BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 825/KH-BVHTTDL | Hà Nội, ngày 16 tháng 3 năm 2016 |
KẾ HOẠCH
XÂY DỰNG ĐỀ ÁN “TƯ LIỆU VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM”
Thực hiện Quyết định số 215/QĐ-BVHTTDL ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc xây dựng Đề án “Tư liệu văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam”, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Kế hoạch xây dựng Đề án “Tư liệu văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam” như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Văn hóa của các dân tộc thiểu số Việt Nam rất đa dạng, phong phú và có nét đặc sắc riêng trong nền văn hóa Việt Nam. Đề án “Tư liệu văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam” theo mẫu phiếu cơ sở dữ liệu nhằm tổng hợp, hệ thống hóa văn hóa truyền thống của 53 dân tộc thiểu số Việt Nam; đáp ứng yêu cầu công tác tham mưu, lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý về công tác văn hóa dân tộc.
Lựa chọn giải pháp phù hợp nhằm bảo tồn và phát triển bền vững văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Xây dựng, hệ thống, tổng hợp văn hóa truyền thống của 53 dân tộc thiểu số Việt Nam trên cơ sở rà soát, thống kê thực trạng văn hóa các dân tộc thiểu số.
- Đánh giá các yếu tố tác động tới việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, những thuận lợi, khó khăn và dự báo, định hướng phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trong thời gian tới.
II. CƠ QUAN CHỦ TRÌ VÀ PHỐI HỢP THỰC HIỆN
- Vụ Văn hóa dân tộc.
- Ủy ban Dân tộc, Viện Dân tộc học (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam).
- Các đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Văn phòng Bộ, Vụ Kế hoạch, Tài chính, Cục Văn hóa cơ sở, Cục Di sản văn hóa, Vụ Pháp chế, Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam.
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh.
- Ban Dân tộc các tỉnh.
III. NỘI DUNG VÀ TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Đề cương Đề án:
Phần mở đầu I. Sự cần thiết xây dựng Đề án II. Căn cứ xây dựng Đề án III. Đối tượng, phạm vi Đề án Phần thứ nhất: Thực trạng văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam I. Khái quát về các dân tộc thiểu số ở Việt Nam 1. Điều kiện địa lý, tự nhiên 2. Thành phần dân tộc và sự phân bố dân cư 3. Đặc điểm các dân tộc thiểu số ở Việt Nam II. Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam theo các nhóm ngôn ngữ 1. Văn hóa các dân tộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường. 2. Văn hóa các dân tộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơme. 3. Văn hóa các dân tộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái. 4. Văn hóa các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông - Dao. 5. Văn hóa các dân tộc nhóm ngôn ngữ Ka Đai. 6. Văn hóa các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mã Lai - Đa Đảo. 7. Văn hóa các dân tộc nhóm ngôn ngữ Hán. 8. Văn hóa các dân tộc nhóm ngôn ngữ Tạng Miến. III. Phân vùng văn hóa các dân tộc Việt Nam 1. Tình hình các dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc. 2. Tình hình các dân tộc thiểu số khu vực miền Trung. 3. Tình hình các dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên. 4. Tình hình các dân tộc thiểu số khu vực Nam bộ. Phần thứ hai: Giải pháp nhằm phát triển bền vững văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay I. Dự báo tình hình và xu hướng vận động, phát triển văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong thời gian tới. II. Nhóm giải pháp đối với các dân tộc thiểu số có nguy cơ mất bản sắc văn hóa dân tộc cao. III. Nhóm giải pháp nhằm phát triển bền vững văn hóa các dân tộc thiểu số Phần thứ ba: Mục tiêu, nội dung và nguồn vốn thực hiện Đề án I. Mục tiêu 1. Mục tiêu tổng quát 2. Mục tiêu cụ thể II. Nội dung và nguồn vốn 1. Nội dung 2. Nguồn vốn Phần thứ tư: Giải pháp thực hiện Đề án I. Phương thức và phân kỳ thực hiện III. Hiệu quả Đề án Phần thứ năm: Tổ chức thực hiện và phân công trách nhiệm I. Tổ chức thực hiện II. Phân công trách nhiệm Phần thứ sáu: Kết luận và kiến nghị I. Kết luận II. Kiến nghị |
2. Tiến độ xây dựng Đề án
2.1. Quý I/2016:
- Ban hành Quyết định, Kế hoạch triển khai xây dựng Đề án.
- Đề nghị các địa phương báo cáo tình hình các dân tộc thiểu số trên địa bàn.
- Xây dựng và hoàn thiện Đề cương nội dung Đề án.
- Xây dựng mẫu phiếu điều tra.
2.2. Quý II/2016:
- Đi khảo sát, điều tra.
- Tổng hợp dữ liệu 53 dân tộc thiểu số.
- Tổng hợp dữ liệu các dân tộc thiểu số trên địa bàn các vùng Việt Nam.
- Tổng hợp báo cáo các địa phương.
- Tổng hợp số liệu điều tra.
- Dự thảo Đề án.
2.3. Quý III/2016:
- Xin ý kiến góp ý Dự thảo Đề án các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Tổng hợp ý kiến góp ý.
- Họp Ban Soạn thảo, Tổ biên tập Đề án thống nhất ý kiến.
- Hoàn thiện Đề án.
- Trình lãnh đạo Bộ phê duyệt Đề án.
IV. HỒ SƠ SẢN PHẨM
1. Ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan góp ý cho dự thảo Đề án.
2. Báo cáo tổng hợp tiếp thu, giải trình ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan.
3. Quyết định phê duyệt Đề án.
4. Tờ trình phê duyệt Đề án.
5. Dự thảo Đề án.
Kinh phí sự nghiệp của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2016, cấp qua Văn phòng Bộ do Vụ Văn hóa dân tộc dự trù (theo dự toán được phê duyệt)./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Quyết định 731/QĐ-BVHTTDL năm 2014 phê duyệt Kế hoạch tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn việc trang bị, quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ làm đạo cụ hoặc để trưng bày triển lãm trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 2 Thông tư 20/2012/TT-BVHTTDL quy định về hồ sơ và thủ tục gửi, nhận gửi tư liệu di sản văn hóa phi vật thể, di, cổ vật, bảo vật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 3 Thông tư 21/2012/TT-BVHTTDL quy định tiêu chí và thủ tục thanh lọc tài liệu thư viện do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 1 Thông tư 20/2012/TT-BVHTTDL quy định về hồ sơ và thủ tục gửi, nhận gửi tư liệu di sản văn hóa phi vật thể, di, cổ vật, bảo vật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 2 Thông tư 21/2012/TT-BVHTTDL quy định tiêu chí và thủ tục thanh lọc tài liệu thư viện do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 3 Quyết định 731/QĐ-BVHTTDL năm 2014 phê duyệt Kế hoạch tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn việc trang bị, quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ làm đạo cụ hoặc để trưng bày triển lãm trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành