- 1 Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 2 Nghị định 116/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 3 Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 4 Quyết định 1566/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển thị trường khu vực thời kỳ 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ban hành
- 5 Luật Đầu tư công 2019
- 6 Quyết định 3178/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- 7 Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
- 8 Quyết định 1188/QĐ-UBND năm 2019 quy định về chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- 9 Nghị quyết 214/2019/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- 10 Quyết định 2896/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt dự án Xây dựng mô hình chuỗi liên kết phát triển thị trường sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau, củ, quả trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- 11 Quyết định 194/QĐ-TTg năm 2021 về phê duyệt Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 - 2025 định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12 Quyết định 2631/QĐ-UBND năm 2020 về tiếp tục thực hiện Đề án “Xây dựng và khuyến khích phát triển mô hình chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025”
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 72/KH-UBND | Hưng Yên, ngày 07 tháng 5 năm 2020 |
Thực hiện Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 09/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện như sau:
1. Mục đích
- Quán triệt và triển khai quan điểm, mục tiêu nhiệm vụ chủ yếu trong Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 09/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của các sở, ban, ngành, đơn vị trong việc triển khai thực hiện.
- Tạo sự đồng thuận trong nhận thức và hành động của các cấp, ngành, các đơn vị sản xuất kinh doanh trong việc đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.
- Triển khai thực hiện Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 (sau đây viết tắt là Đề án) gắn với quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chương trình xây dựng nông thôn mới.
2. Yêu cầu
- Bám sát các nhiệm vụ, giải pháp được xác định trong Đề án và thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh nông sản của tỉnh để cụ thể hóa bằng các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn tỉnh.
- Kế thừa và phát huy những điểm mạnh của các phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản hiện có, giảm lượng nông sản tiêu thụ thông qua kênh tiêu thụ nông sản truyền thống (không liên kết) và tăng lượng nông sản tiêu thụ thông qua kênh liên kết và kênh hợp nhất gắn với việc ứng dụng thương mại điện tử, truy xuất nguồn gốc nông sản. Đồng thời, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia kênh tiêu thụ nông sản nhằm tạo lập và duy trì các liên kết bền vững.
- Kết nối, hình thành và phát triển các doanh nghiệp đủ lực dẫn dắt, định hướng sản xuất và tiêu thụ nông sản theo tín hiệu thị trường, kể cả thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Thiết thực góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị nông sản của tỉnh, không để xảy ra tình trạng được mùa mất giá.
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân nhất là các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh và người sản xuất các phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản trong tình hình mới hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0, sự cần thiết phải đổi mới mạnh mẽ phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản, trong đó chú trọng việc gắn kết giữa sản xuất với thị trường thông qua các kênh phân phối.
2. Triển khai có hiệu quả, phát huy tối đa tác động của các cơ chế, chính sách của Trung ương và của tỉnh về khuyến khích, ưu đãi và hỗ trợ nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nhất là đối với các chủ thể tham gia liên kết tiêu thụ nông sản. Rà soát, hoàn thiện các quy định của tỉnh và phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật liên quan đến liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản và các chính sách ưu đãi phát triển hạ tầng thương mại tạo sự đồng bộ, thuận lợi cho phát triển các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại, đặc biệt là tại khu vực nông thôn.
3. Nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về chất lượng nông sản; tăng cường các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất kinh doanh xây dựng, triển khai thực hiện các quy trình sản xuất tiên tiến, an toàn; đồng thời kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi bán ra thị trường, bảo đảm nông sản khi đưa vào các kênh phân phối đáp ứng được tiêu chuẩn không chỉ trong nước mà theo tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu.
4. Phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, xây dựng các kênh tiêu thụ nông sản đối với nông sản chủ lực của tỉnh. Triển khai thực hiện dự án “Xây dựng mô hình chuỗi liên kết phát triển thị trường sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau, củ, quả trên địa bàn tỉnh” (Quyết định số 2896/QĐ-UBND ngày 30/12/2019) và đề án “Xây dựng và khuyến khích phát triển mô hình chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025” (Quyết định số 2631/QĐ-UBND ngày 12/11/2020); tổng kết, rút kinh nghiệm và nhân rộng với các sản phẩm nông nghiệp khác của tỉnh.
5. Từng bước hiện đại hóa sản xuất, kinh doanh nông sản, chú trọng đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá nông sản; xây dựng thương hiệu nông sản, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế; hạn chế việc lệ thuộc vào một số thị trường nhằm giảm thiểu rủi ro, nâng cao giá trị nông sản.
a) Tiếp tục triển khai “Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển các thị trường khu vực thời kỳ 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2025” (Quyết định số 1566/QĐ-UBND ngày 02/6/2017 của UBND tỉnh); “Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên” (Quyết định số 3178/QĐ-UBND ngày 07/12/2017) thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu.
b) Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án tiếp tục phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030 góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập thành công vào thị trường khu vực và thế giới cho các sản phẩm nông sản của tỉnh.
c) Đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại tiêu thụ nông sản của tỉnh thông qua các chuỗi sự kiện thường niên như: Lễ hội, Phiên chợ, Tuần lễ nông sản, các hội nghị kết nối cung cầu tiêu thụ nông sản nhằm quảng bá, kết nối giữa nhà sản xuất với các doanh nghiệp phân phối đưa nông sản của tỉnh thâm nhập vào các kênh phân phối chính thống, hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại trong cả nước và từng bước thâm nhập vào thị trường thế giới.
d) Hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản trên địa bàn tỉnh ứng dụng thương mại điện tử, áp dụng các giải pháp công nghệ (công nghệ mã vạch, mã QR code, chip NFC, công nghệ blockchain...) để truy xuất nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, xây dựng thương hiệu trực tuyến, hiện đại hóa hệ thống phân phối. Tuyên truyền, vận động và hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh đăng ký tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Hưng Yên; tham gia “Gian hàng Việt trực tuyến” và các sàn thương mại điện tử trong nước và quốc tế nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
6. Tiếp tục đầu tư nâng cấp, phát triển chợ truyền thống đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống hằng ngày của người dân trên địa bàn nông thôn; tập trung cải tạo, nâng cấp các chợ tại thị trấn, thị xã, thành phố hiện có theo hướng văn minh, hiện đại, đảm bảo an toàn thực phẩm; kiện toàn và nâng cao năng lực hoạt động của tổ chức quản lý chợ; khuyến khích phát triển chợ an toàn vệ sinh thực phẩm, chợ văn minh thương mại.
- Nguồn kinh phí để thực hiện Kế hoạch bao gồm: Ngân sách nhà nước (Trung ương và địa phương); các nguồn tài trợ, viện trợ, nguồn huy động hợp pháp khác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
- Nguồn vốn thực hiện Kế hoạch theo nguyên tắc: Lồng ghép từ các chương trình, đề án phát triển kinh tế xã hội hoặc khuyến nông, xúc tiến thương mại và các chương trình khoa học công nghệ khác có liên quan.
- Việc quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch áp dụng theo đúng quy định pháp luật và các quy định khác có liên quan, đồng thời đảm bảo tính hiệu quả và tiết kiệm.
1. Sở Công Thương
a) Chủ trì triển khai thực hiện Kế hoạch, định kỳ báo cáo UBND tỉnh về kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch.
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan của Bộ Công Thương và các sở, ngành, địa phương triển khai các nội dung, nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình, đề án của Bộ Công Thương về đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản. Chủ động hướng dẫn và phối hợp với UBND huyện, thị xã, thành phố tổ chức hỗ trợ xây dựng các kênh liên kết tiêu thụ các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh và của địa phương.
c) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định, chính sách của tỉnh về khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ các chủ thể tham gia liên kết tiêu thụ nông sản; phát triển kết cấu hạ tầng thương mại; đổi mới kênh tiêu thụ nông sản.
d) Chủ trì triển khai các nhiệm vụ, nội dung về xúc tiến thương mại, phát triển thị trường trong nước và quốc tế; phát triển thương hiệu đối với nông sản của tỉnh.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Sở Tài chính và các đơn vị liên quan trong việc tổng hợp, cân đối, lồng ghép vốn ngân sách nhà nước cho các dự án để thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
b) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan trong việc tham mưu triển khai thực hiện Nghị định số 57/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ và Nghị quyết số 214/2019/NĐ-HĐND ngày 10/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn và Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ và Quyết định số 1188/QĐ-UBND ngày 21/5/2019 về việc Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp để hỗ trợ và tạo nguồn lực cho sản xuất của ngành nông nghiệp nói chung hoạt động kinh doanh tiêu thụ nông sản nói riêng.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Phối hợp với Sở Công Thương hướng dẫn UBND huyện, thị xã, thành phố trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch này.
b) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành hướng dẫn cụ thể việc triển khai thực hiện Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ và Quyết định số 1188/QĐ-UBND ngày 21/5/2019 về việc Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên để hỗ trợ và tạo nguồn lực cho các chủ thể tham gia kênh tiêu thụ nông sản trong thời gian tới.
c) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan có liên quan, hướng dẫn các địa phương xây dựng quy hoạch vùng sản xuất các mặt hàng nông sản chủ lực, có ưu thế của địa phương; định hướng, kêu gọi, thu hút các dự án đầu tư cơ sở chế biến nông sản phù hợp với quy hoạch vùng sản xuất nông sản tập trung gắn với truy xuất nguồn gốc, tạo nguồn cung hàng nông sản ổn định đảm bảo an toàn thực phẩm cho các doanh nghiệp kinh doanh nông sản.
4. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện Kế hoạch thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và theo khả năng cân đối ngân sách hàng năm của tỉnh.
5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Hưng Yên
a) Chủ trì hướng dẫn việc thực hiện các quy định của ngành ngân hàng để các chủ thể tham gia liên kết tiêu thụ nông sản tiếp cận được nguồn vốn hỗ trợ thực hiện Đề án.
b) Chỉ đạo tổ chức tín dụng ưu tiên vốn đẩy mạnh đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP và Nghị định số 116/2018/NĐ-CP của Chính phủ; phát triển đa dạng các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nông sản của người dân và doanh nghiệp.
6. Cục Quản lý thị trường Hưng Yên
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh hàng hoá nói chung, hàng nông sản nói riêng, đặc biệt là hoạt động kinh doanh nông sản của các thương nhân nước ngoài.
7. Các sở, ngành tỉnh và UBND huyện, thị xã, thành phố
a) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ tham gia phối hợp chặt chẽ với cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện tốt các nhiệm vụ được nêu trong Kế hoạch này.
b) UBND huyện, thị xã, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ cụ thể của địa phương khuyến khích hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại, đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
c) Các sở, ngành có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của ngành tham gia phối hợp triển khai thực hiện đề án, ưu tiên bố trí nguồn lực và lồng ghép từ các chương trình, dự án có liên quan thuộc chức năng quản lý được giao để tham gia phối hợp thực hiện các nội dung của Kế hoạch.
Trên cơ sở nhiệm vụ, nội dung chủ yếu trong Kế hoạch này và căn cứ chức năng, nhiệm vụ đã được phân công, các sở, ngành tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị có liên quan chủ động phối hợp triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ được giao. Định kỳ trước ngày 15/12 hằng năm báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch, nếu có khó khăn, vướng mắc, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phản ánh về UBND tỉnh (qua Sở Công Thương) để xem xét, giải quyết theo quy định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DANH MỤC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC KINH DOANH TIÊU THỤ NÔNG SẢN GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Kế hoạch số 72/KH-UBND ngày 07 tháng 5 năm 2021 của UBND tỉnh)
TT | Tên nhiệm vụ | Mục tiêu | Cơ quan thực hiện | Thời gian thực hiện | Ghi chú | |
Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | |||||
1 | Xây dựng kênh tiêu thụ nông sản với chủ thể chính trong kênh là các doanh nghiệp/ hợp tác xã kinh doanh chợ | Xây dựng điểm dự án kênh tiêu thụ nông sản với chủ thể chính trong kênh là các doanh nghiệp hợp tác xã phân phối (Chợ, siêu thị) tại những vùng sản xuất nông sản tập trung và phân tán | Sở Công Thương | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh chợ, siêu thị | 2021- 2025 | Triển khai thực hiện nhiệm vụ thuộc Đề án do Bộ Công Thương chủ trì |
2 | Xây dựng kênh tiêu thụ nông sản hợp nhất (khép kín trong doanh nghiệp) để xuất khẩu | Xây dựng điểm dự án kênh tiêu thụ nông sản do doanh nghiệp đứng ra chủ trì thực hiện để xuất khẩu tại những vùng sản xuất nông sản tập trung và phân tán | Sở Công Thương | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp | 2021- 2025 | Triển khai thực hiện nhiệm vụ thuộc Đề án do Bộ Công Thương chủ trì |
3 | Truy xuất nguồn gốc nông sản | - Kiểm soát minh bạch thông tin về sản phẩm. - Xây dựng và hoàn thiện các website quản lý của các doanh nghiệp kinh doanh nông sản. - Ứng dụng tem truy xuất nguồn gốc vào các sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh | Sở Công Thương; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp và đơn vị có liên quan | 2021- 2025 | Triển khai thực hiện nhiệm vụ thuộc Đề án do Bộ Công Thương chủ trì |
4 | Đề án tiếp tục phát triển thương hiệu sản phẩm tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030 | Phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực của tỉnh, trong đó chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp | Sở Công Thương | Các sở, ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố | 2020- 2025 |
|
5 | Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển các thị trường khu vực thời kỳ 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2025 | - Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng trưởng GDP, thúc đẩy mạnh các ngành sản xuất phát triển và mở rộng xuất khẩu các mặt hàng phù hợp với nhu cầu của các thị trường khu vực; - Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại tại những thị trường khu vực; - Củng cố vững chắc các thị trường truyền thống và từng bước mở rộng thị phần hàng hóa của tỉnh tại các thị trường: Đông Nam Á, Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc), Ô-xtrây-li-a, Hoa Kỳ, Ca-na-da, Liên minh Châu Âu (EU), Nga và các nước Đông Âu, Đông Á, Nam Á (Ấn Độ, Băng-La- Đét) | Sở Công Thương | Các sở, ngành phối hợp: Kế hoạch và Đầu tư; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tài chính; Khoa học và Công nghệ; Lao động - Thương binh và Xã hội; Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh; Chi cục Hải quan Hưng Yên, Cục Thuế tỉnh, UBND huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu | 2021- 2025 |
|
6 | Đề án xúc tiến sản phẩm Nhãn lồng Hưng Yên sang thị trường Nhật Bản | Đưa Nhãn lồng Hưng Yên và các sản phẩm từ nhãn thâm nhập thành công thị trường Nhật Bản | Sở Công Thương | Các Sở, ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các HTX trang trại, nhà vườn trồng nhãn, doanh nghiệp phân phối | 2021- 2025 |
|
7 | Kế hoạch tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại tiêu thụ nông sản | Tổ chức các hoạt động XTTM tiêu thụ nông sản của tỉnh | Sở Công Thương | Các Sở, ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các HTX trang trại, nhà vườn trồng nhãn, vải, cam... | 2021- 2025 |
|
8 | Triển khai các chương trình, giải pháp để xây dựng thương hiệu trực tuyến cho các hàng hóa, dịch vụ chủ lực của tỉnh | - Giúp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các sản phẩm của Hưng Yên xây dựng bộ thương hiệu trực tuyến phục vụ cho hoạt động quảng bá sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh trực tuyến, tạo sự tin tưởng ổn định đối với khách hàng truyền thống đồng thời phát triển khách hàng tiềm năng; - Tạo cơ chế thuận lợi trong việc thu thập, cung cấp, khai thác, xử lý, tiếp cận và phản hồi thông tin thị trường đa dạng đồng bộ tương thích trên các thiết bị di động; - Tăng cường tính tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng, từng bước tiến tới thương mại hóa thông tin công nghiệp, thương mại. | Sở Công Thương | Sở Thông tin và Truyền thông; các Sở, ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố;Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh; các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh | 2021- |
|
9 | Xây dựng và hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các giải pháp công nghệ (công nghệ mã vạch, QR code, chip NFC, công nghệ blockchain...) để truy xuất nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm | - Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và truy xuất nguồn gốc nhằm giúp các đơn vị giữ vững thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ; - Tăng cường quản lý được hàng hóa và bảo vệ sản phẩm của mình không bị làm giả, làm nhái, mạo danh thương hiệu và không bị chia sẻ thị phần với hàng giả, hàng nhái - Góp phần để giới thiệu, quảng bá các sản phẩm OCOP tỉnh Hưng Yên tới người tiêu dùng; - Giúp người tiêu dùng dễ dàng tìm mua sản phẩm qua ứng dụng thương mại điện tử, chỉ dẫn cho người tiêu dùng địa chỉ bán sản phẩm gần nhất nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại của người tiêu dùng,.. | Sở Công Thương | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;các sở, ngành liên quan; UBND huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan | 2021- 2025 |
|
10 | Hỗ trợ xác lập và phát triển vùng sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 | Xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ gắn với tiêu thụ trên cơ sở lựa chọn sản phẩm nông nghiệp chủ lực, có lợi thế cạnh tranh của tỉnh và công bố rộng rãi các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ để thu hút các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Tổ chức sản xuất tạo ra sản phẩm được chứng nhận hữu cơ phù hợp với tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ của khu vực và thế giới | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các Sở, ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan | 2021- 2022 |
|
- 1 Kế hoạch 148/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 2 Kế hoạch 97/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án "Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 -2025, định hướng đến năm 2030" do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 3 Kế hoạch 194/KH-UBND năm 2021 thực hiện đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 4 Kế hoạch 1370/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 5 Quyết định 1748/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch thực hiện Đề án đổi mới phương thức kinh doanh, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030
- 6 Kế hoạch 371/KH-UBND năm 2021 thực hiện Quyết định 194/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 7 Kế hoạch 106/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi