ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 74/KH-UBND | Tuyên Quang, ngày 07 tháng 7 năm 2020 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 21/CT-TTG NGÀY 25/5/2020 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ TĂNG CƯỜNG PHÒNG NGỪA, XỬ LÝ HOẠT ĐỘNG LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
Căn cứ Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản (gọi tắt là Chỉ thị số 21/CT-TTg), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân vào công tác phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm nói chung và tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và cá nhân sở hữu tài sản.
2. Tổ chức phổ biến, quán triệt và thực hiện nghiêm Chỉ thị số 21/CT-TTg ; xác định công tác phòng ngừa, xử lý tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản là nội dung công tác trọng tâm, thường xuyên, đồng thời cũng mang tính cấp bách trong tình hình hiện nay, cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cấp, các ngành và tổ chức chính trị - xã hội.
3. Việc tổ chức thực hiện Kế hoạch phải đảm bảo đồng bộ, nghiêm túc, hiệu quả và tiết kiệm; gắn với các chương trình, kế hoạch về phòng, chống tội phạm, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
1. Trách nhiệm chung
Giám đốc các Sở; Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi, lĩnh vực quản lý của ngành, đơn vị, địa phương có trách nhiệm chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm công tác phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bảo đảm an ninh, trật tự, cụ thể:
1.1. Tiếp tục thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ và của tỉnh về công tác phòng, chống tội phạm và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và các Kế hoạch, văn bản chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 138 tỉnh về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật.
1.2. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các chế tài xử lý đối với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản; thông tin rộng rãi, kịp thời, công khai, minh bạch trong nhân dân về chủ trương phát triển kinh tế, an sinh xã hội, dự án bất động sản, quy hoạch xây dựng... mà tỉnh đang triển khai; tuyên truyền, thông báo về hành vi, thủ đoạn hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản gắn với vụ việc, vụ án cụ thể mang tính điển hình để người dân nâng cao cảnh giác, tăng cường các biện pháp tự quản lý, bảo vệ tài sản, đồng thời ủng hộ, giúp đỡ các lực lượng chức năng trong công tác đấu tranh, xử lý tội phạm.
1.3. Thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự. Xác định rõ trách nhiệm cụ thể của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác phòng, chống tội phạm nói chung và phòng, chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng. Các cơ quan, tổ chức và từng cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang gương mẫu nêu cao cảnh giác, chấp hành pháp luật; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
1.4. Tổ chức rà soát các quy định của pháp luật liên quan đến phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo để tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, nhất là trong các lĩnh vực dễ nảy sinh để tội phạm lợi dụng lừa đảo chiếm đoạt tài sản như đất đai, bất động sản, tài chính, ngân hàng, đầu tư, kinh doanh có điều kiện, không gian mạng, xuất khẩu lao động...
2. Phân công trách nhiệm cụ thể
2.1. Công an tỉnh:
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo 138 cấp tỉnh chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan làm tốt công tác phòng ngừa xã hội, tiếp tục đổi mới nội dung, biện pháp xây dựng, phát triển phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với phát triển kinh tế - xã hội và phòng, chống tội phạm nói chung, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng. Tuyên truyền, phổ biến phương thức, thủ đoạn, hậu quả do hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây ra và các quy định của pháp luật có liên quan để nâng cao ý thức cảnh giác của người dân, doanh nghiệp.
- Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan rà soát, xác định những thiếu sót trong công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan gây vướng mắc trong công tác phòng ngừa, xử lý vi phạm liên quan đến lừa đảo chiếm đoạt tài sản, kịp thời tham mưu, kiến nghị và đề ra các giải pháp khắc phục. Chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, Công an các huyện, thành phố đẩy mạnh công tác nắm bắt tình hình, quản lý chặt chẽ các đối tượng có biểu hiện nghi vấn hoạt động liên quan đến lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tập trung điều tra, khởi tố, xử lý các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, triệt để thu hồi tài sản bị chiếm đoạt.
- Thực hiện có hiệu quả quản lý nhà nước về cư trú, quản lý các ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự không để tội phạm lợi dụng hoạt động, nhất là dịch vụ cầm đồ, thế chấp tài sản, kinh doanh tài chính, bán hàng đa cấp... Tăng cường công tác nắm bắt tình hình địa bàn, nắm chắc các đối tượng thuộc diện quản lý nghiệp vụ, các đối tượng có nguy cơ phạm tội ở địa phương; kịp thời phát hiện những dấu hiệu nghi vấn liên quan đến hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản để cung cấp cho các lực lượng trinh sát, điều tra đấu tranh, ngăn chặn.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan mở rộng hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng; phối hợp trao đổi thông tin, nâng cao năng lực điều tra, thu hồi tài sản, bắt giữ tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trốn ra nước ngoài...
2.2. Sở Tư pháp:
- Phối hợp với Công an tỉnh và các cơ quan liên quan rà soát, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập, tạo nền tảng pháp lý để nâng cao hiệu quả đấu tranh, xử lý đối với loại tội phạm này.
- Tổ chức quán triệt tới toàn bộ công chứng viên, người thực hiện công chứng, chứng thực, thừa phát lại tuân thủ nguyên tắc hành nghề, thực hiện đúng thẩm quyền và trách nhiệm theo quy định của pháp luật; chủ động rà soát, phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm hành vi tiếp tay cho hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và cá nhân.
2.3. Sở Thông tin và Truyền thông:
- Phối hợp với cơ quan báo chí và hệ thống thông tin cơ sở, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn của tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, kết quả phòng ngừa, xử lý của các lực lượng chức năng để nâng cao nhận thức, kịp thời cung cấp thông tin, tố giác hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
- Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông, Internet lưu giữ đầy đủ, chính xác, bảo mật thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ; tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có nội dung lừa đảo; chủ động triển khai các biện pháp cảnh báo, hỗ trợ bảo vệ người sử dụng.
- Phối hợp với Công an tỉnh, Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Tuyên Quang và các cơ quan liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý, giám sát các trang thông tin điện tử, tài khoản mạng xã hội của các tổ chức, cá nhân có hành vi huy động vốn, đầu tư trái phép, đổi tiền qua trung gian, quảng cáo mua bán hàng hóa, dịch vụ mua hộ hàng hóa, giới thiệu, quảng cáo đăng tin trên báo chí, trang thông tin điện tử, mạng xã hội, quảng cáo... tích hợp trên các sản phẩm dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin phòng ngừa hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
2.4. Sở Công thương
Kiểm tra về nội dung, điều kiện hoạt động của các doanh nghiệp, nhất là trong lĩnh vực thương mại điện tử; quản lý, giám sát hoạt động thương mại điện tử và các mô hình hoạt động kinh doanh trên ứng dụng công nghệ số, phòng ngừa hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản và các hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, kịp thời phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật để có biện pháp xử lý.
2.5. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an các cấp kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan đến công tác đăng ký kinh doanh đối với các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ: Công ty tài chính, cầm đồ, môi giới việc làm, nhà đất, du học, đưa người đi lao động ở nước ngoài, thương mại, thanh toán điện tử... để phòng ngừa hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
2.6. Sở Tài chính
Chủ động phòng ngừa hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực tài chính; thực hiện nghiêm các quy định liên quan đến định giá tài sản, giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính.
2.7. Đề nghị Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Tuyên Quang
Tổ chức rà soát, đề xuất cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định đối với việc ứng dụng các phương tiện thanh toán mới, tiên tiến, đảm bảo chặt chẽ, an toàn, tăng cường kiểm tra, phát hiện kịp thời các hành vi gian lận, không đúng quy định pháp luật về hoạt động thanh toán, trung gian thanh toán, phòng ngừa đối tượng lợi dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; khắc phục những thiếu sót trong các hoạt động cho vay, thanh toán, chuyển tiền, nhận tiền... Phối hợp với Công an tỉnh và các cơ quan liên quan trong công tác xác minh, xử lý tội phạm; kịp thời có biện pháp phong tỏa, ngăn chặn việc tẩu tán tài sản trong các vụ án, vụ việc.
2.8. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Tuyên Quang
Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh về các phương thức, thủ đoạn của tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhất là lừa đảo trên không gian mạng, kết quả phòng ngừa, xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật của các lực lượng chức năng. Kịp thời thông tin các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
2.9. Các Sở: Tài nguyên và Môi trường; Xây dựng; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Khoa học và Công nghệ; Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao tăng cường công tác tuyên truyền, quản lý các lĩnh vực, như: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất, các dự án phát triển đô thị, khu dân cư, khu du lịch nghỉ dưỡng, các dự án đầu tư sử dụng đất; quy hoạch xây dựng, kiến trúc, hoạt động đầu tư xây dựng, thị trường bất động sản; các đề án, dự án trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, phát triển nông thôn, nhất là các đề án, dự án có yếu tố nước ngoài; các vi phạm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa, đo lường, các hoạt động du lịch, quảng cáo...
2.10. Các Sở: Giáo dục và Đào tạo; Lao động, Thương binh và Xã hội; Ngoại vụ
Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đối với đội ngũ giáo viên, học sinh, sinh viên, người lao động; thông tin công khai, rộng rãi cho người dân về các cơ sở được phép kinh doanh trong các lĩnh vực: Môi giới việc làm, du học, xuất khẩu lao động... Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đưa người Việt Nam đi xuất khẩu lao động, học tập ở nước ngoài.
2.11. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố:
- Chú trọng vận động các cơ quan, đơn vị, khu dân cư, người dân trên địa bàn chủ động phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm nói chung và các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng; chỉ đạo lực lượng Công an ở cơ sở tổ chức diễn đàn “Công an lắng nghe ý kiến nhân dân”.
- Thực hiện các cơ chế, chính sách an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho người lao động, nhất là tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để phòng ngừa tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội nói chung và tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động huy động vốn, kinh doanh theo phương thức đa cấp, các thông tin có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản để xử lý theo quy định của pháp luật.
- Chỉ đạo lực lượng Công an cùng cấp tăng cường tấn công, trấn áp, xử lý nghiêm tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
2.12. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng đẩy mạnh công tác phòng ngừa, đấu tranh, xử lý tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử loại tội phạm này; thực hiện công tác tương trợ tư pháp, nhất là tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong điều tra, truy tố, xét xử các vụ án phức tạp, án điểm, được dư luận xã hội quan tâm... đảm bảo kịp thời và nghiêm minh, đúng pháp luật; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp về tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân.
2.13. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh:
- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân, đoàn viên, hội viên, người lao động; đẩy mạnh các giải pháp phối hợp thực hiện Đề án “Vận động toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm; cảm hóa, giáo dục, cải tạo người phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư”.
- Thực hiện tốt vai trò giám sát việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chế tài xử lý và hoạt động của các cơ quan nhà nước trong thực thi pháp luật, đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại địa bàn khu dân cư. Phối hợp tổ chức hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và xây dựng diễn đàn “Quần chúng nhân dân lên án, tố giác tội phạm” tại các địa bàn trọng điểm.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ triển khai thực hiện nghiêm nội dung Kế hoạch này tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình đảm bảo thiết thực, hiệu quả. Định kỳ hằng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện (qua Công an tỉnh) trước ngày 10/12.
2. Giao Công an tỉnh hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch này; định kỳ hằng năm tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Kế hoạch 83/KH-UBND năm 2020 về triển khai Chỉ thị 21/CT-TTg về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 2 Kế hoạch 124/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 3 Kế hoạch 126/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Chỉ thị 21/CT-TTg về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản do tỉnh Quảng Ninh
- 4 Kế hoạch 70/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Chỉ thị 21/CT-TTg về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản do tỉnh Thái Bình ban hành
- 5 Kế hoạch 64/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Quyết định 414/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam giai đoạn 2019-2025 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 6 Kế hoạch 137/KH-UBND năm 2020 về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 7 Kế hoạch 60/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chỉ thị 21/CT-TTg về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản do tỉnh Cà Mau ban hành
- 8 Chỉ thị 21/CT-TTg năm 2020 về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9 Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2019 về tăng cường giải pháp phòng, chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản có sử dụng công nghệ cao do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 1 Kế hoạch 83/KH-UBND năm 2020 về triển khai Chỉ thị 21/CT-TTg về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 2 Kế hoạch 124/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 3 Kế hoạch 126/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Chỉ thị 21/CT-TTg về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản do tỉnh Quảng Ninh
- 4 Kế hoạch 70/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Chỉ thị 21/CT-TTg về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản do tỉnh Thái Bình ban hành
- 5 Kế hoạch 64/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Quyết định 414/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam giai đoạn 2019-2025 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 6 Kế hoạch 137/KH-UBND năm 2020 về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 7 Kế hoạch 60/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chỉ thị 21/CT-TTg về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản do tỉnh Cà Mau ban hành
- 8 Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2019 về tăng cường giải pháp phòng, chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản có sử dụng công nghệ cao do tỉnh Quảng Ngãi ban hành