Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 74/KH-UBND

Hà Nội, ngày 04 tháng 03 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN CƠ GIỚI HÓA TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2022-2025

Thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về việc Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025. Căn cứ Nghị quyết số 10/2018/NQ-HĐND ngày 05/12/2018 của HĐND Thành phố về một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, phát triển hợp tác xã, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội; Quyết định số 142/2007/QĐ-UBND ngày 10/12/2007 của UBND Thành phố ban hành Quy chế về quản lý và sử dụng Quỹ Khuyến nông Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch Phát triển cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2022-2025 với nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định của Trung ương và Thành phố về Phát triển cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm tạo điều kiện phát triển sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp, giải phóng sức lao động, tăng năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người nông dân, từng bước cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững.

2. Cụ thể hóa nội dung Chương trình số 04-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội, phát huy sức mạnh tổng hợp của Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị, các sở, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã trong phát triển nông thôn mới.

3. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Sở, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện các mục tiêu, nội dung Phát triển cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Xây dựng ngành sản xuất nông nghiệp Hà Nội hiện đại, phát triển dịch vụ nông nghiệp, nông thôn bằng đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất, nâng cao năng suất chất lượng và năng lực cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng tốt nhu cầu về tiêu dùng, đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp Thủ đô theo hướng phát triển bền vững, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản, tăng tỷ trọng giá trị sản phẩm ứng dụng công nghệ cao.

Góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển nông nghiệp ổn định, chuyển dịch cơ cấu nội ngành theo kịp yêu cầu thực tiễn, tăng trưởng hàng năm giai đoạn 2021-2025 đạt từ 2,5% - 3,0%.

- Mở rộng việc ứng dụng công nghệ cơ giới hóa hiện đại vào sản xuất lúa, rau màu từ công đoạn gieo sạ, cấy đến thu hoạch nhằm giảm chi phí giá thành sản xuất.

- Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ sản xuất đối với các cây trồng chủ lực như: Lúa, ngô, rau, đậu tương theo hướng hàng hóa, tạo điều kiện áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật.

2. Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2025, những vùng nông nghiệp sản xuất hàng hóa tập trung cơ bản được cơ giới hóa và cơ giới hóa đồng bộ.

- Phấn đấu mức độ cơ giới hóa các khâu trong sản xuất nông nghiệp đến năm 2025 đối với các cây chủ lực đạt từ 15-98%; các ngành hàng nông sản được cơ giới hóa đồng bộ gắn với các vùng nguyên liệu tập trung:

+ Khâu làm đất: 98%.

+ Khâu gieo cấy: 15%.

+ Khâu chăm sóc: 60%.

+ Khâu thu hoạch (lúa): 95%.

- Đến năm 2025 có khoảng 36 tổ (nhóm) dịch vụ kỹ thuật phục vụ sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn; 10 tổ (nhóm) dịch vụ kỹ thuật phục vụ sản xuất cây màu.

- 100% sản phẩm rau, quả chế biến áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa theo quy định của Thành phố và của Trung ương.

III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, MỨC HỖ TRỢ, PHƯƠNG THỨC HỖ TRỢ VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Phạm vi

Cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp được thực hiện ở 18 huyện, thị xã và các quận có sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội.

2. Đối tượng và điều kiện áp dụng: Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi mua các loại máy móc, thiết bị cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp bao gồm: máy làm đất; máy gieo cấy; máy gặt đập liên hợp; máy phun thuốc có động cơ; hệ thống tưới tiết kiệm; máy vắt sữa; máy thái cỏ; hệ thống làm mát chuồng trại; hệ thống cho ăn tự động; thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường; máy quạt nước trong nuôi thủy sản.

3. Nội dung và mức hỗ trợ: 100% phí quản lý (vay vốn Quỹ khuyến nông Thành phố), 100% lãi suất theo mức lãi suất của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh thành phố Hà Nội tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng vay vốn, thời hạn vay tối đa là 3 năm (36 tháng), mức vay được hỗ trợ tối đa 100% giá trị sản phẩm.

4. Phương thức hỗ trợ: Ngân sách Thành phố hỗ trợ trực tiếp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thông qua hợp đồng vay vốn của Quỹ khuyến nông, vay vốn của các Ngân hàng thương mại được UBND cấp xã xác nhận và UBND cấp huyện phê duyệt.

5. Thời gian thực hiện Kế hoạch: Giai đoạn 2022-2025.

IV. NỘI DUNG THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN CƠ GIỚI HÓA

* Hỗ trợ cơ giới hóa trong sản xuất

1. Trồng trọt

- Hỗ trợ cơ giới hóa khâu làm đất 301 máy, trong đó:

+ Loại máy < 15HP: 139 máy.

+ Loại máy từ 15 - < 25 HP: 82 máy.

+ Loại máy từ 25 - < 35 HP: 51 máy.

+ Loại máy từ 35 - 50 HP: 29 máy.

- Hỗ trợ dây chuyền gieo mạ tự động, gieo hạt: 33 dây chuyền.

- Hỗ trợ máy cấy: 895 máy gồm loại 4 hàng, 6 hàng và loại 8 hàng (ưu tiên hỗ trợ máy cấy 6 hàng):

+ Máy cấy loại 4 hàng: 502 máy.

+ Máy cấy loại 6 hàng: 374 máy.

+ Máy cấy loại 8 hàng: 19 máy.

- Hỗ trợ cơ giới hóa trong chăm sóc:

+ Máy phun thuốc bảo vệ thực vật: 2.037 máy.

+ Thiết bị bay phun thuốc bảo vệ thực vật: 5 thiết bị.

- Hỗ trợ cơ giới hóa trong thu hoạch: 53 máy gặt đập liên hợp công suất 84 HP.

- Hệ thống tưới tự động: 476 hệ thống.

2. Chăn nuôi

- Chăn nuôi trâu, bò:

+ Máy băm thái cỏ: 302 máy.

+ Máy vắt sữa: 71 máy.

- Chăn nuôi lợn:

+ Hệ thống làm mát: 750 hệ thống.

+ Hệ thống ăn, uống tự động: 5.986 hệ thống.

- Chăn nuôi gia cầm:

+ Hệ thống làm mát: 2.202 hệ thống.

+ Hệ thống ăn, uống tự động, bán tự động: 2.868 hệ thống.

+ Máy phun thuốc khử trùng: 300 máy.

3. Thủy sản

Máy sục khí: 2.841 máy.

(Có Phụ lục 01, 02 tổng hợp và chi tiết từng địa phương kèm theo)

4. Kinh phí thực hiện

* Khái toán kinh phí đầu tư cơ giới hóa trong sản xuất: 1.765.973.000.000 đồng. (Nguồn đầu tư từ các tổ chức, cá nhân thực hiện CGH và vốn vay từ các tổ chức tín dụng và Quỹ Khuyến nông)

* Tổng nguồn vay từ quỹ Khuyến nông Thành phố hoặc các ngân hàng thương mại theo quy định của nhà nước: 1.765.973.000.000 đồng. (Một nghìn, bảy trăm sáu mươi lăm tỷ, chín trăm bảy mươi ba triệu đồng).

* Tổng kinh phí dự kiến thực hiện hỗ trợ: 311.240.000.000 đồng (Ba trăm mười một tỷ, hai trăm bốn mươi triệu đồng), trong đó:

+ Phí quản lý Quỹ Khuyến nông Thành phố: 9,0 tỷ đồng/3năm.

+ Lãi suất ngân hàng bình quân 8%/năm cho khoản vay 302,24 tỷ đồng/3năm.

Trung bình ngân sách hỗ trợ: 77,81 tỷ đồng/năm.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Tham mưu cho UBND Thành phố điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển nông nghiệp đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 17/2012/QĐ-UBND ngày 09/7/2012 cho phù hợp với tình hình thực tế. Đồng thời, phân vùng sản xuất chuyên canh tập trung theo hướng sản xuất nông nghiệp an toàn, hữu cơ quy mô lớn.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch.

- Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Trung ương, Thành phố về cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp; đồng thời xây dựng một số mô hình điểm về cơ giới hóa, HTX, tổ hợp tác cơ giới hóa để người dân tham quan, học tập kinh nghiệm.

- Hướng dẫn các HTX, tổ hợp tác tích tụ ruộng đất, mở rộng sản xuất tạo các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bền vững.

- Vận động, hỗ trợ thành lập HTX, tổ hợp tác cơ giới hóa và chế biến sản phẩm nông nghiệp, tổ chức đào tạo công nhân kỹ thuật vận hành, sửa chữa thiết bị cơ giới hóa, dịch vụ cơ giới hóa.

- Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn thực hiện hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc, thiết bị thực hiện cơ giới hóa theo đúng quy định.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các quận, huyện, thị xã thực hiện Kế hoạch, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch hàng năm. Trên cơ sở những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện trình UBND Thành phố xem xét sửa đổi bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

- Tổng hợp Kế hoạch đề xuất hàng năm của các địa phương trình UBND Thành phố theo quy định.

2. Sở Tài chính

Trên cơ sở đề xuất của đơn vị, căn cứ khả năng cân đối ngân sách hàng năm, tham mưu UBND Thành phố bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước”.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp Sở Tài chính cân đối kế hoạch vốn để thực hiện kế hoạch, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các Sở, Ngành liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch theo quy định.

4. Sở Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì giới thiệu công nghệ máy móc, thiết bị tiên tiến, nhất là các thiết bị phục vụ chế biến, bảo quản nông sản.

- Phối hợp trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và PTNT, các đơn vị liên quan hướng dẫn việc tích tụ ruộng đất, trình tự chuyển mục đích sử dụng đất theo aaunga quy định để phát triển sản xuất và chế biến nông sản.

6. Ngân hàng nhà nước Chi nhánh Hà Nội

Chỉ đạo các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố ưu tiên bố trí vốn vay đáp ứng nhu cầu mua máy, thiết bị của các tổ chức, cá nhân thực hiện cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2022-2025.

7. Hội Nông dân Thành phố

Phối hợp với Liên minh HTX Thành phố, Sở Nông nghiệp và PTNT vận động xây dựng các tổ kỹ thuật, hỗ trợ nông dân hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, bảo vệ lợi ích của hội viên trong quá trình thực hiện liên kết.

8. UBND các quận, huyện, thị xã

- Trên cơ sở quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp của Thành phố, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng nông thôn mới của địa phương, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng các mô hình cơ giới hóa sản xuất và chế biến sản phẩm của địa phương, tổ chức thực hiện đảm bảo hiệu quả, đúng quy định.

- Chỉ đạo UBND cấp xã tổ chức tuyên truyền, triển khai thực hiện Kế hoạch, khuyến khích, động viên các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển cơ giới hóa trên địa bàn.

- Hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp các đối tượng có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn đầu tư cơ giới hóa.

- Kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất; định kỳ 6 tháng, 01 năm hoặc đột xuất báo cáo kết quả thực hiện cơ giới hóa về UBND Thành phố qua Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp.

- Xây dựng Kế hoạch đề nghị UBND Thành phố hỗ trợ hàng năm gửi Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp để xây dựng Kế hoạch chung của Thành phố.

9. Các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện cơ giới hóa

- Chủ động xây dựng phương án phát triển cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp và tổ chức thực hiện theo đúng quy định. Hoàn thiện hồ sơ vay vốn gửi ngân hàng hoặc Trung tâm Khuyến nông để thẩm định.

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả và hoàn trả vốn vay theo đúng kỳ hạn.

- Hoàn thiện thủ tục hỗ trợ theo quy định.

Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch; rà soát, lồng ghép (nếu có) các chương trình, kế hoạch do đơn vị mình chủ trì tổ chức thực hiện với Phát triển cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2022-2025 đảm bảo không bị trùng lặp, nâng cao hiệu quả công tác Phát triển cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố; định kỳ 6 tháng và cả năm báo cáo kết quả thực hiện về UBND Thành phố qua Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp (Báo cáo 6 tháng trước ngày 15/6, báo cáo năm trước ngày 10/12)./.

 


Nơi nhận:
- TT Thành ủy, HĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các PCT UBND Thành phố;
- Các Sở, ban, ngành Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- CVP, P.CVP V.T.Quân, KT, KGVX, ĐT, TH;
- Lưu: VT, KT (Vân).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Mạnh Quyền

 

PHỤ LỤC 01

TỔNG HỢP MÁY, THIẾT BỊ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CƠ GIỚI HÓA TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2022-2025
(Kèm theo Kế hoạch số 74/KH-UBND ngày 04 tháng 3 năm 2022 của UBND thành phố Hà Nội)

STT

Nội dung

ĐVT
(máy, hệ thống)

Tổng

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

A

Trồng trọt

 

 

 

 

 

 

I

Máy làm đất

 

301

77

77

77

70

1

Máy làm đất < 15HP

máy

139

35

35

35

34

2

Máy làm đất 15-25 HP

máy

82

21

21

21

19

3

Máy làm đất 25-35 HP

máy

51

13

13

13

12

4

Máy làm đất ≥ 35 HP

máy

29

8

8

8

5

II

Dây chuyền gieo mạ khay tự động, gieo hạt, gieo mạ khay

máy

33

8

8

8

9

III

Máy cấy

máy

895

225

225

225

220

1

Máy cấy loại 4 hàng

máy

502

126

126

126

124

2

Máy cấy loại 6 hàng

máy

374

94

94

94

92

3

Máy cấy loại 8 hàng

máy

19

5

5

5

4

IV

Máy gặt đập liên hợp

máy

53

13

13

13

14

V

Máy phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)

 

2,037

509

509

509

510

1

Máy phun thuốc BVTV động cơ

máy

2,032

508

508

508

508

2

Thiết bị bay tự động phun thuốc BVTV

máy

5

1

1

1

2

VI

Hệ thống tưới nước tự động cây ăn quả

HT

476

119

119

119

119

B

Ngành chăn nuôi

 

 

 

 

 

 

I

Chăn nuôi trâu, bò

 

 

 

 

 

 

1

Máy trộn thức ăn và băm thái đa năng

máy

302

76

76

76

74

2

Máy vắt sữa bò

máy

71

18

18

18

17

II

Chăn nuôi lợn

máy

 

 

 

 

 

1

Hệ thống làm mát tự động, bán tự động chuồng trại

HT

750

188

188

188

186

2

Hệ thống cho ăn, uống tự động

HT

5,986

1,497

1,497

1,497

1,495

III

Chăn nuôi gia cầm

 

 

 

 

 

 

1

Hệ thống làm mát chuồng trại tự động, bán tự động

HT

2,202

551

551

551

549

2

Hệ thống máng ăn tự động, bán tự động

HT

2,868

717

717

717

717

3

Máy phun thuốc sát trùng bằng tay và tự động

máy

300

75

75

75

75

C

Ngành Thủy sản

 

 

 

 

 

 

1

Máy sục khí, quạt nước tạo oxy

máy

2,841

710

710

710

711

 

PHỤ LỤC 02

CHI TIẾT SỐ MÁY, THIẾT BỊ CỦA TỪNG HUYỆN, THỊ XÃ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CƠ GIỚI HÓA TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2022-2025
(Kèm theo Kế hoạch số 74/KH-UBND ngày 04 tháng 03 năm 2022 của UBND thành phố Hà Nội)

STT

Nội dung

ĐVT (máy hệ thống)

Tổng

Thường Tín

Thanh Trì

Ứng Hòa

Quốc Oai

Mỹ Đức

Thanh Oai

Sơn Tây

Mê Linh

Sóc Sơn

Hoài Đức

Đông Anh

Phúc Thọ

Phú Xuyên

Chương Mỹ

Ba Vì

Gia Lâm

Thạch Thất

Đan Phưng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

A

Trồng trọt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Máy làm đất

 

301

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Máy làm đất ≤ 15HP

máy

139

10

6

8

8

8

6

6

5

6

6

6

6

6

6

8

15

15

8

2

Máy làm đất 15-25 HP

máy

82

 

 

 

 

 

 

10

 

20

 

5

20

 

 

5

20

2

 

3

Máy làm đất 25-35 HP

máy

51

 

 

 

 

 

 

20

 

 

 

 

19

 

2

 

10

 

 

4

Máy làm đất ≥ 35 HP

máy

29

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

19

 

 

II

Máy cấy

máy

895

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Máy cấy loại 4 hàng

máy

502

30

2

30

30

45

40

5

40

40

2

 

50

50

25

48

25

35

5

2

Máy cấy loại 6 hàng

máy

374

20

 

35

20

30

37

2

20

10

 

 

36

70

44

20

5

20

5

3

Máy cấy loại 8 hàng

máy

19

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

10

 

3

 

 

 

 

III

Dây chuyền gieo mạ khay tự động, gieo hạt, gieo mạ khay

máy

33

 

 

3

2

5

10

 

3

2

 

 

2

3

3

 

 

 

 

IV

Máy gặt đập liên hợp công suất 84HP

máy

53

 

 

5

3

5

5

5

5

2

1

 

5

5

5

 

 

5

2

V

Máy phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)

 

2,037

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Máy phun thuốc BVTV động cơ

máy

2,032

100

52

100

150

100

100

30

100

110

40

100

150

170

200

200

100

150

80

2

Thiết bị bay tự động phun thuốc BVTV

máy

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

VI

Hệ thống tưới nước tự động

HT

476

30

30

30

30

20

20

10

20

30

20

 

36

30

50

50

30

30

10

B

Ngành chăn nuôi

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Chăn nuôi trâu, bò

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Máy băm thái cỏ

máy

302

20

 

20

27

20

20

5

20

20

3

 

20

20

30

32

20

15

10

2

Máy vắt sữa bò

máy

71

 

 

 

12

30

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

25

 

II

Chăn nuôi lợn

máy

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Hệ thống làm mát tự động, bán tự động

HT

750

50

5

50

50

50

15

10

10

10

5

 

20

50

50

50

25

250

50

2

Hệ thống cho ăn, uống tự động

HT

5,986

30

10

100

100

90

50

30

96

100

20

 

200

100

200

200

100

4500

60

III

Chăn nuôi gia cầm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Hệ thống làm mát chuồng trại tự động, bán tự động

HT

2,202

50

7

50

73

60

50

30

30

50

50

 

190

12

50

400

100

500

500

2

Hệ thống máng ăn tự động, bán tự động

HT

2,868

200

100

200

300

200

100

100

100

100

68

 

200

200

200

200

200

200

200

3

Máy phun thuốc khử trùng bằng tay và tự động

máy

300

 

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

20

50

100

10

100

10

C

Ngành Thủy sản

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Máy sục khí, quạt nước tạo oxy

máy

2,841

250

200

300

200

200

400

30

100

100

50

 

200

200

100

111

100

200

100