ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 81/KH-UBND | Tuyên Quang, ngày 18 tháng 5 năm 2022 |
Thực hiện Quyết định số 1942/QĐ-TTg ngày 18/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng cần trợ giúp xã hội giai đoạn 2021 - 2030.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng cần trợ giúp xã hội giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, cụ thể như sau:
1. Mục đích
Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động của các sở, ban ngành, chính quyền địa phương các cấp và người dân đối với việc nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người có công, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng cần trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
Nâng cao vai trò, trách nhiệm, hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan, chính quyền địa phương trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch; đề ra các giải pháp cụ thể để thực hiện hoàn thành các mục tiêu của kế hoạch và có cơ chế chính sách thu hút cán bộ làm công tác y tế tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động- xã hội.
II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Đối tượng, phạm vi
- Phạm vi thực hiện: Các cơ sở điều dưỡng người có công; cơ sở trợ giúp xã hội; cơ sở cai nghiện ma túy do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý (sau đây viết tắt là cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội).
- Đối tượng thụ hưởng: Người có công, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng cần trợ giúp xã hội.
2. Thời gian thực hiện Kế hoạch
Từ 2021 đến năm 2030, chia theo 2 giai đoạn: Từ năm 2021 - 2025 và từ năm 2026 - 2030.
1. Mục tiêu chung
Củng cố, đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động của cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chất lượng cung cấp dịch vụ của các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội nhằm đảm bảo cho các đối tượng thụ hưởng được tiếp cận nhanh, kịp thời các dịch vụ y tế phù hợp theo hướng toàn diện, liên tục và hiệu quả; lồng ghép các hoạt động tăng cường sức khỏe, phòng ngừa, chăm sóc y tế, phục hồi chức năng kết hợp với các hoạt động trợ giúp xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho đối tượng, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, giải quyết việc làm và phát triển bền vững.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn 2021 -2025
(1) Phấn đấu 100% các bệnh viện đủ điều kiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, thực hiện được 100% danh mục kỹ thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng, thực hiện được tối thiểu 60% danh mục dịch vụ kỹ thuật của cơ sở y tế chuyên khoa cấp tỉnh.
(2) Phấn đấu 70% các cơ sở điều dưỡng người có công, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy bảo đảm đủ điều kiện chăm sóc sức khỏe ban đầu, phục hồi chức năng cho đối tượng.
(3) Phấn đấu 10% cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy thực hiện được ít nhất 80% hoạt động chuyên môn, kỹ thuật của y tế tuyến xã.
(4) Phấn đấu 80% đối tượng của các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội được quản lý, theo dõi sức khỏe điện tử.
(5) Từng bước đầu tư, nâng cấp các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội theo quy hoạch của ngành Y tế và ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
b) Giai đoạn 2026 - 2030
(1) Duy trì 100% các bệnh viện đủ điều kiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, thực hiện được 100% danh mục kỹ thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng, thực hiện được tối thiểu 70% danh mục dịch vụ kỹ thuật của cơ sở y tế chuyên khoa cấp tỉnh.
(2) Phấn đấu 100% các bệnh viện, cơ sở điều dưỡng người có công, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy bảo đảm đủ điều kiện chăm sóc sức khỏe ban đầu, phục hồi chức năng cho đối tượng.
(3) Phấn đấu 30% cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy thực hiện được ít nhất 80% hoạt động chuyên môn, kỹ thuật của y tế tuyến xã.
(4) Phấn đấu 100% đối tượng của các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội được quản lý, theo dõi sức khỏe điện tử.
(5) Đầu tư, nâng cấp các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội theo quy hoạch của ngành Y tế và ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
1. Củng cố, hoàn thiện các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội
Củng cố, hoàn thiện các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội đảm bảo hài hòa với quy hoạch tổng thể của mạng lưới cơ sở y tế; thực hiện phân loại các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội theo phân hạng bệnh viện, tiêu chí y tế tuyến xã để có cơ chế hoạt động, đầu tư phù hợp.
Xây dựng mô hình y tế tại cơ sở điều dưỡng người có công, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy nhằm phát hiện sớm bệnh tật, quản lý, chăm sóc sức khỏe ban đầu, chăm sóc giảm nhẹ, phục hồi chức năng cho đối tượng.
Rà soát, sắp xếp, bố trí phấn đấu bố trí đủ số lượng y sỹ, bác sỹ, kỹ thuật viên phục hồi chức năng làm việc tại cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội theo vị trí việc làm, khối lượng công việc phù hợp với nhu cầu của cơ sở và điều kiện thực tế của tỉnh; cơ sở, bảo đảm theo dõi, thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng cho đối tượng.
Thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu cho các đối tượng do cơ sở quản lý và người lao động bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; quản lý sức khỏe, tập trung theo dõi, tư vấn về sức khỏe, chăm sóc giảm nhẹ, phục hồi chức năng, phòng, chống các bệnh lây nhiễm, không lây nhiễm, quản lý các bệnh mãn tính cho đối tượng do cơ sở quản lý và người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; khám bệnh, chữa bệnh theo chức năng, nhiệm vụ và kết nối, chuyển người bệnh lên các cơ sở y tế tuyến trên.
Xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp hoạt động giữa các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội với các cơ sở y tế của ngành y tế trên cùng địa bàn.
Thực hiện tin học hóa hoạt động của cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội và quản lý hồ sơ theo dõi sức khỏe cho đối tượng; đồng bộ và kết nối thông tin giữa cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội với y tế tuyến huyện, tuyến Trung ương của ngành Y tế để theo dõi, quản lý sức khỏe cho đối tượng; ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo, tập huấn và khám chữa bệnh từ xa; xây dựng và triển khai thực hiện bệnh án điện tử; xây dựng phần mềm, ứng dụng trên điện thoại để giao tiếp, kết nối đối tượng với các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội nhằm chia sẻ thông tin, cảnh báo sức khỏe, hỗ trợ thăm khám, kiểm tra sức khỏe, phát hiện sớm các bệnh không lây nhiễm và sức khỏe tâm thần cho các đối tượng.
Tham gia các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức, vận động đối tượng chính sách xã hội thuộc quản lý của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tham gia bảo hiểm y tế.
3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội
Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ, nhân viên y tế, chỉnh hình, phục hồi chức năng về kỹ năng, phương pháp chăm sóc, điều dưỡng và phục hồi chức năng; huấn luyện kỹ năng chăm sóc và phục hồi chức năng cho các đối tượng tại gia đình.
Tập huấn, bồi dưỡng định kỳ; tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm; tập huấn giảng viên nguồn về y tế, điều dưỡng và chỉnh hình, phục hồi chức năng cho cán bộ y tế, cán bộ và nhân viên chăm sóc sức khỏe lao đông- xã hội.
Tổ chức cho cán bộ y tế, cán bộ và nhân viên chăm sóc sức khỏe lao động- xã hội được tham gia đào tạo nâng cao trình độ tại các trường đại học chuyên ngành y, chỉnh hình phục hồi chức năng.
Rà soát, thực hiện chính sách đối với viên chức và người lao động làm việc trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động- xã hội, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ điều dưỡng, chỉnh hình, phục hồi chức năng và các nhiệm vụ liên quan.
4. Đổi mới cơ chế cung cấp dịch vụ của cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội
Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho các đối tượng phục vụ tại cơ sở; vận động nguồn lực hỗ trợ khám, chữa bệnh đối với người có công, người cao tuổi, người khuyết tật, người tâm thần, trẻ em, người nghèo, người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người có thu nhập thấp.
Đề xuất danh mục dịch vụ kỹ thuật, danh mục thuốc, hóa chất, vật tư y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế tại cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động- xã hội nhằm tăng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế cho đối tượng.
5. Đổi mới cơ chế tài chính, nguồn lực hỗ trợ cho cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động- xã hội
Rà soát, phân loại mức tự chủ tài chính của cơ sở y tế lao động và ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ của cơ sở y tế lao động sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công, pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật khác có liên quan.
Vận động nguồn lực hỗ trợ khám, chữa bệnh đối với người có công, người cao tuổi, người khuyết tật, người tâm thần, trẻ em, người nghèo, người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người có thu nhập thấp.
Vận động nguồn lực hỗ trợ các đối tượng, bảo đảm khám bệnh, chữa bệnh, chỉnh hình, phục hồi chức năng tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội.
6. Hỗ trợ nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất của các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội
Xây dựng mô hình khám chữa bệnh, chỉnh hình phục hồi chức năng tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động- xã hội.
Các hoạt động của mô hình khám chữa bệnh, chỉnh hình, phục hồi chức năng toàn diện gồm: Tâm lý và vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu và chỉnh hình, dụng cụ trợ giúp, công tác xã hội cho đối tượng, phối kết hợp với khám chữa bệnh, phục hồi chức năng khác và điều trị y tế phù hợp tại cơ sở.
Nghiên cứu, áp dụng các tiêu chuẩn, quy trình cung cấp dịch vụ điều dưỡng, chỉnh hình, phục hồi chức năng, trị liệu bằng liệu pháp phù hợp tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động- xã hội. Nghiên cứu, áp dụng bộ công cụ sàng lọc phát hiện sớm người bị bệnh nghề nghiệp, người khuyết tật, người nghiện ma túy.
7. Truyền thông nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe cho đối tượng
Truyền thông, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng xã hội về vai trò, vị trí của công tác chăm sóc sức khỏe ngành Lao động - Thương binh và Xã hội; kỹ năng chăm sóc, điều dưỡng và phục hồi chức năng đối với thương, bệnh binh, người khuyết tật, người cao tuổi và đối tượng có hoàn cảnh khó khăn khác.
Nghiên cứu, khảo sát học hỏi kinh nghiệm tại các tỉnh, địa phương, nghiên cứu áp dụng sổ tay hướng dẫn kỹ năng chăm sóc, điều dưỡng và phục hồi chức năng cho cán bộ, nhân viên làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ngành lao động- Thương binh và Xã hội.
Phổ biến pháp luật về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ngành Lao động - Thương binh và Xã hội cho cán bộ, nhân viên thuộc cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội.
Chia sẻ thông tin và kinh nghiệm về lĩnh vực y tế lao động- xã hội trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là chương trình, nội dung đào tạo và nâng cao năng lực cán bộ, nhân viên làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ngành lao động - Thương binh và Xã hội.
Ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán chi thường xuyên và kế hoạch đầu tư công trung hạn hằng năm của các đơn vị; các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án, vốn ODA, đề án liên quan khác; Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và nguồn thu hợp pháp khác của các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội để thực hiện các hoạt động của Chương trình theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật về đầu tư công.
Đóng góp, hỗ trợ hợp pháp của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo thiết thực, hiệu quả.
Truyền thông nâng cao nhận thức; phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ, nhân viên làm công tác y tế lao động - xã hội.
Huy động, sử dụng các nguồn lực để đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất, cung cấp trang thiết bị, đào tạo nhân lực cho cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội.
Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý công tác y tế lao động - xã hội, áp dụng hệ thống chỉ tiêu thông tin, các mẫu biểu báo cáo thống kê theo dõi, giám sát đánh giá kết quả thực hiện Chương trình theo hướng dẫn của các bộ, ngành.
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh làm việc với các Bộ, ngành Trung ương liên quan để huy động nguồn lực thực hiện Kế hoạch thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng cần trợ giúp xã hội giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Hỗ trợ đào tạo nhân lực y tế, chỉnh hình, phục hồi chức năng và hướng dẫn thực hiện các quy định về Giấy phép hoạt động, Danh mục kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh, Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh cho các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội của tỉnh theo hướng dẫn của các bộ, ngành.
Hướng dẫn triển khai thực hiện các quy định về chuyển tuyến, thông tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, bảo đảm cho các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội được nằm trong tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế đến các đối tượng là người có công, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng cần sự chăm sóc đặc thù khác được hưởng đầy đủ các chế độ về bảo hiểm y tế.
Phối hợp xây dựng chương trình tập huấn nghiệp vụ y tế, điều dưỡng, chỉnh hình, phục hồi chức năng cho đội ngũ nhân viên y tế lao động - xã hội.
Căn cứ kế hoạch đầu tư công trung hạn của tỉnh được cấp có thẩm quyền phê duyệt; chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh lồng ghép, cân đối, bố trí vốn đầu tư đảm bảo theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, các cơ quan, đơn vị liên quan huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất cho cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội.
Căn cứ khả năng cân đối ngân sách địa phương và nguồn Trung ương bổ sung có mục tiêu, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch đảm bảo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hiện hành. Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán nguồn kinh phí theo quy định.
Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, và các huyện, thành phố đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế bằng nhiều hình thức.
Rà soát, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm mở rộng diện bao phủ bảo hiểm y tế và bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho người có công, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng yếu thế khác tham gia bảo hiểm y tế theo quy định.
6. Các sở, ban, ngành có liên quan
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm triển khai thực hiện nhiệm vụ của Kế hoạch này.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị- xã hội cấp tỉnh
Phối hợp với chính quyền, ngành chức năng và các tổ chức thành viên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực tham gia công tác nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng cần trợ giúp xã hội.
Tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người có công, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng cần trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh.
8. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động, hằng năm tổ chức rà soát đối tượng người có công, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật, người nghiện ma túy và các đối tượng yếu thế khác để đề nghị đưa vào các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội. Chủ động bố trí ngân sách, nhân lực, lồng ghép kinh phí các chương trình, các đề án có liên quan trên địa bàn để đảm bảo thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của kế hoạch.
Tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch tại địa phương, định kỳ hằng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp).
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1942/QĐ-TTg ngày 18/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng yếu thế trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Yêu cầu các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện đảm bảo các nội dung, yêu cầu./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1 Kế hoạch 28/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng cần trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021 - 2030
- 2 Kế hoạch 36/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quyết định 1942/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng cần trợ giúp xã hội giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 3 Kế hoạch 27/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng cần trợ giúp xã hội giai đoạn 2022-2030 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 4 Kế hoạch 559/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quyết định 1942/QĐ-TTg phê duyệt "Chương trình nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng cần trợ giúp xã hội giai đoạn 2021-2030" trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 5 Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2022 về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện công tác thương binh - liệt sĩ, nâng cao mức sống cho người có công với cách mạng do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 6 Kế hoạch 232/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng cần trợ giúp xã hội giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 7 Kế hoạch 85/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng cần trợ giúp xã hội giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 8 Kế hoạch 291/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng cần trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030
- 9 Kế hoạch 10/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng cần trợ giúp xã hội giai đoạn 2022-2030 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 10 Kế hoạch 1673/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quyết định 1942/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng cần trợ giúp xã hội giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 11 Kế hoạch 3403/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng cần trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025