- 1 Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2013 đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại cơ sở giáo dục, đào tạo từ năm học 2013-2014 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018
- 3 Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2019 về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Nghị định 59/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống tham nhũng
- 5 Nghị định 134/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 59/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống tham nhũng
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 69/KH-UBND | Cần Thơ, ngày 31 tháng 3 năm 2023 |
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG NĂM 2022
Thực hiện Kế hoạch số 344/KH-TTCP ngày 15 tháng 02 năm 2023 của Thanh tra Chính phủ về việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2022, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành Kế hoạch đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng (sau đây viết tắt là PCTN) năm 2022, như sau:
1. Mục đích
a) Đánh giá đúng, khách quan thực trạng triển khai thực hiện công tác PCTN;
b) Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa Thanh tra Chính phủ và Ủy ban nhân dân thành phố về công tác PCTN trên cơ sở phối hợp đánh giá và nhân rộng những thực tiễn tốt, hỗ trợ các hoạt động trong công tác PCTN;
c) Nâng cao hiệu quả, chất lượng thông tin, báo cáo về công tác PCTN; từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác PCTN;
d) Kiểm tra và hướng dẫn cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc tổ chức thực hiện đánh giá công tác PCTN, kịp thời đánh giá được các ưu điểm, hạn chế thiếu sót nhằm chấn chỉnh và góp phần nâng cao hiệu quả, kết quả đánh giá công tác PCTN của thành phố.
2. Yêu cầu
a) Đánh giá công tác PCTN năm 2022 thực hiện theo Luật PCTN năm 2018, Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ và theo Bộ Chỉ số đánh giá công tác PCTN năm 2022 do Thanh tra Chính phủ ban hành; mỗi nội dung đánh giá yêu cầu phải có số liệu, tài liệu chứng minh cụ thể kèm theo;
b) Việc triển khai thực hiện đánh giá công tác PCTN năm 2022 phải được tiến hành khẩn trương, nghiêm túc, đúng tiến độ, đảm bảo khách quan, khoa học, tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phạm vi, đối tượng, phương pháp theo hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ, phát huy đầy đủ trách nhiệm và quan hệ phối hợp giữa sở, ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện trong việc cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho việc tổng hợp, đánh giá đạt hiệu quả;
c) Kiểm tra, hướng dẫn đánh giá công tác PCTN phải kịp thời, nghiêm túc đúng theo quy định, tránh làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, đơn vị được kiểm tra, hướng dẫn.
1. Nội dung đánh giá
Thực hiện đánh giá theo quy định của Luật PCTN năm 2018, Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCTN, Nghị định số 134/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ và căn cứ cụ thể theo Bộ Chỉ số đánh giá công tác PCTN năm 2022 do Thanh tra Chính phủ ban hành. Cụ thể, tập trung đánh giá các nội dung như sau:
a) Công tác quản lý nhà nước về PCTN:
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo về PCTN:
+ Lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về PCTN;
+ Lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về PCTN;
+ Lãnh đạo, chỉ đạo phổ biến giáo dục pháp luật về PCTN;
+ Lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra, theo dõi thi hành văn bản quy phạm pháp luật về PCTN.
- Công tác tổ chức, thực hiện công tác PCTN:
+ Thực hiện công tác xây dựng và hoàn thiện chính sách pháp luật về PCTN;
+ Thực hiện kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về PCTN;
+ Thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN;
+ Thực hiện việc kiểm tra, theo dõi thi hành văn bản quy phạm pháp luật về PCTN;
+ Việc tiếp công dân.
b) Kết quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng:
- Công tác phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước:
+ Kết quả thực hiện công khai, minh bạch theo quy định tại Điều 10 của Luật PCTN 2018;
+ Kết quả cải cách hành chính;
+ Kết quả việc ban hành, thực hiện định mức, chế độ, tiêu chuẩn;
+ Kết quả kiểm soát xung đột lợi ích;
+ Kết quả việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức;
+ Kết quả kiểm soát tài sản, thu nhập;
+ Kết quả thực hiện Chỉ thị số 10/TTg ngày 22 tháng 4 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.
- Kết quả công tác phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước:
+ Việc ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện công tác phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước;
+ Kết quả xây dựng, thực hiện quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm tra nội bộ trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước;
+ Kết quả thực hiện các biện pháp công khai, minh bạch trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước;
+ Kết quả kiểm soát xung đột lợi ích trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước;
+ Kết quả thực hiện chế độ trách nhiệm của người đứng đầu trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước.
c) Việc phát hiện và xử lý tham nhũng:
- Việc phát hiện hành vi tham nhũng:
+ Kết quả phát hiện hành vi tham nhũng qua kiểm tra, thanh tra, giám sát;
+ Kết quả phát hiện hành vi tham nhũng qua phản ánh, tố cáo;
+ Kết quả phát hiện hành vi tham nhũng qua điều tra, truy tố, xét xử.
- Việc xử lý tham nhũng:
+ Kết quả xử lý kỷ luật đối với tổ chức, cá nhân;
+ Kết quả xử lý hình sự người có hành vi tham nhũng;
+ Kết quả xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ vào mức độ của vụ việc tham nhũng.
- Số lượng tiền, tài sản kiến nghị thu hồi qua phát hiện các hành vi tham nhũng.
d) Việc thu hồi tài sản tham nhũng:
- Kết quả thu hồi bằng biện pháp hành chính;
- Kết quả thu hồi bằng biện pháp tư pháp.
2. Kiểm tra cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc tổ chức đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng từ năm 2016 - 2021.
3. Đối tượng, phạm vi
a) Công tác quản lý nhà nước về PCTN của Ủy ban nhân dân thành phố, sở, ban, ngành thành phố:
b) Kết quả thực hiện các quy định về PCTN của sở, ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện, cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan.
4. Thời kỳ
a) Đối với đánh giá công tác PCTN năm 2022: từ ngày 16 tháng 12 năm 2021 đến ngày 15 tháng 12 năm 2022.
b) Đối với kiểm tra công tác đánh giá PCTN: từ năm 2016 - 2021.
5. Thời gian tiến hành
a) Đối với việc đánh giá công tác PCTN:
- Sở, ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện thu thập thông tin, tài liệu, tổng hợp số liệu, xây dựng báo cáo đánh giá công tác PCTN của đơn vị mình gửi về Thanh tra thành phố trước ngày 05 tháng 5 năm 2023;
- Thanh tra thành phố (Tổ trưởng Tổ Công tác) chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan thu thập thông tin, tài liệu, tổng hợp số liệu, kiểm tra, rà soát, xây dựng báo cáo đánh giá và lập hồ sơ đánh giá công tác PCTN năm 2022, trình Ủy ban nhân dân thành phố trước ngày 25 tháng 5 năm 2023.
b) Đối với việc kiểm tra công tác đánh giá PCTN từ năm 2016 - 2021:
- Sở, ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện, cơ quan đơn vị có liên quan có trách nhiệm báo cáo theo yêu cầu của Tổ Công tác;
- Tổ trưởng Tổ Công tác có trách nhiệm chỉ đạo kiểm tra công tác đánh giá PCTN từ năm 2016 - 2021 và báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố trong tháng 5 năm 2023.
1. Trên cơ sở Bộ Chỉ số đánh giá công tác PCTN năm 2022 và Bộ tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác PCTN do Thanh tra Chính phủ ban hành, sở, ban ngành thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện báo cáo đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng năm 2022 của cơ quan, đơn vị mình, yêu cầu lập danh sách và cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu, số liệu để chứng minh gửi về Thanh tra thành phố trước ngày 05 tháng 5 năm 2023.
2. Ngoài việc báo cáo đánh giá công tác PCTN năm 2022 trong phạm vi quản lý của mình, cơ quan, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý Nhà nước trên các ngành, lĩnh vực sau đây có trách nhiệm báo cáo chi tiết, cụ thể và cung cấp đầy đủ các văn bản, tài liệu, số liệu có liên quan (nếu có) gửi Ủy ban nhân dân thành phố (qua Thanh tra thành phố) trước ngày 05 tháng 5 năm 2023, để lập hồ sơ đánh giá công tác PCTN năm 2022 của Ủy ban nhân dân thành phố, cụ thể như sau:
a) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố: cung cấp các văn bản, tài liệu, số liệu liên quan đến kết quả công tác giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các đoàn thể trong công tác PCTN;
b) Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố: thu thập, cung cấp các văn bản, tài liệu, số liệu về văn bản do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành có liên quan đến việc công khai theo quy định của Luật PCTN đã công bố trên Cổng thông tin điện tử thành phố; Chương trình phối hợp giữa Ủy ban nhân dân thành phố với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố; việc tiếp thu các kiến nghị sau giám sát; việc tiếp công dân của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố; việc tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của công dân;
c) Công an thành phố: chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan báo cáo và thu thập, cung cấp các văn bản, tài liệu, số liệu liên quan đến việc phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng qua điều tra, khởi tố các vụ việc tham nhũng và thu hồi tài sản tham nhũng qua công tác này trên địa bàn thành phố;
d) Viện Kiểm sát nhân dân thành phố: chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan báo cáo và thu thập, cung cấp các văn bản, tài liệu, số liệu liên quan đến công tác truy tố tội phạm tham nhũng trên địa bàn thành phố;
đ) Tòa án nhân dân thành phố: chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan báo cáo và thu thập, cung cấp các văn bản, tài liệu, số liệu liên quan đến công tác xét xử tội phạm tham nhũng trên địa bàn thành phố;
e) Cục Thi hành án dân sự thành phố: chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan báo cáo và thu thập, cung cấp các văn bản, tài liệu, số liệu liên quan đến việc thu hồi tài sản tham nhũng trên địa bàn thành phố;
g) Sở Tư pháp: chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan báo cáo và thu thập, cung cấp các văn bản, tài liệu, số liệu có liên quan về các nội dung: góp ý, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của địa phương về PCTN, là đầu mối kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của địa phương liên quan đến PCTN; phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN; theo dõi thi hành pháp luật, qua đó phát hiện các vướng mắc, bất cập liên quan đến tình hình thi hành pháp luật trong PCTN;
h) Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan báo cáo và thu thập, cung cấp các văn bản, tài liệu, số liệu có liên quan đến việc công khai, minh bạch trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; kế hoạch và kết quả thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung PCTN vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục tại địa phương;
i) Sở Tài chính: chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và cơ quan có liên quan báo cáo và thu thập, cung cấp các văn bản, tài liệu, số liệu liên quan đến việc thực hiện công khai, minh bạch trên lĩnh vực tài chính và ngân sách nhà nước; việc xây dựng, thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn; đầu tư, mua sắm công;
k) Sở Kế hoạch và Đầu tư: chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan báo cáo và thu thập, cung cấp các văn bản tài liệu, số liệu có liên quan đến việc thực hiện Công văn số 6262/UBND-NC ngày 08 tháng 12 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về việc tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước và tổng hợp kết quả thực hiện công tác phòng ngừa tham nhũng đối với công ty đại chúng (nếu có) trên địa bàn thành phố theo quy định tại Điều 53, Điều 54, Điều 55 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP của Chính phủ;
l) Sở Nội vụ: chủ trì phối hợp cơ quan có liên quan báo cáo và thu thập, cung cấp các văn bản, tài liệu, số liệu liên quan việc thực hiện công khai, minh bạch trên lĩnh vực công tác cán bộ (các quyết định, thông báo xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức), cải cách hành chính, xây dựng, thực hiện kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức; kết quả xử lý hành chính và kết quả thực hiện Chỉ thị số 10/TTg ngày 22 tháng 4 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, tổng hợp kết quả thực hiện công tác phòng ngừa tham nhũng đối với tổ chức xã hội do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động khoản đóng góp của Nhân dân để hoạt động từ thiện trên địa bàn thành phố theo quy định tại Điều 53, Điều 54, Điều 55 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP của Chính phủ;
m) Đề nghị Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Cần Thơ: chủ trì phối hợp cơ quan có liên quan báo cáo và thu thập, cung cấp các văn bản, tài liệu, số liệu liên quan đến kết quả thực hiện công tác phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố theo quy định tại Điều 53, Điều 54, Điều 55 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP của Chính phủ;
n) Thanh tra thành phố: Chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan thu thập các văn bản, tài liệu, thông tin có liên quan đến việc ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo liên quan đến công tác PCTN; ban hành và triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra; công tác thông tin báo cáo về PCTN; minh bạch tài sản, thu nhập; kết quả phát hiện, xử lý các vi phạm trong thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; kết quả phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng qua công tác kiểm tra nội bộ, công tác thanh tra, giải quyết tố cáo tham nhũng.
3. Giao Thanh tra thành phố hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc sở, ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện thực hiện đúng nội dung và thời gian của Kế hoạch này. Đồng thời, Chánh Thanh tra thành phố (Tổ trưởng Tổ Công tác kiểm tra, hướng dẫn và đánh giá công tác PCTN) xây dựng đề cương kiểm tra, hướng dẫn gửi cơ quan, đơn vị và Báo cáo kết quả kiểm tra, hướng dẫn, trình Ủy ban nhân dân thành phố trong tháng 5 năm 2023.
4. Kết quả thực hiện công tác báo cáo đánh giá công tác PCTN năm 2022 của sở, ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện là cơ sở để xem xét, đánh giá trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác chấp hành pháp luật về PCTN và xét thi đua khen thưởng cho đơn vị trong năm 2023.
5. Kinh phí thực hiện: Giao Sở Tài chính có trách nhiệm bố trí, phân bổ kinh phí để triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định.
6. Đề nghị Giám đốc sở, Thủ trưởng cơ quan, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện và cơ quan, đơn vị có liên quan tập trung triển khai thực hiện đúng Kế hoạch. Chỉ đạo khẩn trương, nghiêm túc, có chất lượng; nếu có khó khăn, vướng mắc phản ánh kịp thời về Ủy ban nhân dân thành phố (qua Thanh tra thành phố) để được hướng dẫn, giải quyết.
Trên đây là Kế hoạch đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng năm 2022 của Ủy ban nhân dân thành phố./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Kế hoạch 1209/KH-UBND năm 2023 về triển khai đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh năm 2022 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 2 Kế hoạch 151/KH-UBND năm 2023 về đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng năm 2022 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 3 Kế hoạch 646/KH-UBND năm 2023 về đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng của tỉnh Gia Lai năm 2022
- 4 Kế hoạch 97/KH-UBND năm 2023 về rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành có nội dung liên quan đến phòng, chống tham nhũng theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng
- 5 Kế hoạch 546/KH-UBND năm 2024 khắc phục các tồn tại, hạn chế và nâng cao hiệu quả đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 6 Kế hoạch 171/KH-UBND năm 2024 đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng năm 2023 do tỉnh Nghệ An ban hành