã hội; được kết hợp, lồng ghép vào trong các chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án; tạo điều kiện thuận lợi, huy động, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước, quốc tế thực hiện hiệu quả công tác này.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung: Kiểm soát toàn bộ các nguy cơ ảnh hưởng của chất độc hóa học/dioxin đối với sức khỏe con người để không gia tăng nạn nhân; rà soát, xác định các nạn nhân chất độc hóa học/dioxin, hỗ trợ nạn nhân vượt qua khó khăn, hòa nhập cộng đồng tại tỉnh Cao Bằng.
2. Mục tiêu cụ thể
- 100% các nạn nhân có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học/dioxin được hưởng đầy đủ các chế độ, chính sách theo quy định của Nhà nước để cải thiện chất lượng cuộc sống, tạo điều kiện thuận lợi về việc làm phù hợp, vượt qua khó khăn, hòa nhập cộng đồng, vươn lên trong cuộc sống.
- 100% nạn nhân có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học/dioxin được quản lý thai nghén, được tư vấn sinh sản nhằm giảm nguy cơ gia tăng nạn nhân ở các thế hệ tiếp theo.
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
1. Lập danh sách các đối tượng cần hỗ trợ can thiệp: Phối hợp với chính quyền địa phương rà soát các trường hợp trong các gia đình có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học/dioxin.
2. Quản lý thai nghén, tư vấn sinh sản nhằm giảm nguy cơ gia tăng nạn nhân ở các thế hệ tiếp theo
2.1. Đối tượng
- Phụ nữ mang thai
- Nam nữ trong độ tuổi sinh đẻ
2.2. Quản lý thai nghén với tất cả các trường hợp mang thai có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học/dioxin
- Khám thai định kỳ đầy đủ, theo dõi thai nghén trong suốt thai kỳ.
- Cung cấp thuốc, bổ sung vi chất cần thiết cho các bà mẹ mang thai.
- Xét nghiệm sàng lọc trước sinh cho tất cả các bà mẹ mang thai có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học/dioxin.
+ Xét nghiệm sàng lọc không xâm lấn bằng phương pháp: Nipt, Double Test, Triple Test.
+ Siêu âm phát hiện các bất thường, dị tật hình thái của thai nhi.
+ Chọc ối đối với các trường hợp phát hiện nguy cơ cao.
2.3. Tư vấn sinh sản nhằm giảm nguy cơ cho các thế hệ tiếp theo
- Tư vấn hậu quả, nguy cơ cho các đối tượng và gia đình bị phơi nhiễm.
- Các đối tượng trong độ tuổi kết hôn của các gia đình bị ảnh hưởng gián tiếp bởi chất độc hóa học/dioxin phải được xét nghiệm sàng lọc tiền hôn nhân. Đặc biệt là xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ để xác định về những đột biến về số lượng và cấu trúc nhiễm sắc thể.
3. Quản lý và phục hồi chức năng cho các nạn nhân trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- Tổ chức khám sàng lọc, phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe, lập hồ sơ theo dõi quản lý sức khỏe đối với nạn nhân.
- Tư vấn, chỉ định can thiệp hướng dẫn nạn nhân đến cơ sở khám, chữa bệnh phục hồi chức năng để được can thiệp hoặc theo dõi, phục hồi chức năng tại nhà theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa hoặc theo nhu cầu của nạn nhân.
4. Nâng cao năng lực cho cán bộ y tế trong công tác chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng phát hiện sớm, can thiệp dị tật, khuyết tật, quản lý thai nghén, tư vấn sinh sản cho nạn nhân có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học/dioxin trên địa bàn tỉnh Cao Bằng: Đào tạo tập huấn nâng cao năng lực khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng cho cán bộ tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở điều dưỡng người có công, để thực hiện chăm sóc sức khỏe, khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng hoặc chuyển tuyến kịp thời cho nạn nhân theo quy định.
IV. KINH PHÍ
Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bảo đảm từ nguồn ngân sách Nhà nước; kết hợp lồng ghép trong các chương trình, đề án, dự án và những nguồn kinh phí huy động hợp pháp khác.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Y tế
- Chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của kế hoạch này.
- Hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị y tế trong tỉnh triển khai các nội dung, hoạt động theo kế hoạch được phê duyệt.
- Chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh công lập trên địa bàn tỉnh các nội dung sau: Căn cứ danh sách người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị mắc các bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học/dioxin hiện đang được hưởng chế độ chính sách người có công với cách mạng do Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cung cấp để thực hiện các nội dung sau:
+ Tổ chức khám sàng lọc phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe, lập hồ sơ theo dõi quản lý sức khỏe đối với nạn nhân.
+ Tư vấn, chỉ định can thiệp, hướng dẫn nạn nhân đến cơ sở khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng để được can thiệp hoặc theo dõi, phục hồi chức năng tại nhà theo chỉ định của Bác sỹ chuyên khoa và theo nhu cầu của nạn nhân.
+ Tổ chức quản lý thai nghén, tư vấn sinh sản phòng ngừa khuyết tật cho nạn nhân.
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng kết việc thực hiện các nội dung của Kế hoạch; định kỳ báo cáo tiến độ thực hiện Kế hoạch gửi UBND tỉnh, Bộ Y tế và các cơ quan liên quan.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, giải quyết chế độ chính sách về bảo hiểm y tế, khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng cho nạn nhân theo đúng quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 02/2020/UBTVQH14 ngày 09/12/2020 và các quy định khác của pháp luật.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Tổ chức điều dưỡng, phục hồi sức khỏe cho đối tượng là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học/dioxin tại các cơ sở điều dưỡng người có công theo quy định.
- Tổng hợp, cung cấp danh sách người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị mắc các bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học/dioxin hiện đang được hưởng chế độ chính sách người có công với cách mạng gửi về Sở Y tế để làm căn cứ xây dựng kế hoạch.
- Phối hợp với Sở Y tế tổ chức tuyên truyền, phổ biến việc triển khai thực hiện các hoạt động về chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, phát hiện sớm, can thiệp dị tật, khuyết tật, quản lý thai nghén, tư vấn sinh sản cho nạn nhân liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học/dioxin trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2023-2030.
3. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành, địa phương liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, hệ thống thông tin cơ sở tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm thực hiện công tác khắc phục hậu quả chất độc hóa học/dioxin sau chiến tranh ở Việt Nam.
4. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ khả năng cân đối ngân sách địa phương, tham mưu UBND tỉnh đảm bảo kinh phí thực hiện Kế hoạch được cấp có thẩm quyền giao.
5. Các Sở, ngành liên quan: Phối hợp triển khai, thực hiện các nội dung của Kế hoạch trong phạm vi nhiệm vụ được giao.
6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Cao Bằng, Hội Cựu chiến binh, Hội Chữ thập đỏ: Căn cứ phạm vi chức năng, nhiệm vụ phối hợp thực hiện Kế hoạch.
7. UBND các huyện, thành phố
- Rà soát, cập nhập danh sách người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị mắc các bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học/dioxin hiện đang được hưởng chế độ chính sách người có công với cách mạng, gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp.
- Chỉ đạo, triển khai lồng ghép công tác khắc phục hậu quả chất độc hóa học/dioxin vào các chương trình, kế hoạch của địa phương.
Căn cứ nội dung Kế hoạch, các Sở, Ban ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện; định kỳ trước ngày 05/12 hằng năm báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện (qua Sở Y tế để tổng hợp); giao Sở Y tế tổng hợp, tham mưu dự thảo báo cáo của UBND tỉnh trước ngày 10/12 để báo cáo Bộ Y tế theo quy định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 2116/QĐ-UBND năm 2017 Quy chế hoạt động của Ban Công tác về người khuyết tật tỉnh Thanh Hóa
- 2 Quyết định 09/2022/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 34/2012/QĐ-UBND quy định về hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị và tỷ lệ phương tiện vận tải hành khách đáp ứng nhu cầu đi lại của người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 3 Quyết định 15/2022/QĐ-UBND quy định về hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị và tỷ lệ phương tiện vận tải hành khách đáp ứng nhu cầu đi lại của người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk