ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7433/KH-UBND | Đà Nẵng, ngày 20 tháng 9 năm 2017 |
KẾ HOẠCH
TIẾP TỤC TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN “XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ GIAI ĐOẠN 2017 - 2021” THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 705/QĐ-TTg NGÀY 25/5/2017 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án nhằm thể chế hóa các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về việc xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) và trợ giúp pháp lý trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ Xll và nội dung của Quyết định 705/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ bảo đảm tính khả thi, thiết thực và hiệu quả.
b) Phát huy vai trò, trách nhiệm xã hội của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong việc đẩy mạnh các hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật, hoạt động tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý trong đó xác định rõ nét vai trò chủ đạo của Hội Luật gia các cấp từ Thành hội đến các quận, huyện hội; Chi hội trực thuộc, Chi hội cơ sở.
c) Nâng cao năng lực PBGDPL và trợ giúp pháp lý cho hội viên Hội Luật gia trong triển khai các hoạt động này; phấn đấu đến hết năm 2021, hội viên Hội Luật gia toàn thành phố được bồi dưỡng, tập huấn các kỹ năng, nghiệp vụ PBGDPL và trợ giúp pháp lý tham gia làm tư vấn viên, báo cáo viên pháp luật ở các cấp Hội.
d) Thu hút các tổ chức Hội, doanh nghiệp, cá nhân thành phố tham gia thực hiện xã hội hóa công tác PBGDPL và trợ giúp pháp lý; tăng cường sự phối hợp giữa các chủ thể này với các cơ quan nhà nước nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật.
2. Yêu cầu
a) Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị có liên quan, bảo đảm thực hiện đúng yêu cầu của Đề án do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
b) Bảo đảm sự tham gia phối hợp của các cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình triển khai Kế hoạch này.
II. CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền PBGDPL về cơ sở, lồng ghép với hòa giải tại khu dân cư, tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý, các hoạt động sinh hoạt pháp lý thông qua các hình thức văn hóa, văn nghệ, vui chơi tại cộng đồng. Biên soạn, cung cấp đến tận thôn, tổ dân phố các tài liệu phổ biến giáo dục pháp luật phù hợp với từng địa bàn dân cư và khu vực của thành phố.
2. Thông qua thực hiện Đề án xã hội hóa công tác PBGDPL và trợ giúp pháp lý; phát huy tính chủ động của các cấp Hội Luật gia, vai trò và trách nhiệm của các luật gia trong việc đổi mới, đa dạng hóa các nội dung và hình thức PBGDPL và trợ giúp pháp lý cho cán bộ và nhân dân thành phố.
3. Ưu tiên triển khai nội dung Đề án xã hội hóa tại các địa bàn nông thôn, vùng xa, xã có thôn đồng bào, dân tộc ít người (Tà lang, Giàn Bí của xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang), các địa bàn xảy ra nhiều hành vi vi phạm pháp luật.
4. Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm Tư vấn pháp luật - Hội Luật gia thành phố; bổ sung đội ngũ tư vấn viên pháp luật và xây dựng đội ngũ cộng tác viên tư vấn pháp luật của Trung tâm. Tăng cường hoạt động tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý miễn phí cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo - cận nghèo và các đối tượng yếu thế của thành phố; có kế hoạch thường xuyên tổ chức các Đoàn tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý lưu động đến các địa bàn, khu dân cư trong thành phố.
5. Nghiên cứu xây dựng Chi nhánh Trung tâm tư vấn pháp luật - trực thuộc Trung tâm tư vấn pháp luật của Hội Luật gia thành phố tại một số khu vực trọng điểm của thành phố theo Nghị định 77/2008/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 01/2010/TT-BTP của Bộ Tư pháp về tư vấn pháp luật, trong đó chú ý kết hợp hoạt động tư vấn pháp luật với việc tuyên truyền phổ biến pháp luật phù hợp với từng đối tượng tại các khu dân cư của thành phố và từng bước đưa tư vấn viên pháp luật và cộng tác viên tư vấn pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý miễn phí kết hợp hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ trong nội bộ nhân dân.
6. Kiện toàn và nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ luật gia là báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, tư vấn viên, cộng tác viên tư vấn pháp luật nằm đáp ứng yêu cầu xã hội hóa công tác PBGDPL và trợ giúp pháp lý trong giai đoạn mới. Nâng cao năng lực cho các cấp Hội Luật gia, các tổ chức xã hội trong các hoạt động PBGDPL và trợ giúp pháp lý.
- Biên soạn, cung cấp các tài liệu đề cương về PBGDPL và trợ giúp pháp lý đến cơ sở, trong đó chú ý các nội dung phù hợp với đặc điểm từng khu dân cư trên địa bàn thành phố.
- Tổ chức tập huấn nội dung các văn bản pháp luật mới do Quốc hội ban hành hàng năm, cử báo cáo viên pháp luật của Hội triển khai đến các địa phương và đơn vị trong thành phố; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ tuyên truyền phổ biến pháp luật và trợ giúp pháp lý cho các Luật gia, cán bộ tư vấn của các Trung tâm tư vấn pháp luật trực thuộc Hội Luật gia và cán bộ làm công tác PBGDPL của các tổ chức này.
- Tăng cường quan hệ công tác giữa Hội Luật gia thành phố với Sở Tư pháp, Đoàn Luật sư, các cơ quan hữu quan và cơ quan truyền thông trong hoạt động PBGDPL và trợ giúp pháp lý. Hỗ trợ, tạo các điều kiện cần thiết về trang thiết bị, cơ sở vật chất và kinh phí cho các cấp Hội Luật gia để tổ chức thực hiện có hiệu quả hoạt động PBGDPL, trợ giúp pháp lý cho nhân dân.
7. Đẩy mạnh hoạt động phối hợp của các cơ quan pháp luật thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của thành phố và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp đặc thù và các tổ chức xã hội khác để thúc đẩy các hoạt động PBGDPL và trợ giúp pháp lý trong thời gian triển khai của Đề án.
- Xây dựng các Quy chế phối hợp giữa Hội Luật gia thành phố với các cơ quan, tổ chức nói trên để triển khai cụ thể các hoạt động PBGDPL và trợ giúp pháp lý.
- Xây dựng, ban hành và phổ biến các bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp nhằm phát huy trách nhiệm xã hội của lực lượng tư vấn viên pháp luật, luật sư, luật gia và các cộng tác viên khi tham gia hoạt động PBGDPL và trợ giúp pháp lý.
8. Giới thiệu mục đích yêu cầu và nội dung của Đề án đến với các doanh nghiệp và doanh nhân thành phố nhằm huy động nguồn lực của họ tham gia vào hoạt động PBGDPL và trợ giúp pháp lý.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phân công trách nhiệm
a) Hội Luật gia thành phố chủ trì, phối hợp với các cơ quan để triển khai thực hiện Đề án, có trách nhiệm:
- Tổ chức triển khai thực hiện Đề án, xây dựng Kế hoạch thực hiện hàng năm và cả giai đoạn.
- Lập dự toán kinh phí thực hiện từng năm của Đề án ở cấp Thành hội và các đơn vị trực thuộc.
- Phối hợp và hướng dẫn các cơ quan, tổ chức có liên quan được giao nhiệm vụ thực hiện công tác PBGDPL, trợ giúp pháp lý.
- Định kỳ hàng năm báo cáo kết quả triển khai thực hiện Đề án về Hội Luật gia Việt Nam và Ủy ban nhân dân thành phố (thông qua Sở Tư pháp để tổng hợp báo cáo Bộ Tư pháp và Thủ tướng Chính phủ).
b) Sở Tư pháp thành phố
- Phối hợp với Hội Luật gia thành phố hướng dẫn việc triển khai thực hiện Đề án; phối hợp nghiên cứu biên soạn và cung cấp các tài liệu bổ trợ về PBGDPL và trợ giúp pháp lý cho các tổ chức xã hội; tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền PBGDPL và trợ giúp pháp lý cho cán bộ tư vấn pháp luật và cán bộ làm công tác PBGDPL của các tổ chức này.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương tổ chức thực hiện các nội dung liên quan trong Đề án.
c) Sở Tài chính thành phố
- Đảm bảo ngân sách nhà nước cấp hàng năm để thực hiện Đề án theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
- Phối hợp với Hội Luật gia thành phố hướng dẫn các địa phương, cơ quan liên quan về cơ chế tài chính trong quá trình thực hiện Đề án.
d) Ủy ban nhân dân các cấp tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc thực hiện Đề án tại địa phương.
đ) Các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị-xã hội trên địa bàn thành phố trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với Hội Luật gia thành phố thực hiện Kế hoạch này.
e) Đề nghị Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp với Hội luật gia thành phố thực hiện Kế hoạch này.
g) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các tổ chức thành viên tăng cường phối hợp với Hội Luật gia thành phố thực hiện Kế hoạch này.
2. Tiến độ thực hiện Đề án
- Giai đoạn I (2017-2019): Nghiên cứu chọn địa bàn trọng điểm để tiếp tục thực hiện Đề án tại 03 quận (huyện) và 05 đơn vị có Chi hội Luật gia hoạt động. Kiểm tra việc thực hiện Đề án, sơ kết giai đoạn I; xây dựng chương trình nội dung thực hiện Đề án từ năm 2020-2021.
- Giai đoạn II (2020-2021): Trên cơ sở kết quả thực hiện của giai đoạn I mở rộng và triển khai thực hiện trên phạm vi toàn thành phố.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 3422/QĐ-UBND năm 2017 về kế hoạch thực hiện Đề án Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh An Giang giai đoạn 2018-2020
- 2 Kế hoạch 304/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Đề án “Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2013-2016” đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 3 Kế hoạch 1994/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Đề án "Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 4 Kế hoạch 10315/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Đề án Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2017-2021 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 5 Kế hoạch 2664/KH-UBND năm 2017 về tiếp tục triển khai Đề án “Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2012-2016” đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 6 Kế hoạch 1437/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017–2021 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 7 Quyết định 705/QĐ-TTg năm 2017 Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 9 Thông tư 01/2010/TT-BTP hướng dẫn Nghị định 77/2008/NĐ-CP về tư vấn pháp luật do Bộ Tư pháp ban hành
- 10 Nghị định 77/2008/NĐ-CP về việc tư vấn pháp luật
- 1 Kế hoạch 1994/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Đề án "Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 2 Kế hoạch 1437/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017–2021 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 3 Quyết định 3422/QĐ-UBND năm 2017 về kế hoạch thực hiện Đề án Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh An Giang giai đoạn 2018-2020
- 4 Kế hoạch 2664/KH-UBND năm 2017 về tiếp tục triển khai Đề án “Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2012-2016” đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 5 Kế hoạch 10315/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Đề án Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2017-2021 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 6 Kế hoạch 304/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Đề án “Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2013-2016” đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang