ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 71/KH-UBND | Cần Thơ, ngày 05 tháng 5 năm 2017 |
Căn cứ Quyết định số 1464/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”;
Căn cứ Quyết định số 1534/QĐ-LĐTBXH ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành Kế hoạch triển khai Đề án “Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”.
Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn thành phố Cần Thơ (sau đây gọi tắt là Đề án), với các nội dung sau:
1. Mục đích
Triển khai thực hiện thống nhất, đồng bộ và hiệu quả đối với các hoạt động phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tại các Sở, Ban ngành, Đoàn thể và địa phương trên địa bàn thành phố Cần Thơ, nhằm đạt được mục tiêu của Đề án “Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1464/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2016.
2. Yêu cầu
Xác định rõ các nội dung hoạt động, hình thức tổ chức thực hiện, tiến độ thực hiện, trách nhiệm chủ trì và công tác phối hợp thực hiện của các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan trong các hoạt động về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, phù hợp với từng nhóm đối tượng, phạm vi thực hiện và tăng cường trách nhiệm của các cấp chính quyền trong triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn thành phố. Đảm bảo tính liên tục, liên kết giữa các nhiệm vụ, hoạt động thuộc Đề án.
Các Sở, Ban ngành, Đoàn thể thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm lồng ghép các nội dung về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trong các Chương trình, Đề án liên quan tại cơ quan, đơn vị, địa phương và thực hiện các nội dung cụ thể sau:
a) Hoạt động 1
- Nội dung:
+ Triển khai các hoạt động, chiến dịch truyền thông trong “Tháng hành động quốc gia về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới” (từ ngày 15/11 đến ngày 15/12); tổ chức các hoạt động tuyên truyền hưởng ứng Ngày quốc tế xóa bỏ mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái (ngày 25/11) và “Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình” (tháng 6).
+ Tổ chức Hội thi, Diễn đàn, câu lạc bộ, sân chơi… tìm hiểu về các chính sách, pháp luật về bình đẳng giới, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trong cộng đồng dân cư; tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và xây dựng các chuyên mục truyền thông với các chuyên đề về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.
- Cơ quan thực hiện:
+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, hướng dẫn triển khai chiến dịch truyền thông trong “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới” và hưởng ứng Ngày quốc tế xóa bỏ mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái; phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Công an thành phố, Báo Cần Thơ, Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Liên đoàn Lao động thành phố, Hội Nông dân thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
+ Sở Văn hóa và Thể thao và Du lịch phối hợp việc lồng ghép nội dung về phòng ngừa và ứng phó bạo lực trên cơ sở giới trong chiến dịch truyền thông hưởng ứng “Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình”;
+ Ủy ban nhân dân quận, huyện triển khai, tổ chức thực hiện các hoạt động phòng ngừa và ứng phó với bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới tại địa phương.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm
b) Hoạt động 2
- Nội dung:
+ Thực hiện các hoạt động tuyên truyền, truyền thông thường xuyên về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.
+ Biên soạn, in ấn tờ rơi, tờ bướm, pa-nô, áp phích, tài liệu và các sản phẩm truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, kỹ năng phòng ngừa và ứng phó với bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới.
+ Thực hiện tuyên truyền, giáo dục về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên môi trường mạng xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh…
- Cơ quan thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Lao động xã hội, Báo Cần Thơ, Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố và các đơn vị có liên quan tổ chức, triển khai, hướng dẫn thực hiện các hoạt động phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới ở cấp thành phố; Ủy ban nhân dân quận, huyện chủ trì thực hiện ở địa phương.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm
c) Hoạt động 3
- Nội dung:
+ Xây dựng mạng lưới người có ảnh hưởng trong xã hội để truyền tải các thông điệp về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.
+ Tổ chức gặp mặt, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng với các chuyên gia và những người có tầm ảnh hưởng với cộng đồng cùng với các các nạn nhân tình nguyện về các vấn đề liên quan đến bạo lực trên cơ sở giới.
- Cơ quan thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thành Đoàn Cần Thơ, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố và các cơ quan có liên quan tổ chức, triển khai, hướng dẫn thực hiện các hoạt động phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới ở cấp thành phố; Ủy ban nhân dân quận, huyện chủ trì thực hiện ở địa phương.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm
d) Hoạt động 4
- Nội dung:
+ Tuyên truyền, giáo dục về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên môi trường mạng xã hội; ép phụ nữ kết hôn với người nước ngoài vì lý do kinh tế và phân biệt đối xử vì lý do giới tính.
+ Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tập huấn các kỹ năng tự bảo vệ bản thân và phòng ngừa, ứng phó bạo lực đối với nhóm đối tượng có nguy cơ cao trở thành nạn nhân.
- Cơ quan thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tư pháp, Công an thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố và các cơ quan có liên quan tổ chức, triển khai, hướng dẫn thực hiện các hoạt động phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới ở cấp thành phố; Ủy ban nhân dân quận, huyện chủ trì thực hiện ở địa phương.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm
a) Hoạt động 1
- Nội dung:
+ Tổ chức tập huấn, hội thảo chuyên đề, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý nhà nước, người cung cấp dịch vụ và đội ngũ cộng tác viên tại cộng đồng về công tác phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.
+ Tổ chức các hoạt động kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện hoạt động về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.
- Cơ quan thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp các Sở, Ban ngành thành phố, giảng viên, chuyên gia về giới và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới ở cấp thành phố; Ủy ban nhân dân quận, huyện chủ trì thực hiện ở địa phương.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm
b) Hoạt động 2
- Nội dung: Xây dựng triển khai thí điểm các cơ sở cung cấp dịch vụ ứng phó và hỗ trợ nạn nhân bạo lực trên cơ sở giới.
- Cơ quan thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện tiêu chí cơ sở cung cấp dịch vụ phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; Ủy ban nhân dân quận, huyện chủ trì triển khai áp dụng thí điểm ở địa phương.
- Thời gian thực hiện: 2016 - 2020.
c) Hoạt động 3
- Nội dung: Xây dựng triển khai thí điểm mô hình địa chỉ tin cậy, nhà tạm lánh tại cộng đồng.
- Cơ quan thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố và các đơn vị liên quan thực hiện tiêu chí mô hình địa chỉ tin cậy, nhà tạm lánh tại cộng đồng; Ủy ban nhân dân quận, huyện chủ trì triển khai áp dụng thí điểm ở địa phương.
- Thời gian thực hiện: 2016 - 2020.
d) Hoạt động 4
- Nội dung:
+ Triển khai các hoạt động kết nối dịch vụ, hỗ trợ bảo vệ nạn nhân và can thiệp, xử lý phù hợp với người gây bạo lực.
+ Sử dụng đường dây nóng và cơ chế phối hợp liên ngành trong việc giải quyết bạo lực trên cơ sở giới để kết nối dịch vụ hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân.
- Cơ quan thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hộ chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Tư pháp, Công an thành phố và các đơn vị liên quan thực hiện xây dựng, ban hành, hướng dẫn về kết nối dịch vụ hỗ trợ nạn nhân thông quan hoạt động đường dây nóng và cơ chế phối hợp lên ngành trong giải quyết các vấn đề bạo lực; Ủy ban nhân dân quận, huyện chủ trì triển khai áp dụng thí điểm ở địa phương.
- Thời gian thực hiện: 2016 - 2020.
đ) Hoạt động 5
- Nội dung: Hỗ trợ chăm sóc, tư vấn cho nạn nhân bạo lực trên cơ sở giới tại cơ sở y tế.
- Cơ quan thực hiện: Sở Y tế chủ trì, phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố và các đơn vị liên quan thực hiện về chăm sóc, tư vấn và hỗ trợ nạn nhân tại cơ sở y tế; Ủy ban nhân dân quận, huyện chủ trì triển khai áp dụng thí điểm ở địa phương.
- Thời gian thực hiện: 2016 - 2020.
e) Hoạt động 6
- Nội dung: Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
+ Thực hiện các cuộc khảo sát/nghiên cứu về vấn đề quấy rối tình dục ở những nơi làm việc để có cơ sở dữ liệu phục vụ tham mưu các giải pháp nhằm phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
+ Biên soạn các tờ bướm, tờ rơi, panô, áp phích, tài liệu… và các sản phẩm truyền thông về phòng, chống quấy rồi tình dục tại nơi làm việc.
- Cơ quan thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp Liên đoàn Lao động thành phố, Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp Cần Thơ và các đơn vị liên quan thực hiện về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; Ủy ban nhân dân quận, huyện chủ trì triển khai áp dụng thí điểm ở địa phương.
- Thời gian thực hiện: 2016 - 2020
g) Hoạt động 7
- Nội dung: Xây dựng thành phố an toàn và thân thiện với phụ nữ và trẻ em gái.
- Cơ quan thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp Công an thành phố, Sở Giao thông vận tải, Sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch và các đơn vị liên quan thực hiện tiêu chí về thành phố an toàn và thân thiện với phụ nữ và trẻ em gái; Ủy ban nhân dân quận, huyện chủ trì triển khai áp dụng thí điểm ở địa phương.
- Thời gian thực hiện: 2016 - 2020
h) Hoạt động 8
- Nội dung: Trường học an toàn, không bạo lực.
- Cơ quan thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thành Đoàn Cần Thơ và các đơn vị liên quan thực hiện tiêu chí về trường học an toàn, không bạo lực; Ủy ban nhân dân quận, huyện chủ trì triển khai áp dụng thí điểm ở địa phương.
- Thời gian thực hiện: 2016 - 2020.
i) Hoạt động 9
- Nội dung: Xây dựng bộ công cụ thu thập số liệu và thí điểm thu thập và xây dựng cơ sở dữ liệu về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.
- Cơ quan thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp Cục Thống kê thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân quận, huyện thực hiện thu thập cơ sở dữ liệu về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, sau khi bộ công cụ thu thập số liệu đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng và ban hành (nếu thành phố Cần Thơ là địa phương được lựa chọn triển khai thí điểm).
- Thời gian thực hiện: 2016 - 2020.
3. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.
- Nội dung: Tăng cường hợp tác quốc tế trong tổ chức, triển khai, phối hợp thực hiện các Kế hoạch, Chương trình, Đề án… có liên quan đến phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.
- Cơ quan thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp Sở Ngoại vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị có liên quan tổ chức, triển khai, hướng dẫn thực hiện các ở cấp thành phố; Ủy ban nhân dân quận, huyện chủ trì thực hiện ở địa phương.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm
4. Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện, tổng kết báo cáo triển khai thực hiện Đề án
- Cơ quan thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp các Sở, Ban ngành, đơn vị có liên quan và Ủy ban nhân quận, huyện tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện, tổng kết báo cáo triển khai thực hiện Đề án.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
Các đơn vị gửi báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 10/12 hàng năm; tổ chức tổng kết 05 năm (vào năm 2020).
Kinh phí thực hiện được bố trí từ các nguồn:
- Ngân sách Nhà nước, được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của các cơ quan, đơn vị, địa phương theo quy định về phân cấp ngân sách Nhà nước hiện hành.
- Huy động từ các nguồn tài trợ, viện trợ, huy động từ xã hội và cộng đồng.
- Các nguồn hợp pháp khác.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp các Sở, Ban ngành, Đoàn thể thành phố, đơn vị có liên quan, Ủy ban nhân dân quận, huyện trong tổ chức, triển khai thực hiện các hoạt động của Đề án theo phân công tại Kế hoạch này; báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về kết quả thực hiện Đề án.
2. Các Sở, Ban ngành, Đoàn thể thành phố và các đơn vị có liên quan trong phạm vi, lĩnh vực quản lý của mình phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch này. Hàng năm, thực hiện báo cáo tình hình thực hiện Đề án gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 10/12 để tổng hợp báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Ủy ban nhân dân quận, huyện chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp các Phòng, Ban ngành đơn vị liên quan tại địa phương tổ chức thực hiện Đề án và Kế hoạch này; theo dõi, tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Đề án tại địa phương. Bố trí ngân sách địa phương để đảm bảo thực hiện các hoạt động của Đề án. Hàng năm, báo cáo tình hình thực hiện Đề án (trước ngày 10/12) và gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân thành phố theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình, đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, các Sở, Ban ngành, các cơ quan Đoàn thể, các đơn vị có liên quan và Ủy ban nhân dân quận, huyện xây dựng kế hoạch cụ thể, tổ chức triển khai thực hiện./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 1819/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch triển khai Đề án “Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017-2020 và tầm nhìn đến năm 2030”
- 2 Quyết định 669/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, giai đoạn 2017-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 3 Kế hoạch 36/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do tỉnh Cà Mau ban hành
- 4 Quyết định 1046/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch thực hiện Đề án Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 5 Kế hoạch 24/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 6 Kế hoạch 223/KH-UBND năm 2017 triển khai Đề án Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 7 Quyết định 1534/QĐ-LĐTBXH năm 2016 Kế hoạch triển khai Đề án “Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030" do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 8 Quyết định 1464/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Quyết định 1819/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch triển khai Đề án “Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017-2020 và tầm nhìn đến năm 2030”
- 2 Quyết định 669/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, giai đoạn 2017-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 3 Kế hoạch 36/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do tỉnh Cà Mau ban hành
- 4 Kế hoạch 24/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 5 Quyết định 1046/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch thực hiện Đề án Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 6 Kế hoạch 223/KH-UBND năm 2017 triển khai Đề án Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai