ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 80/KH-UBND | Tuyên Quang, ngày 25 tháng 11 năm 2015 |
Căn cứ Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 10/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
1. Mục đích
- Nhằm xác định rõ trách nhiệm của Giám đốc các Sở; Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 10/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính.
- Đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong triển khai thực hiện các quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính.
2. Yêu cầu
- Xác định cụ thể các nội dung công việc, phân công rõ trách nhiệm thực hiện của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính.
- Tăng cường trách nhiệm và nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
II. NỘI DUNG, TRÁCH NHIỆM, THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu cải cách thủ tục hành chính đã được xác định tại Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015 - 2016; Quyết định số 896/QĐ-TTg ngày 08/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 - 2020.
- Trách nhiệm: Các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện, cấp xã) .
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
2. Tổ chức rà soát, đánh giá sự cần thiết, tính hợp pháp, hợp lý và hiệu quả của các thủ tục hành chính, xác định chi phí tuân thủ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết, quản lý của cơ quan, đơn vị; trên cơ sở đó cắt giảm hoặc đề xuất cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết để giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính.
- Trách nhiệm: Các Sở, ban, ngành; UBND cấp huyện, cấp xã.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
3. Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các thủ tục hành chính thông qua việc đánh giá tác động, tham gia ý kiến, thẩm định thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của UBND tỉnh.
- Trách nhiệm: Sở Tư pháp; các Sở, ban, ngành được UBND tỉnh giao nhiệm vụ chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính.
- Thời gian thực hiện: Thực hiện theo Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh hàng năm hoặc văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh.
4. Đề xuất sáng kiến cải cách thủ tục hành chính; ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng quy trình giải quyết thủ tục hành chính nội bộ, bảo đảm nhanh, gọn, khoa học, thuận tiện, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp; tăng cường trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong giải quyết thủ tục hành chính.
- Trách nhiệm: Các Sở, ban, ngành; UBND cấp huyện, cấp xã.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
5. Tổ chức thực hiện đầy đủ các quy định về công bố, công khai, minh bạch thủ tục hành chính và giải quyết phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính.
- Trách nhiệm: Các Sở; ban, ngành; UBND cấp huyện, cấp xã.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
6. Tăng cường tự kiểm tra và kiểm tra theo thẩm quyền việc thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật.
- Trách nhiệm:
+ Các Sở, ban, ngành; UBND cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm thường xuyên tự tổ chức kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính tại cơ quan, đơn vị;
+ Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan có liên quan tổ chức kiểm tra theo thẩm quyền đối với công tác kiểm soát thủ tục hành chính.
- Thời gian thực hiện: Hằng năm.
7. Thiết lập hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính và tình hình, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại các cơ quan, đơn vị. Triển khai vận hành hệ thống theo dõi, đánh giá công tác kiểm soát thủ tục hành chính theo đúng hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
- Trách nhiệm: Các Sở, ban, ngành; UBND cấp huyện, cấp xã.
- Thời gian thực hiện: Hằng năm.
8. Tổ chức đối thoại với cá nhân, tổ chức về thủ tục hành chính, giải quyết thủ tục hành chính; kịp thời có biện pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn. Xử lý kịp thời các kiến nghị, đề xuất về đơn giản hóa quy định, thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của tỉnh.
- Trách nhiệm: Các Sở, ban, ngành; UBND cấp huyện, cấp xã.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
9. Tổ chức triển khai đồng bộ, thống nhất cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan, đơn vị.
- Trách nhiệm: Sở Nội vụ, các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện, cấp xã.
- Thời gian thực hiện: Hằng năm.
10. Xử lý nghiêm cơ quan, đơn vị để xảy ra tình trạng chậm công bố, công khai, niêm yết thủ tục hành chính hoặc thiếu trách nhiệm, chậm trễ, gây phiền hà trong giải quyết thủ tục hành chính đối với cá nhân, tổ chức.
Ngoài việc xử lý trách nhiệm cán bộ, công chức trực tiếp làm nhiệm vụ, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị để xảy ra vi phạm cũng phải kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm với tư cách là người đứng đầu cơ quan, đơn vị và thực hiện việc xin lỗi cá nhân, tổ chức theo quy định tại Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
- Trách nhiệm: Giám đốc các Sở; Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã.
- Thời gian thực hiện: Hằng năm.
11. Kết quả cải cách thủ tục hành chính là cơ sở để xem xét mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
- Trách nhiệm: Giám đốc các Sở; Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã.
- Thời gian thực hiện: Hằng năm.
12. Nghiên cứu những mô hình mới, cách làm hay trong cải cách thủ tục hành chính để báo cáo Chủ tịch tỉnh xem xét, triển khai nhân rộng trong phạm vi địa phương; phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ những mô hình mới, cách làm hay.
- Trách nhiệm: Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, các Sở, ban, ngành; UBND cấp huyện, cấp xã.
- Thời gian thực hiện: Hằng năm.
13. Phối hợp chặt chẽ với Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính trung ương trong việc khảo sát, đánh giá việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính tại địa phương.
- Trách nhiệm: Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, các Sở, ban, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Theo yêu cầu của Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính.
14. Đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông về cải cách thủ tục hành chính trong phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị.
- Trách nhiệm: Sở Thông tin và Truyền thông; Báo Tuyên Quang; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; các Sở, ban, ngành; UBND cấp huyện, cấp xã;
- Thời gian thực hiện: Hằng năm.
15. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan hành chính nhà nước, nhất là trong giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
- Trách nhiệm: Sở Thông tin và Truyền thông, các Sở, ban, ngành; UBND cấp huyện, cấp xã .
- Thời gian thực hiện: Hằng năm.
1. Giám đốc các Sở; Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch này; định kỳ quý, 6 tháng, hàng năm hoặc đột xuất báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.
2. Sở Tư pháp có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch; định kỳ quý, 6 tháng, hàng năm hoặc đột xuất tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện theo quy định.
3. Kinh phí thực hiện kế hoạch này do ngân sách Nhà nước bảo đảm theo phân cấp quản lý ngân sách.
Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã nghiêm túc triển khai việc thực hiện Kế hoạch. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Tư pháp để được hướng dẫn, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 1319/2016/QĐ-UBND Quy định về điều kiện, tiêu chuẩn chức danh Trưởng phòng, Phó trưởng phòng chuyên môn; người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; Trưởng phòng, Phó trưởng phòng Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện thành phố Hải Phòng
- 2 Kế hoạch 24/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chỉ thị 13/CT-TTg về tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính do tỉnh Bình Định ban hành
- 3 Kế hoạch 122/KH-SYT năm 2015 triển khai Quyết định 2401/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về thực hiện Chỉ thị 13/CT-TTg tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính
- 4 Chỉ thị 13/CT-TTg năm 2015 về tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Quyết định 09/2015/QĐ-TTg về Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Nghị quyết 19/NQ-CP năm 2015 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015 - 2016 do Chính phủ ban hành
- 7 Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2014 đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 8 Quyết định 504/QĐ-UBND năm 2013 về Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá cải cách hành chính đối với các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố do Tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 9 Nghị quyết 08/2013/NQ-HĐND về Quy định mức chi, việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí đảm bảo công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 10 Quyết định 896/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Nghị quyết 08/2013/NQ-HĐND về Quy định mức chi, việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí đảm bảo công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 2 Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2014 đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 3 Quyết định 504/QĐ-UBND năm 2013 về Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá cải cách hành chính đối với các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố do Tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 4 Kế hoạch 122/KH-SYT năm 2015 triển khai Quyết định 2401/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về thực hiện Chỉ thị 13/CT-TTg tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính
- 5 Quyết định 1319/2016/QĐ-UBND Quy định về điều kiện, tiêu chuẩn chức danh Trưởng phòng, Phó trưởng phòng chuyên môn; người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; Trưởng phòng, Phó trưởng phòng Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện thành phố Hải Phòng
- 6 Kế hoạch 24/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chỉ thị 13/CT-TTg về tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính do tỉnh Bình Định ban hành