- 1 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2 Kế hoạch 157/KH-UBND năm 2019 thực hiện Chỉ thị 36-CT/TW về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 3 Quyết định 1616/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch thực hiện Chương trình phòng, chống ma túy giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 72/KH-UBND | Quảng Ngãi, ngày 28 tháng 03 năm 2023 |
TRIỂN KHAI CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG MA TÚY ĐẾN NĂM 2025 TRONG NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Quyết định số 356/QĐ-BGDĐT ngày 03/02/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phê duyệt Dự án “Tăng cường năng lực phòng, chống ma túy trong trường học đến năm 2025”; thực hiện Quyết định số 1616/QĐ-UBND ngày 15/10/2021 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phòng, chống ma túy giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Kế hoạch triển khai công tác phòng, chống ma túy trong ngành Giáo dục và Đào tạo đến năm 2025, cụ thể như sau:
1. Mục tiêu chung
- Nâng cao nhận thức, ý thức cảnh giác, ý thức chấp hành pháp luật và trách nhiệm của các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh trong công tác phòng ngừa, ngăn chặn tệ nạn ma túy, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp, huy động sức mạnh của toàn xã hội chung tay tham gia công tác phòng, chống ma túy trong ngành giáo dục và đào tạo;
- Sử dụng đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn ma túy tác động vào thế hệ trẻ và ngăn chặn ma túy xâm nhập học đường, đặc biệt là các trường học thuộc khu vực phức tạp về tệ nạn ma túy.
2. Mục tiêu cụ thể
- 100% nhà trường đánh giá được thực trạng công tác phòng, chống ma túy (PCMT) trong nhà trường (ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân hạn chế, yếu kém); hiệu quả của việc tuyên truyền, giáo dục PCMT cho các thành viên nhà trường, từ đó đề xuất các biện pháp tiếp cận mới, tổng quát và hiệu quả hơn;
- 100% nhà trường tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về PCMT với các hình thức, nội dung phù hợp với các trường học, cơ sở giáo dục.
- Ít nhất 90% cán bộ, giáo viên, giảng viên, nhân viên nhà trường được trang bị kiến thức và kỹ năng PCMT để có đủ năng lực thực hiện được việc tăng cường lồng ghép, tích hợp nội dung tuyên truyền, giáo dục PCMT trong giảng dạy chính khóa, hoạt động trải nghiệm và giải quyết các vướng mắc liên quan đến vấn đề ma túy cho học sinh khi cần;
- 100% các trường học, cơ sở giáo dục thành lập Ban chỉ đạo PCMT thực hiện nhiệm vụ thường xuyên gắn với nhiệm vụ, hoạt động của nhà trường trong từng năm học; thiết lập được đường dây nóng tiếp nhận thông tin, phản ánh, tư vấn, hỗ trợ và có giải đáp phù hợp, kịp thời giải quyết những vấn đề có liên quan đến công tác PCMT trong trường học.
1. Kiện toàn bộ máy chỉ đạo, tổ chức thực hiện
a) Các cơ sở giáo dục thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo PCMT;
b) Ban chỉ đạo có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao về PCMT trong trường học và phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để tổ chức, triển khai thực hiện các nhiệm vụ PCMT trong trường học.
2. Tổ chức nắm bắt thực trạng tệ nạn ma túy và công tác phòng, chống ma túy tại các nhà trường
a) Ngành Giáo dục chủ động phối hợp với các ngành Công an, Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế và các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức điều tra, khảo sát, thống kê danh sách thành viên có liên quan đến tệ nạn ma túy đế xử lý theo quy định của pháp luật. Nhà trường phối hợp với gia đình và địa phương tổ chức cai nghiện đối với các trường hợp thành viên nghiện ma túy;
b) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan phát hiện sớm thành viên có nguy cơ liên quan đến ma túy để tư vấn, giúp đỡ kịp thời;
c) Tổ chức các diễn đàn, tọa đàm, hội thảo, hội nghị tại các khu vực phức tạp về ma túy để đánh giá thực trạng tình hình công tác tổ chức phòng, chống ma túy của nhà trường;
d) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo định kỳ và báo cáo đột xuất về công tác PCMT và biện pháp xử lý thành viên nhà trường liên quan đến tệ nạn ma túy.
3. Tổ chức truyền thông phòng, chống ma túy trong trường học
a) Tuyên truyền việc thực hiện Kế hoạch số 227-KH/TU ngày 29/10/2019 của Tỉnh ủy và Kế hoạch số 157/KH-UBND ngày 13/12/2019 của UBND tỉnh về việc triển khai Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy, cụ thể:
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật về PCMT trong các cơ sở giáo dục.
- Xây dựng kế hoạch truyền thông phòng, chống ma túy cho các thành viên trong cơ sở giáo dục.
- Tổ chức tuyên truyền trên các website, cổng thông tin điện tử, các phương tiện thông tin đại chúng.
- Phối hợp với cơ quan chức năng của địa phương, hàng năm tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật về PCMT, nhằm tạo ra sân chơi lành mạnh, bổ ích cho người học; định kỳ một năm 02 lần phối hợp tổ chức cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên thông tin chuyên đề về PCMT cho người học tại nhà trường.
- Tổ chức mít tinh, tọa đàm, giao lưu, nói chuyện chuyên đề, thi sáng tác các tác phẩm tuyên truyền về PCMT; lồng ghép tuyên truyền, giáo dục pháp luật về PCMT vào các hoạt động của nhà trường cho người học.
- Các cơ sở giáo dục triển khai sử dụng tài liệu, học liệu (sách, phim tuyên truyền,...) để tuyên truyền trong Tháng hành động PCMT hằng năm.
- Phối hợp với tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong công tác tuyên truyền, giáo dục PCMT cho học sinh, sinh viên.
- Hằng năm tổ chức cho người học ký cam kết nghiêm túc chấp hành pháp luật về không buôn bán, tàng trữ, vận chuyển và sử dụng ma túy; tích cực tham gia các hoạt động, phong trào đấu tranh PCMT.
- Thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận những thông tin, phản ánh của các thành viên nhằm tư vấn, hỗ trợ và giải đáp những vấn đề PCMT trong trường học.
b) Các cơ sở giáo dục phát triển, bồi dưỡng đội ngũ hạt nhân tuyên truyền về giáo dục PCMT.
c) Tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống ma túy 26/6”, “Tháng hành động phòng, chống ma túy”; tuyên truyền việc triển khai đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm ma túy trên địa bàn; về mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu về phòng, chống ma túy của quốc gia gắn với các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu về phòng, chống tội phạm ở địa phương.
d) Triển khai sử dụng Bộ tài liệu hướng dẫn kỹ năng phòng chống ma túy cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh (THCS và THPT) và cha mẹ học sinh được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt tại Quyết định số 4642/QĐ-BGDĐT ngày 23/12/2020 (tài liệu được cấp phát cho tất cả các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trung tâm GDNN-TDTX trong tỉnh).
e) Xây dựng Câu lạc bộ “Học sinh phòng, chống ma túy”
- Các cơ sở giáo dục phổ thông phát triển mô hình Câu lạc bộ “Học sinh phòng, chống ma túy” nhằm tăng cường đội ngũ tuyên truyền về các tác hại của ma túy, khó khăn khi cai nghiện ma túy, cách phát hiện và phòng tránh nghiện ma túy đến các thành viên trong nhà trường và gia đình người học. Trong đó, các trường học quan tâm hỗ trợ phương tiện, trang thiết bị, tài liệu tuyên truyền phục vụ hoạt động của Câu lạc bộ về PCMT. Phấn đấu đến năm 2025, tất cả các trường trung học đều có Câu lạc bộ “Học sinh phòng, chống ma túy”.
- Tiếp tục xây dựng, duy trì và nhân rộng các câu lạc bộ “Tuổi trẻ phòng chống tội phạm” tại các trường THPT, lồng ghép nội dung phòng, chống ma túy vào chuyên mục chính các buổi sinh hoạt của câu lạc bộ “Tuổi trẻ phòng, chống tội phạm”.
4. Tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về phòng, chống ma túy
Các cơ sở giáo dục phổ thông tham gia tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên cốt cán các nội dung về phòng, chống ma túy do Bộ GDĐT, Sở GDĐT tổ chức; tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngoại khoá cho cán bộ thực hiện công tác phòng, chống ma túy, cán bộ Đoàn, Hội, Đội, Câu lạc bộ “Học sinh phòng, chống ma túy” trong nhà trường (tối thiểu 01 lần/năm).
5. Lồng ghép nội dung giáo dục phòng, chống ma túy trong các hoạt động giáo dục của các cấp học
Đối với cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên đưa nội dung tuyên truyền giáo dục pháp luật và chương trình giảng dạy chính khóa; thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục phòng, chống ma túy vào trong các hoạt động trải nghiệm, hoạt động giáo dục cho học sinh theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Tăng cường công tác phối hợp gia đình - nhà trường - xã hội
- Tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình, chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị xã hội trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng chống tệ nạn ma túy cho học sinh.
- Xây dựng kênh thông tin, kịp thời nắm bắt các thông tin của học sinh liên quan đến tệ nạn ma túy, để kịp thời giáo dục, nhắc nhở và xử lý theo quy định.
Trang bị cho Câu lạc bộ “Học sinh phòng, chống ma túy” của các cơ sở giáo dục ở các vùng khó khăn và trọng điểm về PCMT thiết bị, công nghệ đầu cuối phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục PCMT.
8. Xã hội hóa cùng chung tay phòng, chống ma túy trong trường học
a) Triển khai xã hội hóa dưới nhiều hình thức sáng tạo, linh hoạt, phù hợp và thiết thực nhằm góp phần nâng cao nguồn lực phục vụ phòng chống ma túy trong trường học.
b) Các nhà trường chủ động kết nối với các tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị phối hợp để hỗ trợ nguồn lực về con người, tài nguyên, kinh phí thực hiện nhiệm vụ, bảo đảm nguồn huy động được thực hiện đúng mục đích; thực hiện lồng ghép vào các chương trình khác phù hợp với học sinh, sinh viên các cấp.
c) Xây dựng, tổ chức phát động chương trình “Cùng chung tay bảo vệ thế hệ trẻ trước hiểm họa ma túy” trên địa bàn nhằm huy động nguồn lực xã hội tham gia.
Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch:
1. Nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước theo phân cấp;
2. Nguồn tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
3. Các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện trong ngành GDĐT theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Thời gian hoàn thành trong quý I hàng năm.
- Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế và các cơ quan, đơn vị liên quan chỉ đạo các đơn vị trong ngành GDĐT triển khai và hướng dẫn việc thực hiện Kế hoạch. Kiểm tra, đôn đốc và tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch; hằng năm, báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện trước ngày 30/11.
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, báo cáo viên trong trường học.
2. Công an tỉnh
- Chỉ đạo cơ quan công an địa phương phối hợp với các cơ sở giáo dục và cơ quan có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch.
- Phối hợp với ngành GDĐT, Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế và các cơ quan, tổ chức có liên quan triển khai những nội dung sau:
+ Tổ chức điều tra, khảo sát, thống kê danh sách thành viên trong các cơ sở giáo dục có liên quan đến tệ nạn ma túy để xử lý theo quy định của luật pháp;
+ Tổ chức các diễn đàn, tọa đàm, hội thảo, hội nghị tại các khu vực phức tạp về ma túy để đánh giá thực trạng tình hình công tác tổ chức phòng, chống ma túy của nhà trường;
+ Trao đổi thông tin về thực trạng ma túy, đánh giá kết quả triển khai những biện pháp phòng, chống ở các cơ sở giáo dục, đặc biệt là những trường học thuộc địa bàn phức tạp về ma túy.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong ngành Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ sở giáo dục và cơ quan có liên quan ở địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch.
- Phối hợp tổ chức các diễn đàn, tọa đàm, hội thảo, hội nghị tại các khu vực phức tạp về ma túy để đánh giá thực trạng tình hình công tác tổ chức phòng, chống ma túy của nhà trường.
4. Sở Y tế
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc ngành y tế phối hợp với các cơ sở giáo dục và cơ quan có liên quan ở địa phương triển khai thực hiện những nội dung liên quan trong Kế hoạch.
- Phối hợp tổ chức các diễn đàn, tọa đàm, hội thảo, hội nghị tại các khu vực phức tạp về ma túy để đánh giá thực trạng tình hình công tác tổ chức phòng, chống ma túy của nhà trường.
5. Sở Tài chính
Căn cứ tình hình thực tế địa phương và khả năng cân đối ngân sách, tham mưu cấp thẩm quyền bố trí kinh phí chi thường xuyên để thực hiện Kế hoạch theo phân cấp ngân sách, quy định của Luật Ngân sách nhà nước và quy định hiện hành.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Hằng năm xây dựng kế hoạch triển khai; chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện Kế hoạch tại địa phương. Thời gian hoàn thành trong quý I hàng năm.
- Bố trí kinh phí, huy động nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa phù hợp với điều kiện của địa phương để triển khai thực hiện Kế hoạch.
- Theo dõi, đôn đốc, tổ chức kiểm tra giám sát việc thực hiện Kế hoạch; định kỳ hằng năm báo cáo tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch gửi Sở Giáo dục và Đào tạo trước ngày 01/11 hàng năm để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
7. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tỉnh
- Phối hợp với ngành Giáo dục, các sở, ngành liên quan và chính quyền địa phương tổ chức triển khai thực hiện những nội dung liên quan theo Kế hoạch trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình.
- Phát huy vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên theo quy định đối với các địa phương, đơn vị trong quá trình triển khai, thực hiện Kế hoạch./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1 Quyết định 533/QĐ-UBND về Kế hoạch đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy qua tuyến biên giới Sơn La (Việt Nam) - Hủa Phăn, Luông Pha Băng (Lào) năm 2023 do tỉnh Sơn La ban hành
- 2 Kế hoạch 1520/KH-UBND năm 2023 thực hiện Dự án "Tăng cường năng lực phòng, chống ma túy trong trường học đến năm 2025" trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 3 Kế hoạch 217/KH-UBND năm 2023 về triển khai Dự án "Tăng cường năng lực phòng, chống ma túy trong trường học đến năm 2025" trên địa bàn tỉnh Đắk Nông