ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7651/KH-UBND | Khánh Hòa, ngày 12 tháng 7 năm 2024 |
Căn cứ Chỉ thị số 13-CT/TW, ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ Kết luận số 61-KL/TW, ngày 17/8/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng;
Căn cứ Nghị quyết số 29/NQ-CP ngày 08/3/2024 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 61-KL/TW, ngày 17/8/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW, ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ Kế hoạch số 201-KH/TU, ngày 16/5/2024 của Tỉnh ủy Khánh Hòa về thực hiện Kết luận số 61-KL/TW, ngày 17/8/2023 của Ban Bí thư và Nghị quyết số 29/NQ-CP ngày 08/3/2024 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW, ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng;
Thực hiện Công văn số 248-CV/BCSĐ ngày 23/5/2024 của Ban Cán sự đảng UBND tỉnh Khánh Hòa về việc triển khai thực hiện Kế hoạch số 201-KH/TU, ngày 16/5/2024 của Tỉnh ủy Khánh Hòa; theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 3566/SNN-KL ngày 04/7/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Kế hoạch thực hiện với các nội dung cụ thể như sau:
1. Mục đích
a) Cụ thể hóa và triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tại Kế hoạch số 201-KH/TU, ngày 16/5/2024 của Tỉnh ủy Khánh Hòa về thực hiện Kết luận số 61-KL/TW, ngày 17/8/2023 của Ban Bí thư và Nghị quyết số 29/NQ-CP ngày 08/3/2024 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW, ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng (sau đây viết tắt là Kế hoạch số 201-KH/TU).
b) Khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng thời gian qua, đảm bảo thực hiện đạt mục tiêu phát triển ngành lâm nghiệp theo Nghị quyết Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XVIII đề ra.
c) Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, từ đó thay đổi hành vi, thói quen, nâng cao ý thức của toàn dân tích cực tham gia công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đẩy mạnh xã hội hóa công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; đồng thời góp phần tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững.
2. Yêu cầu
a) Xác định rõ vai trò của các tổ chức đảng, các cấp chính quyền, người đứng đầu các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng bền vững.
b) Tổ chức nghiên cứu, quán triệt các nội dung phù hợp với từng đối tượng, thành phần, từng cấp, từng ngành nhằm giúp cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân nắm vững, hiểu rõ những nội dung cơ bản của Kế hoạch số 201-KH/TU; việc tổ chức nghiên cứu, quán triệt phải được thực hiện nghiêm túc, thiết thực và hiệu quả.
c) Theo quy định về trách nhiệm của cấp ủy cơ sở Đảng, người đứng đầu đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phải cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đảm bảo triển khai thực hiện thiết thực, hiệu quả trên thực tế Chỉ thị số 13-CT/TW, ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng; Kết luận số 61-Kl/TW, ngày 17/8/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW, Kế hoạch số 201-KH/TU, ngày 16/5/2024 của Tỉnh ủy Khánh Hòa về thực hiện Kết luận số 61-KL/TW. Việc triển khai thực hiện phải được tiến hành đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời, thường xuyên, liên tục của các ngành liên quan và chính quyền các cấp tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh.
a) Tổ chức quán triệt, phổ biến đến cán bộ, đảng viên và Nhân dân các nhiệm vụ, giải pháp tại Kế hoạch số 201-KH/TU, gắn với các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; chế biến và thương mại lâm sản; tăng cường sự giám sát của người dân, cộng đồng, các đoàn thể, các cơ quan thông tin đại chúng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
- Đơn vị thực hiện: Các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị chủ rừng.
b) Xây dựng và triển khai thực hiện công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm; đổi mới, đa dạng hóa, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lâm nghiệp.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
- Đơn vị thực hiện: Các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị chủ rừng.
c) Gắn các nội dung quản lý, bảo vệ và phát triển rừng với chương trình kế hoạch hoạt động hằng năm, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức trách nhiệm của từng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân; khuyến khích việc đấu tranh, ngăn chặn và tố giác các hành vi vi phạm trong lĩnh vực Lâm nghiệp; kịp thời phát hiện, nhân rộng gương điển hình trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, tạo sự lan tỏa trong toàn xã hội.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
- Đơn vị thực hiện: Các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị chủ rừng.
d) Xây dựng các tài liệu, tin bài, phóng sự chuyên đề về công tác quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững; phát hiện, nêu gương, biểu dương gương người tốt, việc tốt, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, gắn với việc khen thưởng, động viên kịp thời các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ rừng; thông tin về kết quả xử lý hoặc xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân có các hành vi thiếu trách nhiệm, các vi phạm trong bảo vệ rừng trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị chủ rừng.
e) Các cơ quan truyền thông tăng thời lượng đưa tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về lâm nghiệp; xây dựng, mở chuyên mục, chuyên trang cùng các tin, bài, phóng sự về lĩnh vực lâm nghiệp; đăng tin, bài biểu dương gương người tốt, việc tốt trong bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; phản ánh, phê phán kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
- Đơn vị thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Khánh Hòa, Báo Khánh Hòa, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị chủ rừng.
2. Rà soát, hoàn thiện quy định, chính sách về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững
a) Cụ thể hóa và triển khai các quy định, chính sách mới về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đảm bảo hiệu quả, đúng đối tượng. Rà soát, kiến nghị điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để khắc phục các bất cập, chồng chéo giữa các quy định liên quan đến ngành lâm nghiệp.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, UBND các huyện, thị, thành phố và các đơn vị chủ rừng.
b) Đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt là chính sách, chương trình hỗ trợ dạy nghề, tạo sinh kế, việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao thu nhập cho người trồng rừng, người bảo vệ rừng.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thị, thành phố và các đơn vị chủ rừng.
c) Bố trí ngân sách địa phương và các nguồn ngân sách hợp pháp khác để hỗ trợ cho công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; nâng cao năng lực cho lực lượng Kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của các đơn vị chủ rừng.
- Thời gian thực hiện: Hằng năm.
- Đơn vị thực hiện:
+ Sở Tài chính phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí nguồn vốn ngân sách của tỉnh theo quy định.
+ UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, cân đối, bố trí nguồn vốn ngân sách cấp huyện theo quy định.
d) Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo quy định; phát huy hiệu quả nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
- Thời gian thực hiện: Hằng năm.
- Đơn vị thực hiện: Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị chủ rừng.
a) Triển khai Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2023, tầm nhìn đến năm 2025 và các chương trình, đề án trọng điểm của ngành lâm nghiệp được Thủ tướng Chính phủ và cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng được giao hàng năm; kế hoạch trồng rừng thay thế.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị chủ rừng.
b) Phát triển kinh tế dưới tán rừng như du lịch sinh thái, trồng cây dược liệu; thúc đẩy phát triển một số mô hình kinh tế tập thể, kinh tế hộ gia đình trong lâm nghiệp. Khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp thực hiện các hình thức liên kết, hợp tác, chia sẻ lợi ích trong chuỗi sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp, gắn trồng rừng với khai thác, chế biến và thương mại lâm sản.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố, đơn vị chủ rừng và các doanh nghiệp.
c) Nâng cao chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp, lựa chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp, cây bản địa phù hợp với hệ sinh thái để nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây lâm nghiệp.
d) Triển khai chính sách dịch vụ hấp thụ, lưu giữ các-bon và phát triển nhanh thị trường tín chỉ các-bon rừng.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng, các đơn vị chủ rừng.
4. Tổ chức thực hiện có hiệu quả quy hoạch, định hướng phát triển lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh
a) Cụ thể hóa, triển khai thực hiện có hiệu quả quy hoạch, định hướng phát triển lâm nghiệp; hoàn thành việc phân định ranh giới các loại rừng trên thực địa.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị chủ rừng.
b) Thực hiện điều tra, kiểm tra, theo dõi diễn biến rừng, xây dựng cơ sở dữ liệu về rừng.
- Thời gian thực hiện: Hằng năm
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị chủ rừng
c) Thực hiện nghiêm các quy định về quản lý rừng tự nhiên, thực hiện chuyển diện tích rừng tự nhiên sang mục đích khác theo đúng đối tượng, đúng quy định của Luật Lâm nghiệp và các quy định khác liên quan. Chú trọng phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với mục tiêu quốc phòng, an ninh, bảo đảm ổn định đời dân cư.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị chủ rừng.
d) Giám sát, quản lý chặt chẽ các dự án có chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, trồng rừng, cho thuê, giao khoán bảo vệ, khai thác gỗ rừng trồng theo đúng quy định của pháp luật, nhất là các dự án chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, gây thiệt hại về tài nguyên rừng, môi trường sinh thái và ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân; không để xảy ra tình trạng lợi dụng việc thực hiện các dự án để vi phạm Luật Lâm nghiệp.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
5. Sắp xếp tổ chức, bộ máy, nâng cao năng lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp
a) Rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lâm nghiệp. Bảo đảm đủ biên chế và các điều kiện cần thiết cho hoạt động của Kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách; xây dựng lực lượng chuyên ngành về phòng cháy, chữa cháy rừng theo hướng chuyên nghiệp; bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ ngành lâm nghiệp.
- Thời gian thực hiện: Hằng năm.
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị chủ rừng.
b) Thực hiện việc phân cấp, phân quyền trong quản lý; cắt giảm thủ tục hành chính gắn với kiểm tra thực hiện công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng tự nhiên hiện có. Trong những tháng mùa khô cần tăng cường công tác chỉ đạo thực hiện tuần tra, kiểm tra rừng đối với các khu vực trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng; chú trọng thực hiện các biện pháp an toàn về phòng cháy, chữa cháy rừng; thường xuyên cảnh báo, dự báo nguy cơ cháy rừng nhằm nâng cao độ chính xác trong dự báo nguy cơ cháy rừng trên địa bàn tỉnh; tăng cường các biện pháp phát hiện sớm lửa rừng.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị chủ rừng.
c) Cụ thể hóa, phân công, phân cấp, quy định rõ trách nhiệm, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát việc chấp hành, thi hành pháp luật của cấp dưới, các tổ chức, cá nhân được giao quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng. Kiên quyết xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân không thực hiện đúng, đầy đủ trách nhiệm để xảy ra phá rừng, cháy rừng gây thiệt hại đến tài nguyên rừng, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
- Đơn vị thực hiện: Các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị chủ rừng.
a) Tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 984/QĐ-TTg ngày 23/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Kết luận số 82-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị khóa XII về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị khóa XI về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị chủ rừng
b) Tăng cường quản lý đất lâm nghiệp; rà soát và chấm dứt tình trạng công ty lâm nghiệp được giao đất nhưng không sử dụng (nhượng lại, cho thuê, cho mượn, khoán trắng..) hoặc sử dụng không hiệu quả; phát hiện, xử lý kịp thời các vụ vi phạm pháp luật về đất đai. Giải quyết diện tích đất chồng lấn, lấn chiếm nằm trong lâm phần của các đơn vị chủ rừng, không để phát sinh diện tích lấn chiếm mới. Bố trí đất ở và đất sản xuất ổn định, tạo sinh kế cho người dân; từng bước giải quyết, xử lý dứt điểm tình trạng xâm canh, lấn chiếm đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
- Đơn vị thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp UBND các huyện, thị xã, thành phố, các Công ty Lâm nghiệp.
c) Quản lý chặt chẽ tình trạng di cư tự do trên địa bàn quản lý; tổ chức tuyên truyền, vận động người dân trở lại nơi cư trú cũ; tạo điều kiện ổn định cuộc sống người dân, không để tình trạng dân di cư tự do phá rừng để lấy đất sản xuất.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
- Đơn vị thực hiện: UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan.
a) Thực hiện chuyển đổi số và sử dụng ảnh viễn thám trong theo dõi, giám sát, quản lý tài nguyên rừng và phòng cháy chữa cháy rừng.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị chủ rừng.
b) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ trong lĩnh vực lâm nghiệp theo Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị chủ rừng.
c) Thực hiện hợp tác, hội nhập quốc tế nhằm tăng cường trao đổi thông tin, đảm bảo hiệu quả, chặt chẽ trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và quản lý lâm sản.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Ngoại vụ, các sở, ban, nghành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố.
1. Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này, xây dựng kế hoạch triển khai tổ chức thực hiện; thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện Kế hoạch đã đề ra. Thực hiện thông tin báo cáo định kỳ 06 tháng (trước ngày 20/6), báo cáo năm (trước ngày 20/12) và báo cáo đột xuất về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, về kết quả thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW, Kết luận số 61-KL/TW, Kế hoạch số 201-KH/TU về UBND tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị và địa phương tổ chức triển khai kế hoạch này; định kỳ 06 tháng, hàng năm hoặc đột xuất (khi có yêu cầu) báo cáo UBND tỉnh về tình hình thực hiện Kế hoạch.
3. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu cần sửa đổi, bổ sung nội dung nào tại Kế hoạch này, đề nghị các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị và địa phương chủ động đề xuất, gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |