ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 76/KH-UBND | Thái Bình, ngày 31 tháng 7 năm 2019 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ HÒA GIẢI VIÊN Ở CƠ SỞ GIAI ĐOẠN 2019 - 2022” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH
Thực hiện Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019 - 2022”; Quyết định số 1331/QĐ-BTP ngày 12/6/2019 của Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án trong năm 2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019 - 2022” trên địa bàn tỉnh như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Nâng cao năng lực cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở để giải quyết kịp thời, hiệu quả các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở.
- Tạo chuyển biến căn bản, toàn diện trong công tác hòa giải ở cơ sở, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ trong giai đoạn mới, giảm số vụ việc phải đưa ra Tòa án và các cơ quan nhà nước giải quyết, tiết kiệm thời gian, chi phí của xã hội và của Nhà nước.
- Tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án theo tiến độ, phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước và điều kiện thực tế của địa phương nhằm từng bước thực hiện các mục tiêu của Đề án.
2. Yêu cầu
- Quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về hòa giải ở cơ sở để thúc đẩy thực hiện có hiệu quả Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành, gắn công tác hòa giải ở cơ sở với thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động.
- Tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ và kỹ năng hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên bằng các giải pháp cụ thể, thiết thực, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tiết kiệm, hiệu quả, không trùng lặp, chồng chéo với nhiệm vụ thường xuyên đã và đang được các sở, ngành, địa phương thực hiện.
- Phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc, vai trò quản lý của Nhà nước và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, huy động các nguồn lực xã hội, xây dựng đội ngũ hòa giải viên có trình độ, kỹ năng và nghiệp vụ hòa giải đáp ứng yêu cầu của công tác hòa giải ở cơ sở trong giai đoạn mới.
- Các hoạt động đề ra phải đúng mục tiêu, sát với nội dung của Đề án, bảo đảm tính khả thi.
- Xác định rõ nội dung công việc, tiến độ thực hiện các nhiệm vụ, bảo đảm kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả.
II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Biên soạn, phát hành Bộ tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở và các tài liệu dành cho đội ngũ tập huấn viên theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp
Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
Cơ quan phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội Luật gia, Đoàn Luật sư; Phòng Tư pháp huyện, thành phố.
Thời gian thực hiện: Theo chỉ đạo của Bộ Tư pháp.
2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc nâng cao năng lực cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc khai thác các cơ sở dữ liệu pháp luật liên quan đến công tác hòa giải ở cơ sở.
Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông.
Thời gian thực hiện: Từ năm 2020 và các năm tiếp theo.
- Đăng tải Bộ tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở và các tài liệu tập huấn, bồi dưỡng, các ấn phẩm khác về hòa giải ở cơ sở trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, Sở Tư pháp, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, các phương tiện phát thanh, truyền hình.
Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông.
Cơ quan phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Báo Thái Bình, Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình, Ủy ban nhân dân, Phòng Tư pháp huyện, thành phố.
Thời gian thực hiện: Năm 2019 -2022.
- Tiếp nhận, hướng dẫn giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện hòa giải ở cơ sở, nhất là hòa giải các vụ việc khó, phức tạp.
Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp; Ủy ban nhân dân, Phòng Tư pháp huyện, thành phố.
Cơ quan phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức thành viên; các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Thời gian thực hiện: Năm 2019 - 2022 và các năm tiếp theo.
3. Xây dựng đội ngũ tập huấn viên có đủ chuyên môn, nghiệp vụ để hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải cho hòa giải viên ở cơ sở
- Xây dựng đội ngũ tập huấn viên cấp tỉnh (từ 03 - 05 người), cấp huyện (từ 04 - 08 người/01 huyện, thành phố) từ nguồn cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, cán bộ, công chức thuộc tổ chức chính trị - xã hội tham gia công tác hòa giải ở cơ sở; báo cáo viên pháp luật và các cá nhân khác có đủ khả năng, kiến thức, phương pháp để tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải cho hòa giải viên ở cơ sở.
Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp; Phòng Tư pháp huyện, thành phố.
Cơ quan phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp và các tổ chức thành viên, Hội Luật gia các cấp.
Thời gian thực hiện: Quý III, IV năm 2019.
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải ở cơ sở cho đội ngũ tập huấn viên cấp tỉnh, cấp huyện bằng hình thức phù hợp.
Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.
Cơ quan phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội Luật gia tỉnh, Phòng Tư pháp huyện, thành phố.
Thời gian thực hiện: Từ năm 2019 - 2022.
4. Thực hiện chỉ đạo điểm
a) Sở Tư pháp căn cứ tình hình và đặc thù của địa phương, lựa chọn 01- 02 xã để thực hiện chỉ đạo điểm.
- Hoạt động chỉ đạo điểm tập trung vào các nội dung sau đây:
+ Rà soát, đánh giá năng lực, trình độ của đội ngũ hòa giải viên cơ sở; củng cố, kiện toàn tổ hòa giải, hòa giải viên.
+ Bồi dưỡng nghiệp vụ cho hòa giải viên: Tổ chức các lớp tập huấn, cấp phát tài liệu; tổ chức các diễn đàn giao lưu, trao đổi kinh nghiệm... cho hòa giải viên của xã thực hiện chỉ đạo điểm.
+ Các hoạt động khác phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
+ Hướng dẫn, tạo điều kiện cho đội ngũ luật sư, luật gia, người đang và đã từng là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, chấp hành viên, thẩm tra viên trong cơ quan tiến hành tố tụng, cán bộ, công chức, viên chức có đủ tiêu chuẩn đang thường trú ở cơ sở tham gia làm hòa giải viên hoặc hỗ trợ pháp lý cho tổ hòa giải ở cơ sở, hỗ trợ tài liệu, tư vấn, tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho tổ hòa giải, hòa giải viên ở cơ sở.
+ Xây dựng mô hình tổ hòa giải tiêu biểu xuất sắc.
+ Định kỳ hằng năm thực hiện đánh giá hiệu quả công tác chỉ đạo điểm; biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với tổ hòa giải, hòa giải viên, cá nhân, tổ chức có đóng góp tích cực, hiệu quả trong công tác hòa giải ở cơ sở.
Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
Cơ quan phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Công an tỉnh, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã được chọn điểm.
Thời gian thực hiện: Năm 2019 - 2022.
b) Ủy ban nhân dân huyện, thành phố căn cứ vào tình hình thực tế và đặc thù của địa phương, chủ động lựa chọn một số đơn vị cấp xã để thực hiện chỉ đạo điểm.
- Các hoạt động chỉ đạo điểm gồm:
+ Tập huấn, cấp phát tài liệu... cho hòa giải viên; hỗ trợ nguồn lực thực hiện hòa giải các vụ việc phức tạp, tranh chấp giá trị tài sản lớn, tranh chấp đất đai.
+ Hỗ trợ, huy động nguồn lực xã hội nhằm nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên.
+ Các hoạt động khác phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
+ Định kỳ hằng năm thực hiện đánh giá hiệu quả công tác chỉ đạo điểm; biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với tổ hòa giải, hòa giải viên, cá nhân, tổ chức có đóng góp tích cực, hiệu quả trong công tác hòa giải ở cơ sở.
Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.
Cơ quan phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện, cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận.
Thời gian thực hiện: Năm 2019 - 2022.
5. Xây dựng đội ngũ hòa giải viên có đủ tiêu chuẩn, năng lực đáp ứng yêu cầu của công tác hòa giải ở cơ sở
- Rà soát, kiện toàn các tổ hòa giải và đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở bảo đảm các tổ hòa giải có đủ số lượng, thành phần, tiêu chuẩn và hoạt động hiệu quả đáp ứng nhu cầu hòa giải ở cơ sở.
Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì nội dung này.
Cơ quan phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã.
Thời gian thực hiện: Năm 2019 -2022.
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải cho hòa giải viên ở cơ sở.
Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp huyện, thành phố.
Cơ quan phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận cùng cấp, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, huyện.
Thời gian thực hiện: Năm 2019-2022.
6. Sơ kết, tổng kết Đề án
- Kiểm tra, tổng kết việc thực hiện Đề án, tổ chức tôn vinh, biểu dương, khen thưởng những hòa giải viên, tổ hòa giải ở cơ sở điển hình xuất sắc, tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực trong công tác hòa giải ở cơ sở.
Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
Cơ quan phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên; Hội Luật gia cùng cấp.
- Thời gian thực hiện:
+ Kiểm tra việc thực hiện Đề án: hằng năm;
+ Tổng kết Đề án: năm 2022.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Tư pháp:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức thực hiện các nhiệm vụ tại Kế hoạch này;
- Chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để thực hiện Đề án theo từng năm;
- Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Kế hoạch;
- Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tư pháp về kết quả thực hiện Kế hoạch triển khai Đề án.
2. Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin truyền thông triển khai tuyên truyền sâu rộng Kế hoạch thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019 - 2022” trên địa bàn tỉnh Thái Bình, các quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.
3. Đài Phát thanh Truyền hình Thái Bình, Báo Thái Bình có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về hòa giải ở cơ sở và tình hình triển khai thi hành pháp luật về hòa giải ở cơ sở để nâng cao nhận thức của nhân dân về vị trí, vai trò và ý nghĩa của công tác hòa giải ở cơ sở trong đời sống xã hội.
4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên: Hằng năm phối hợp với Sở Tư pháp xây dựng kế hoạch; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, tổng kết việc thực hiện Đề án; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch. Chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức thành viên ở địa phương phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức thực hiện việc thông qua hòa giải ở cơ sở khi có mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật xảy ra thông qua hòa giải ở cơ sở.
5. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Hội Luật gia tỉnh, Đoàn Luật sư tỉnh phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức đào tạo đội ngũ tập huấn viên để thực hiện bồi dưỡng cho hòa giải viên ở cơ sở; hướng dẫn, chỉ đạo Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Hội Luật gia cấp huyện phối hợp với Ủy ban nhân dân, Phòng Tư pháp huyện, thành phố hỗ trợ thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ cho hòa giải viên ở cơ sở, hỗ trợ cung cấp tài liệu, tổ chức xây dựng mô hình huy động luật gia, luật sư, thẩm phán, hội thẩm nhân dân, thư ký tòa án, kiểm sát viên hỗ trợ nghiệp vụ cho hòa giải viên ở cơ sở.
6. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố:
- Xây dựng kế hoạch, bảo đảm kinh phí cho việc tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch tại địa phương;
- Chỉ đạo Phòng Tư pháp phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn triển khai thực hiện Kế hoạch đạt hiệu quả cao.
- Định kỳ 6 tháng, hằng năm báo cáo kết quả thực hiện về Sở Tư pháp để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tư pháp.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
- Kinh phí triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019 - 2022” được bố trí từ ngân sách nhà nước và các nguồn đóng góp, tài trợ hợp pháp khác (nếu có).
- Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tham mưu bố trí kinh phí chi thường xuyên trong dự toán ngân sách hằng năm để thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch tại địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Kế hoạch 112/KH-UBND năm 2019 thực hiện Quyết định 428/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022 tại tỉnh Thái Nguyên
- 2 Kế hoạch 271/KH-UBND năm 2019 thực hiện Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022 trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 3 Kế hoạch 6247/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022” trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 4 Kế hoạch 92/KH-UBND năm 2019 thực hiện Đề án "Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022" do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 5 Quyết định 428/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 7 Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013
- 1 Kế hoạch 92/KH-UBND năm 2019 thực hiện Đề án "Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022" do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 2 Kế hoạch 271/KH-UBND năm 2019 thực hiện Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022 trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 3 Kế hoạch 112/KH-UBND năm 2019 thực hiện Quyết định 428/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022 tại tỉnh Thái Nguyên
- 4 Kế hoạch 6247/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022” trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk