ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 722/KH-UBND | Phú Thọ, ngày 5 tháng 03 năm 2018 |
PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS NĂM 2018
Thực hiện văn bản số 7236/BYT-UBQG50 ngày 19/12/2017 của Ủy ban quốc gia PC AIDS và PC TN MT, MD về việc Triển khai Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS năm 2018; Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ xây dựng Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS năm 2018, như sau:
I. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS
1. Mục tiêu chung: Tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, hướng đến mục tiêu 90-90-90 (90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm của bản thân; 90% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị ARV; 90% người nhiễm HIV điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng lây truyền), khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,3%, giảm tác động của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế-xã hội.
2. Mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt được năm 2018:
- 85% người dân trong độ tuổi từ 15 đến 49 tuổi được hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS và không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV;
- 55% số người nghiện chích ma túy tiếp cận với chương trình bơm kim tiêm;
- 1.100 người nghiện chích ma túy điều trị Methadone hoặc thuốc khác;
- 100% số gái mại dâm (GMD) tiếp cận với chương trình bao cao su;
- 1.800 người nhiễm HIV được điều trị ARV;
- 100% PNMT nhiễm HIV quản lý được và con của họ được Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con;
- 100% người nhiễm HIV quản lý được tham gia điều trị ARV và có thẻ BHYT và được tiếp cận với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh HIV/AIDS thông qua thanh toán từ nguồn BHYT;
- 100% các cơ sở cung cấp dịch vụ điều trị ARV ký hợp đồng cung cấp dịch vụ điều trị HIV/AIDS từ BHYT;
- 95% Người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của mình;
- 100% các xã, phường, thị trấn thực hiện xét nghiệm sàng lọc HIV.
- 95% bệnh nhân điều trị ARV có tải lượng vi rút HIV thấp dưới ngưỡng ức chế;
- 100% người nhiễm HIV mới đăng ký điều trị ARV được dự phòng mắc lao bằng INH.
II. NỘI DUNG TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS NĂM 2018
Năm 2018, tập trung triển khai các ưu tiên:
- Tập trung triển khai các hoạt động truyền thông, can thiệp giảm hại dự phòng lây nhiễm HIV: Thực hiện chương trình phân phát bơm kim tiêm và bao cao su, ưu tiên các khu vực trọng điểm, kết hợp phát miễn phí với tiếp thị xã hội bao cao su và truyền thông thay đổi hành vi. Triển khai và mở rộng điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone và thí điểm mở rộng điều trị buprenorphine.
- Mở rộng xét nghiệm sàng lọc HIV và đảm bảo chất lượng điều trị HIV/AIDS: Điều trị sớm cho các trường hợp nhiễm HIV mới được phát hiện, quản lý chất lượng điều trị và kiểm soát tải lượng virut, dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, thực hiện điều trị đồng nhiễm Lao/HIV. Bảo đảm cung ứng thuốc và giám sát tình hình kháng thuốc ARV.
- Tăng cường hiệu quả, kết nối giữa xét nghiệm, chăm sóc, điều trị và các tác động trực tiếp đến giảm tử vong do AIDS.
- Củng cố, ổn định và nâng cao năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS; đa dạng hóa các nguồn tài chính cho chương trình phòng chống HIV và tăng cường sự tham gia của các cấp, ngành và cộng đồng trong phòng chống HIV/AIDS.
- Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm, đảm bảo tăng cường tiếp cận với các dịch vụ cơ bản về HIV.
1. Truyền thông và can thiệp giảm tác hại phòng lây nhiễm HIV
- Tăng cường công tác truyền thông và triển khai các biện pháp can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV.
1.1. Thực hiện chương trình bơm kim tiêm (BKT):
- Tiếp tục củng cố mạng lưới phòng, chống HIV/AIDS các tuyến và nâng cao chất lượng đội ngũ tuyên truyền viên đồng đẳng, đặc biệt đối với những nơi đi lại khó khăn như vùng sâu, vùng xa, miền núi khó tiếp cận chương trình methadone;
- Tổ chức đào tạo và đào tạo lại cho các cán bộ thực hiện chương trình can thiệp giảm tác hại và tuyên truyền viên đồng đẳng (TTVĐĐ) trong dự phòng lây nhiễm HIV từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn; xây dựng mạng lưới nhân viên tiếp cận cộng đồng, TTVĐĐ trong nhóm NCMT thực hiện chương trình BKT;
- Tạo sự sẵn có của bơm kim tiêm và duy trì hoạt động phân phát bơm kim tiêm sạch thông qua các kênh phân phát khác nhau qua tuyên truyền viên đồng đẳng, các hộp bơm kim tiêm cố định, các nhà thuốc.
- Thiết kế và sản xuất các tài liệu truyền thông về chương trình BKT;
- Thực hiện truyền thông trực tiếp cho nhóm NCMT;
- Cung cấp, hướng dẫn sử dụng BKT sạch;
- Tổ chức thu gom BKT đã qua sử dụng thông qua mạng lưới TTVĐĐ, cộng tác viên, cơ sở y tế;
- Tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS và chương trình can thiệp giảm tác hại (CTGTH) cho các học viên tại Trung tâm giáo dục, chữa bệnh, lao động xã hội, tù nhân tại các trại giam, trại giáo dưỡng của ngành LĐTBXH và ngành công an;
- Phối hợp với các hoạt động dự phòng, điều trị HIV/AIDS và hỗ trợ xã hội khác;
- Triển khai các nghiên cứu, đánh giá các mô hình can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV.
1.2. Thực hiện chương trình bao cao su (BCS):
- Tổ chức đào tạo và đào tạo lại cho TTVĐĐ về chương trình BCS. Duy trì và phát triển hoạt động phân phát BCS, chất bôi trơn thông qua mạng lưới TTVĐĐ, cộng tác viên.
- Tạo sự sẵn có của bao cao su tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú và duy trì các hoạt động phân phát bao cao su thông qua các kênh phân phát khác nhau;
- Truyền thông trực tiếp kiến thức về dự phòng lây nhiễm HIV, chương trình phân phát BCS, khuyến khích sử dụng BCS, hướng dẫn sử dụng BCS; giới thiệu các dịch vụ khám và chữa các bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD) cho các nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ cao;
- Tổ chức các buổi nói chuyện với nhóm đối tượng có nguy cơ lây nhiễm HIV cao: nhân viên, tiếp viên nhà hàng, khách sạn và chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, bến bãi đậu xe, cơ sở kinh doanh du lịch hoặc dịch vụ văn hóa, xã hội khác;
- Tổ chức sinh hoạt nhóm định kỳ giữa các đối tượng để cập nhật thông tin, chia sẻ kinh nghiệm và vận động tiếp cận với các dịch vụ khám và điều trị các bệnh LTQĐTD cũng như các dịch vụ khác có liên quan;
- Vận động sự ủng hộ, tạo sự đồng thuận của chính quyền địa phương các cấp, chủ các nhà nghỉ, khách sạn và cộng đồng dân cư cho việc triển khai chương trình;
- Xây dựng, in ấn và phân phát các tài liệu truyền thông như tờ rơi, sách mỏng về chương trình BCS, hướng dẫn sử dụng BCS, khuyến khích sử dụng BCS, chất bôi trơn;
- Nghiên cứu xây dựng mô hình phân phát BCS, chất bôi trơn mới phù hợp với đặc thù của các nhóm đối tượng cần can thiệp;
1.3. Thực hiện chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế (methadone, buprenophine)
- Tổ chức hội nghị, hội thảo vận động chính quyền địa phương, các ban ngành, đoàn thể và cộng đồng triển khai điều trị methadone;
- Tuyên truyền, vận động các ban, ngành đoàn thể và cộng đồng dân cư hỗ trợ và ủng hộ việc triển khai chương trình điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc thay thế tại địa phương.
- Truyền thông trên phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông trực tiếp tại nơi đặt điểm điều trị Methadone và qua mạng lưới nhân viên tiếp cận cộng đồng (NVTCCĐ) để người NCMT hiểu và tham gia chương trình.
- Xây dựng, in ấn và phân phát các tài liệu truyền thông như tờ rơi, sách mỏng về chương trình methadone;
- Đầu tư, mở rộng điều trị theo chỉ tiêu được giao: Xây dựng, sửa chữa, cung cấp trang thiết bị cần thiết cho các cơ sở mới trong năm 2018;
- Đào tạo và đào tạo nâng cao cho cán bộ làm việc tại cơ sở điều trị Methadone: bác sĩ, dược sĩ, tư vấn viên;
- Đảm bảo cung cấp thuốc methadone, buprenophine cho các cơ sở điều trị theo kế hoạch;
- Thành lập, củng cố hệ thống báo cáo quốc gia về chương trình; xây dựng hệ thống kết nối các cơ sở điều trị, cơ chế chuyển gửi bệnh nhân giữa các cơ sở điều trị Methadone và các cơ sở y tế khác;
- Định kỳ kiểm tra, giám sát hoạt động tại các cơ sở điều trị, cấp phát thuốc;
1.4. Thực hiện công tác thông tin, truyền thông phòng, chống HIV/AIDS, đảm bảo người dân người dân trong độ tuổi từ 15 đến 49 tuổi được hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS và không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.
- Cung cấp thông tin định kỳ cho đội ngũ phóng viên viết về HIV qua gặp mặt báo chí, tập huấn; đưa phóng viên báo chí đi thực địa; Hỗ trợ kinh phí cho một số các báo viết, Đài phát thanh và truyền hình theo hình thức hợp đồng có định hướng nội dung. Tổ chức các hoạt động truyền thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, mạng xã hội…
- Phát triển tài liệu truyền thông về HIV/AIDS, phổ biến các văn bản pháp luật liên quan đến HIV/AIDS cho cán bộ chuyên trách phòng, chống HIV/AIDS xã, phường, thị trấn và cộng tác viên phòng, chống HIV/AIDS thôn bản;
- Tổ chức truyền thông nhân sự kiện, đặc biệt là Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS.
- Tổ chức diễn đàn, vận động chính sách thông qua các hội thảo, hội nghị, trên các phương tiện đại chúng: Đài phát thanh; Truyền hình; Báo, tờ cung cấp thông tin…
- Phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động cho đồng bào vùng sâu vùng xa phòng, chống HIV/AIDS nơi làm việc, trường học, cơ sở khép kín và các nhóm dễ bị tổn thương khác.
- Thực hiện phong trào toàn dân phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư; mô hình phòng, chống HIV/AIDS cho đồng bào dân tộc thiểu số; mô hình các tổ chức tôn giáo, tổ chức xã hội tham gia phòng, chống HIV/AIDS và các mô hình dựa vào cộng đồng khác.
2. Thực hiện công tác xét nghiệm và giám sát dịch HIV/AIDS
- Tăng cường xét nghiệm phát hiện mới người nhiễm HIV hướng tới thực hiện mục tiêu 90:90:90. Duy trì hệ thống giám sát dịch HIV, hệ thống báo cáo theo dõi đánh giá chương trình có khả năng dự báo xu hướng dịch HIV/AIDS, đảm bảo chất lượng số liệu đánh giá chất lượng chương trình, xây dựng kế hoạch và xây dựng chính sách.
2.1. Tăng cường công tác tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện (TVXNTN), phát hiện mới người nhiễm HIV:
- Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ y tế cơ sở khám bệnh chữa bệnh thực hiện công tác tư vấn, xét nghiệm HIV theo quy định của BYT;
- Triển khai công tác tư vấn xét nghiệm HIV trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo các quy định hiện hành, đặc biệt, phát hiện và chuyển gửi thành công người nhiễm HIV mới được phát hiện trong cơ sở y tế tham gia điều trị ARV.
- Phối hợp với các dự án, các đối tác quốc tế, tổ chức phi chính phủ, tổ chức cộng đồng, cơ sở y tế các cấp triển khai tư vấn, xét nghiệm và giám sát hỗ trợ kỹ thuật về tư vấn, xét nghiệm, điều trị ARV.
- Phối hợp các tổ chức cộng đồng, đồng đẳng viên, y tế thôn bản tìm kiếm những người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao tham gia tư vấn xét nghiệm HIV sớm và định kỳ theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật mới trong xét nghiệm phát hiện sớm người nhiễm HIV.
- Đảm bảo cung cấp dịch vụ xét nghiện HIV và xét nghiệm phục vụ điều trị, theo dõi sức khỏe bệnh nhân như xét nghiệm CD4, xét nghiệm tải lượng virut HIV theo quy định của BYT
- Phát triển và phân phối các loại tài liệu truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về lợi ích xét nghiệm HIV sớm.
2.2. Thực hiện công tác cải thiện chất lượng xét nghiệm
- Thực hiện các quy trình chuẩn từ lấy mẫu, vận chuyển, thực hiện, thông báo và báo cáo.
- Cải thiện công tác xét nghiệm chẩn đoán sớm cho trẻ dưới 18 tháng tuổi đảm bảo 100% trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV được xét nghiệm chẩn đoán sớm.
- Mở rộng phòng xét nghiệm khẳng định HIV tại các huyện trọng điểm về HIV, có nhu cầu xét nghiệm khẳng định.
- Tổ chức thực hiện các chương trình ngoại kiểm, nội kiểm về đảm bảo chất lượng phòng xét nghiệm HIV.
2.3. Thực hiện công tác quản lý, thông tin phòng xét nghiệm
- Triển khai hệ thống quản lý, thông tin phòng xét nghiệm HIV và đảm bảo an toàn sinh học phòng xét nghiệm HIV tại Trung tâm PC HIV/AIDS.
- Thực hiện trao đổi dữ liệu điện tử giữa các hệ thống quản lý thông tin khác nhau gồm phần mềm phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện (VCT), Prevent HIV, phần mềm phòng khám và điều trị ngoại trú (OPC) và hệ thống thông tin bệnh viện.
2.4. Thực hiện công tác giám sát dịch tễ học HIV/AIDS
- Triển khai đánh giá tình hình dịch HIV, thực hiện công tác giám sát phát hiện, giám sát trọng điểm theo quy định của BYT.
- Cập nhật quy trình báo cáo đảm bảo giảm trùng lặp và thông tin ca nhiễm, điều trị ARV được thu thập đầy đủ; triển khai báo cáo qua hệ thống phần mềm trực tuyến.
3. Thực hiện công tác chăm sóc, điều trị HIV/AIDS và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
- Tập huấn, hướng dẫn các cơ sở điều trị thực hiện điều trị ARV cho người nhiễm HIV theo các tiêu chuẩn hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Xây dựng quy trình kết nối chuyển gửi, phản hồi giữa các cơ sở tư vấn xét nghiệm HIV với cơ sở điều trị và theo dõi quản lý ca bệnh nhằm đảm bảo tất cả người nhiễm HIV được phát hiện đều được chuyển tiếp thành công đến cơ sở điều trị HIV/AIDS.
- Mở rộng điều trị ARV cho người nhiễm HIV trong trại giam và cơ sở điều trị methadone.
- Xây dựng quy trình kết nối chuyển gửi, phản hồi giữa các cơ sở phòng, chống lao với cơ sở điều trị HIV/AIDS và theo dõi quản lý ca bệnh HIV/Lao nhằm đảm bảo tất cả các trường hợp lao phát hiện nhiễm HIV đều được chuyển tiếp thành công đến cơ sở điều trị HIV/AIDS ngay khi bắt đầu điều trị lao.
- Dự trù thuốc ARV kịp thời, phù hợp với từng cơ sở điều trị, bao gồm dự trù thuốc ARV nguồn bảo hiểm y tế, nguồn viện trợ, chương trình dự án khác.
- Thực hiện bảo quản, báo cáo và cấp phát thuốc ARV theo hướng dẫn.
- Thông tin, truyền thông lợi ích của việc điều trị ARV sớm tới toàn thể cộng đồng.
- Truyền thông đại chúng về lợi ích của việc tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng, xét nghiệm và điều trị HIV; quảng bá các dịch vụ HIV bao gồm cả dự phòng, xét nghiệm và điều trị HIV, lợi ích của việc tham gia bảo hiểm y tế qua các kênh như tivi, đài, báo...;
- Tập huấn, giám sát, hỗ trợ, hướng dẫn các bệnh viện đã được kiện toàn triển khai hoạt động cải thiện chất lượng điều trị HIV/AIDS.
- Đánh giá việc thực hiện tuân thủ điều trị bằng thuốc ARV của người bệnh và triển khai các hoạt động hỗ trợ tuân thủ điều trị.
- Xây dựng và triển khai kế hoạch xét nghiệm CD4, tải lượng HIV trong theo dõi điều trị ARV trên cơ sở huy động nguồn lực từ các chương trình dự án, các quỹ hỗ trợ, quỹ bảo hiểm y tế.
- Tổng hợp, theo dõi số liệu về tiến độ thực hiện xét nghiệm tải lượng HIV, phân tích và xử trí kết quả xét nghiệm tải lượng HIV đã được thực hiện.
3.2. Thực hiện chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
- Triển khai Tháng hành động quốc gia về Dự phòng lây truyền HIV tại địa phương, tập trung vào việc phát hiện và điều trị ARV sớm phụ nữ mang thai nhiễm HIV và con của họ.
- Thông tin, truyền thông về lợi ích điều trị ARV sớm trong việc phòng trẻ nhiễm HIV từ mẹ, tập trung cho quần thể có hành vi nguy cơ cao.
- Thực hiện quy trình kết nối chuyển gửi, phản hồi giữa các cơ sở chăm sóc sức khỏe sinh sản với cơ sở điều trị HIV/AIDS và theo dõi quản lý ca bệnh, cặp mẹ -con nhằm đảm bảo tất cả phụ nữ mang thai nhiễm HIV và con của họ sau sinh đều được chuyển tiếp thành công đến cơ sở điều trị HIV/AIDS.
- Triển khai cơ chế cung ứng thuốc ARV để dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đảm bảo tính dễ tiếp cận với thuốc, phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương.
3.3. Đảm bảo tiếp cận với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh HIV/AIDS qua BHYT.
- Tư vấn cho người bệnh về lợi ích của việc tham gia BHYT.
- Hoàn thiện việc kiện toàn cơ sở điều trị bao gồm việc lồng ghép quy trình khám bệnh, chữa bệnh HIV/AIDS vào quy trình khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện, sử dụng hệ thống quản trị mạng của bệnh viện/TTYT trong việc khám bệnh, chữa bệnh HIV theo yêu cầu của BHYT.
- Cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh HIV cho người nhiễm HIV có thẻ BHYT trong tất cả các lần người bệnh đến khám.
- Tổng hợp số liệu, theo dõi tình hình tiếp cận với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh HIV qua BHYT tại từng cơ sở điều trị HIV/AIDS.
- Các cơ sở điều trị ARV ký hợp đồng và 100% bệnh nhân tham gia điều trị ARV có thẻ BHYT được thanh toán dịch vụ khám, điều trị HIV/AIDS qua BHYT.
- Đào tạo, tập huấn các lĩnh vực chuyên môn: can thiệp, xét nghiệm, điều trị, giám sát, truyền thông.
- Đào tạo về kỹ năng truyền thông và tư vấn HIV/AIDS nói chung và kỹ năng truyền thông về bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV.
- Kiểm tra, giám sát, theo dõi và đánh giá việc triển khai các hoạt động phòng chống HIV/AIDS theo quy định của BYT.
- Duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu để cung cấp thông tin và tài liệu cho công tác phòng, chống HIV/AIDS
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý ca bệnh điều trị HIV/AIDS
III. DỰ KIẾN KINH PHÍ THỰC HIỆN
Tổng nhu cầu kinh phí phòng, chống HIV/AIDS năm 2018: 12.800.000.000 VNĐ (Mười hai tỷ tám trăm triệu đồng chẵn), dự kiến từ các nguồn, trong đó:
- Ngân sách CTMT phòng chống HIV/AIDS (thuộc CTMT dân số y tế): 800.000.000 VNĐ;
- Ngân sách địa phương (thuộc KH thực hiện đề án PC HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, giai đoạn 2018-2020): 4.500.000.000 VNĐ;
- Ngân sách tài trợ của Quỹ Toàn cầu PC HIV/AIDS (bao gồm cả thuốc methadone, ARV): 7.500.000.000 VNĐ;
- Các nguồn kinh phí trên chỉ đáp ứng đủ các hoạt động cơ bản về tư vấn, xét nghiệm và giám sát dịch HIV; cung cấp vật tư can thiệp giảm hại dự phòng lây nhiễm HIV, test kit xét nghiệm và thuốc điều trị; hỗ trợ công tác chăm sóc, điều trị HIV/AIDS… Không bố trí kinh phí cho các hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/AIDS từ nguồn kinh phí chương trình mục tiêu y tế dân số do trung ương hỗ trợ và nguồn kinh phí của tỉnh, do vậy các địa phương cần ưu tiên bố trí nguồn kinh phí và huy động nguồn lực từ các nguồn khác của địa phương cho các hoạt động này.
Trên đây là Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS năm 2018. Đề nghị các địa phương, cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch và tổ chức chỉ đạo thực hiện và báo cáo kết quả theo quy định./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Kế hoạch 129/KH-UBND về phòng, chống HIV/AIDS năm 2018 do tỉnh Tiền Giang ban hành
- 2 Kế hoạch 41/KH-UBND về phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2018
- 3 Kế hoạch 68/KH-UBND về phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2018
- 4 Kế hoạch 428/KH-UBND về Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Điện Biên năm 2018
- 5 Kế hoạch 45/KH-UBND về phòng, chống HIV/AIDS năm 2018 và giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 6 Nghị quyết 32/NQ-HĐND năm 2017 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Bảo đảm nguồn lực tài chính cho phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 7 Nghị quyết 75/NQ-HĐND năm 2017 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án bảo đảm nguồn lực tài chính cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 8 Quyết định 4548/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2018-2020” của tỉnh Bình Định
- 1 Kế hoạch 129/KH-UBND về phòng, chống HIV/AIDS năm 2018 do tỉnh Tiền Giang ban hành
- 2 Kế hoạch 41/KH-UBND về phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2018
- 3 Kế hoạch 68/KH-UBND về phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2018
- 4 Kế hoạch 428/KH-UBND về Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Điện Biên năm 2018
- 5 Kế hoạch 45/KH-UBND về phòng, chống HIV/AIDS năm 2018 và giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 6 Nghị quyết 32/NQ-HĐND năm 2017 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Bảo đảm nguồn lực tài chính cho phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 7 Nghị quyết 75/NQ-HĐND năm 2017 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án bảo đảm nguồn lực tài chính cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 8 Quyết định 4548/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2018-2020” của tỉnh Bình Định