ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 72/KH-UBND | Nam Định, ngày 12 tháng 7 năm 2021 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỞ RỘNG TẦM SOÁT, CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH, TẬT TRƯỚC SINH VÀ SƠ SINH TỈNH NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2030
Thực hiện Quyết định số 1999/QĐ-TTg ngày 07/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030;
Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh tỉnh Nam Định đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch) như sau:
I. MỤC TIÊU:
1. Mục tiêu chung: Phổ cập dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh nhằm nâng cao chất lượng dân số góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030.
2. Mục tiêu cụ thể
- Tỷ lệ cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn đạt 60% năm 2025; 90% năm 2030;
- Tỷ lệ phụ nữ mang thai được tầm soát (sàng lọc trước sinh) ít nhất 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất đạt 60% năm 2025; 80% năm 2030;
- Tỷ lệ trẻ sơ sinh được tầm soát (sàng lọc sơ sinh) ít nhất 5 loại bệnh, tật bẩm sinh phổ biến nhất đạt 80% năm 2025; 90% năm 2030;
- Tỷ lệ xã, phường, thị trấn có điểm, cơ sở cung cấp dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; sàng lọc trước sinh; sàng lọc sơ sinh theo hướng dẫn chuyên môn đạt 70% năm 2025; 90% năm 2030;
- Tỷ lệ cơ sở y tế tuyến huyện trở lên đủ năng lực cung cấp dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; sàng lọc trước sinh; sàng lọc sơ sinh theo hướng dẫn chuyên môn đạt 70% năm 2025; 90% năm 2030;
- Phát triển cơ sở sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh ở Bệnh viện Phụ sản tỉnh vào năm 2025.
II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG:
1. Phạm vi: thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh.
2. Đối tượng
- Đối tượng thụ hưởng: Vị thành niên; nam, nữ trong độ tuổi sinh đẻ; phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh;
- Đối tượng tác động: Người dân trong toàn xã hội, ban, ngành, đoàn thể, cán bộ y tế, dân số, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện Kế hoạch.
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP:
1. Tổ chức thực hiện các cơ chế chính sách, quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật
a) Về cơ chế, chính sách
- Triển khai thực hiện các chính sách về hoạt động tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh;
- Xây dựng kế hoạch, văn bản chỉ đạo thực hiện Kế hoạch; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng địa phương, cơ quan, đơn vị; thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện; điều chỉnh, bổ sung kế hoạch kịp thời, phù hợp với thực tiễn trong từng giai đoạn.
- Rà soát, thực hiện chính sách hỗ trợ cho các đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, bảo trợ xã hội, người dân tại thôn, xóm đặc biệt khó khăn được sử dụng miễn phí gói dịch vụ cơ bản của Kế hoạch;
- Rà soát, lập kế hoạch và dự toán kinh phí hỗ trợ cho cộng tác viên dân số, nhân viên y tế thôn, xóm, tổ dân phố khi tư vấn; vận động đối tượng sử dụng các gói dịch vụ cơ bản;
- Xã hội hóa cung ứng dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; sàng lọc, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh.
b) Về chuyên môn kỹ thuật
- Cập nhật danh mục các bệnh tật thuộc gói dịch vụ cơ bản: dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; sàng lọc, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh theo quy định;
- Cập nhật danh mục mở rộng các bệnh tật ngoài gói dịch vụ cơ bản đã được ban hành theo quy định, phù hợp với trình độ phát triển của khoa học công nghệ, chuyên môn kỹ thuật của địa phương;
- Cập nhật các quy trình chuyên môn kỹ thuật; quy chuẩn, tiêu chuẩn của cơ sở cung cấp dịch vụ về tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; sàng lọc, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh, sơ sinh; áp dụng bộ công cụ giám sát, đánh giá chất lượng dịch vụ và trang thiết bị, dụng cụ, sinh phẩm y tế.
2. Tuyên truyền vận động và huy động xã hội
a) Cung cấp thông tin về các hoạt động của Kế hoạch tới chính quyền các cấp; Tuyên truyền, vận động các đoàn thể, tổ chức, người có uy tín trong cộng đồng và người dân ủng hộ, tham gia thực hiện Kế hoạch; Lồng ghép với các hoạt động, chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ liên quan.
b) Đẩy mạnh tư vấn cộng đồng, vận động thanh niên thực hiện tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; phụ nữ mang thai thực hiện sàng lọc, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh; trẻ sơ sinh được thực hiện sàng lọc, chẩn đoán, điều trị một số bệnh bẩm sinh.
3. Phát triển mạng lưới dịch vụ
a) Mở rộng khả năng tiếp cận của người dân với các dịch vụ có chất lượng về tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; sàng lọc, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh.
b) Đầu tư hoàn thiện mạng lưới sàng lọc trước sinh, sơ sinh: Bổ sung, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các điểm, cơ sở, trung tâm cung cấp dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh.
c) Đào tạo cán bộ, nhân viên kỹ thuật tiếp nhận, chuyển giao công nghệ y sinh phục vụ sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh. Đào tạo liên tục cho cán bộ y tế, dân số, cộng tác viên dân số, nhân viên y tế thôn, xóm, người cung cấp dịch vụ bao gồm khu vực ngoài công lập.
d) Mở rộng các loại hình cung cấp dịch vụ của các cơ sở y tế trong và ngoài công lập phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng địa bàn theo hướng bảo đảm mọi người dân tiếp cận, sử dụng các dịch vụ cơ bản tại xã, được tư vấn trước, trong và sau khi sử dụng dịch vụ. Giám sát chất lượng dịch vụ của các cơ sở y tế, bao gồm cả khu vực ngoài công lập.
đ) Thí điểm một số can thiệp, mô hình cung cấp dịch vụ tại cụm, khu công nghiệp và địa bàn có đối tượng khó tiếp cận; ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ; tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, vận hành các cơ sở cung cấp dịch vụ.
4. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật mới
a) Nghiên cứu, xây dựng bản đồ dịch tễ đối với các bệnh tật cần sàng lọc trên phạm vi toàn tỉnh.
b) Nghiên cứu, thử nghiệm và phổ biến kỹ thuật mới trong sàng lọc, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh, sơ sinh.
5. Huy động nguồn lực
Đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh, sơ sinh; tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện Kế hoạch; huy động toàn bộ mạng lưới y tế, dân số tham gia theo chức năng, nhiệm vụ được giao; ưu tiên bảo đảm hoạt động ở tuyến cơ sở.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:
Kinh phí thực hiện Kế hoạch do ngân sách nhà nước bảo đảm bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của các cơ quan, đơn vị theo phân cấp ngân sách nhà nước để triển khai thực hiện Kế hoạch; lồng ghép từ nguồn kinh phí thực hiện một số chương trình, đề án có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các nguồn tài trợ, viện trợ, huy động hợp pháp khác (nếu có).
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Sở Y tế
a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan tham mưu xây dựng kế hoạch kinh phí và dự toán kinh phí chi tiết theo từng năm triển khai.
b) Phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan triển khai nội dung Kế hoạch; giám sát thực hiện các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật bảo đảm chất lượng dịch vụ tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh; Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Kế hoạch.
c) Tham mưu UBND tỉnh tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
2. Sở Tài chính: Căn cứ khả năng ngân sách nhà nước hàng năm và trên cơ sở dự toán của đơn vị, tham mưu trình UBND tỉnh bố trí ngân sách theo quy định, đảm bảo thực hiện các chương trình, đề án liên quan đến lĩnh vực dân số và hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc sử dụng kinh phí.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Tham mưu báo cáo UBND tỉnh phê duyệt các dự án đầu tư công và phân bổ vốn đầu tư thực hiện các dự án đầu tư công về Thực hiện mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh theo các chương trình, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Phối hợp với các đơn vị liên quan tham gia huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện kế hoạch.
- Phối hợp tham gia với Sở Tài chính tham mưu báo cáo UBND tỉnh về việc bố trí vốn sự nghiệp thực hiện chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh tỉnh Nam Định đến năm 2030.
4. Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành liên quan triển khai các nhiệm vụ khoa học, công nghệ về nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật mới trong việc sàng lọc, chẩn đoán, điều trị bệnh tật trước khi kết hôn, trước sinh, sơ sinh.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan triển khai thực hiện các hoạt động giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới và giới tính trong nhà trường phù hợp với từng cấp học, lứa tuổi theo định hướng của Kế hoạch này.
6. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch: Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các sở, ban, ngành liên quan tổ chức các chương trình, đề án, dự án về lĩnh vực gia đình, văn hoá, thể thao, du lịch lồng ghép các yếu tố về chương trình tư vấn, khám sức khỏe trước kết hôn.
7. Sở Tư pháp: Phối hợp với Sở Y tế trong việc tổ chức tuyên truyền các chính sách, pháp luật về dân số và phát triển và xây dựng các chính sách về dân số, phát triển để triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh.
8. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội: Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, các Sở, ban, ngành liên quan rà soát, sửa đổi, bổ sung và hướng dẫn thực hiện các nội dung của Chương trình về tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn, dự án về bình đẳng giới, bảo trợ xã hội, giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm và xóa đói giảm nghèo.
9. Các sở, ban, ngành khác: Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các Sở, ban, ngành liên quan tổ chức triển khai Kế hoạch này trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
10. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Xây dựng kế hoạch thực hiện Kế hoạch của UBND tỉnh tại địa phương và lồng ghép với các chương trình, kế hoạch, dự án khác có liên quan.
11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, tham gia triển khai và giám sát việc thực hiện Kế hoạch.
Yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện; Tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc triển khai thực hiện công tác dân số trong tình hình mới trên địa bàn quản lý và báo cáo kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch về Sở Y tế (trước ngày 01 tháng 12 hằng năm) để tổng hợp, báo cáo Bộ Y tế, UBND tỉnh theo quy định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Kế hoạch 1613/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh của tỉnh Tây Ninh đến năm 2030
- 2 Kế hoạch 135/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2030
- 3 Kế hoạch 355/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030
- 4 Kế hoạch 123/KH-UBND năm 2021 triển khai thực hiện Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh trên địa bàn thành phố Cần Thơ đến năm 2030
- 5 Kế hoạch 95/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030
- 6 Kế hoạch 90/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh tỉnh Thái Bình đến năm 2030
- 7 Quyết định 1654/QĐ-UBND năm 2021 Kế hoạch thực hiện Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 8 Kế hoạch 4065/KH-UBND năm 2021 thực hiện Quyết định 1999/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2030
- 9 Kế hoạch 403/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh tỉnh Nghệ An đến năm 2030
- 10 Kế hoạch 9311/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai