- 1 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2 Nghị định 71/2020/NĐ-CP quy định về lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở
- 3 Kế hoạch 681/KH-BGDĐT năm 2020 về thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở giai đoạn 1 (2020-2025) do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 8284/KH-UBND | Bến Tre, ngày 15 tháng 12 năm 2021 |
NÂNG TRÌNH ĐỘ CHUẨN ĐƯỢC ĐÀO TẠO CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON, TIỂU HỌC, TRUNG HỌC CƠ SỞ NĂM 2022
Thực hiện Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở; Kế hoạch số 681/KH-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở giai đoạn 1 (2020-2025). Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở năm 2022 như sau:
1. Mục đích
- Nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở theo quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ, đạt các chỉ tiêu đào tạo nâng trình độ chuẩn giai đoạn 1 (2020- 2025) theo quy định.
- Làm căn cứ để Ủy ban nhân dân huyện, thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên trong năm.
2. Yêu cầu
Việc nâng chuẩn giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở phải dựa trên thực trạng, trình độ đào tạo hiện có của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, trên cơ sở đó đề ra mục tiêu, giải pháp đào tạo phù hợp theo kế hoạch năm.
1. Mục tiêu chung
Kế hoạch thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đến ngày 31 tháng 12 năm 2025 đảm bảo đạt ít nhất:
- 97% số giáo viên mầm non đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm.
- 85% số giáo viên tiểu học đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân.
- 95% số giáo viên trung học cơ sở đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân.
2. Mục tiêu đào tạo cụ thể năm 2022
- Giáo viên tiểu học đào tạo trình độ đại học: 24 người, trong đó
Đại học sư phạm Công nghệ thông tin: 07 người.
Đại học sư phạm Âm nhạc: 10 người.
Đại học sư phạm Mỹ thuật: 7 người.
- Giáo viên trung học cơ sở đào tạo trình độ đại học: 68 người, trong đó
Đại học sư phạm Sinh học: 12 người.
Đại học sư phạm Công nghệ thông tin: 04 người.
Đại học sư phạm Âm nhạc: 10 người.
Đại học sư phạm Vật lý: 8 người.
Đại học sư phạm Lịch sử: 5 người.
Đại học sư phạm Mỹ thuật: 6 người.
Đại học sư phạm Địa lý: 5 người.
Đại học sư phạm Hóa học: 3 người.
Đại học sư phạm Ngữ văn: 15 người.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Xác định đối tượng, chỉ tiêu, số lượng giáo viên tham gia đào tạo nâng trình độ chuẩn trong năm
Căn cứ vào đối tượng, nguyên tắc thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên và thực tiễn ở từng cơ sở giáo dục, Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố xác định đối tượng, số lượng giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở phải thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo ở từng cơ sở giáo dục và công khai danh sách giáo viên tham gia đào tạo trong năm.
2. Bố trí, sắp xếp giáo viên ở các cơ sở giáo dục hợp lý, bảo đảm thuận lợi cho giáo viên vừa làm, vừa học
Trên cơ sở kế hoạch đào tạo của năm 2022, trong đó đã xác định cụ thể đối tượng giáo viên phải đào tạo để đạt trình độ chuẩn ở từng cơ sở giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Phòng Nội vụ tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện, thành phố xây dựng phương án và có giải pháp bố trí, sắp xếp, điều tiết, phân công nhiệm vụ cho giáo viên hợp lý giữa các cơ sở giáo dục nhằm bảo đảm nguyên tắc, có đủ giáo viên giảng dạy trong bối cảnh thiếu giáo viên và tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tham gia đào tạo theo hình thức vừa làm, vừa học.
3. Lựa chọn cơ sở đào tạo; giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu đào tạo cho cơ sở đào tạo giáo viên được lựa chọn
- Căn cứ vào thực tế, khoảng cách và chỉ tiêu, số lượng giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tham gia đào tạo theo kế hoạch của năm; căn cứ vào thông báo tuyển sinh và các chính sách trong tuyển sinh, đào tạo cũng như việc bảo đảm chất lượng đào tạo, lựa chọn các cơ sở đào tạo phù hợp để thực hiện lộ trình.
- Giao Sở Giáo dục và Đào tạo lựa chọn được cơ sở đào tạo phù hợp, thực hiện đặt hàng hoặc đấu thầu theo quy định hiện hành của pháp luật.
4. Chuẩn bị kinh phí; chuẩn bị các điều kiện để thực hiện việc đào tạo
- Dự kiến kinh phí đào tạo: 3.859.000. 000đồng (Ba tỷ tám trăm năm mươi chín triệu đồng).
- Căn cứ vào kế hoạch hàng năm, bố trí kinh phí theo hợp đồng được ký kết với cơ sở đào tạo và thực hiện việc thanh toán theo quy định.
5. Nguồn kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên do ngân sách địa phương bảo đảm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật; ngân sách Trung ương hỗ trợ địa phương khi chưa cân đối được ngân sách để thực hiện nhiệm vụ này theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
6. Thực hiện chế độ, chính sách cho giáo viên và thực hiện công tác truyền thông tạo sự đồng thuận trong đội ngũ
- Các đơn vị phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách về lương, phụ cấp và các chính sách hiện hành cho giáo viên kịp thời theo đúng quy định.
- Các cơ sở giáo dục tổ chức quán triệt cho giáo viên các quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP; kế hoạch thực hiện của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân tỉnh để giáo viên nắm được và thực hiện. Các đơn vị quản lý trực tiếp đội ngũ giáo viên kịp thời giải đáp thắc mắc của giáo viên trong quá trình thực hiện.
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Hướng dẫn các cơ sở giáo dục có liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch nhằm đạt chỉ tiêu đề ra; phối hợp với các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình tại địa phương tổ chức tuyên truyền việc thực hiện Nghị định số 71/2020/NĐ-CP.
- Phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính, các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện việc đặt hàng hoặc đấu thầu thực hiện đào tạo nâng trình độ chuẩn cho giáo viên theo quy định của pháp luật.
- Theo dõi, kiểm tra, giám sát và báo cáo kết quả việc triển khai, tổ chức thực hiện kế hoạch.
- Quản lý và sử dụng nguồn kinh phí đã được phân bổ cho đơn vị và thực hiện chế độ, chính sách trong hoạt động đào tạo của ngành giáo dục và đào tạo.
2. Sở Tài chính
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan tổng hợp nhu cầu kinh phí chi thực hiện nhiệm vụ đào tạo nâng trình độ chuẩn của giáo viên theo kế hoạch và tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kinh phí để thực hiện.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng nguồn kinh phí đã được phân bổ cho Sở Giáo dục và Đào tạo trong hoạt động đào tạo hàng năm.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với các cơ quan có liên quan lồng ghép kết quả thực hiện Kế hoạch nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở năm 2022 trong báo cáo thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh hàng năm, 5 năm.
4. Sở Nội vụ
- Phối hợp thực hiện chế độ, chính sách đào tạo nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo trong công tác quản lý và sử dụng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý ngành giáo dục và đào tạo.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố tổng hợp nhu cầu nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trong năm 2022 gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp. Ban hành quyết định cử viên chức đi học theo phân cấp.
6. Đơn vị sử dụng giáo viên
- Lập danh sách giáo viên thuộc đối tượng nâng trình độ chuẩn gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp.
- Căn cứ vào kế hoạch đào tạo được phê duyệt, bố trí, sắp xếp công việc của giáo viên phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên vừa làm, vừa học.
- Bảo đảm các chế độ, chính sách đối với giáo viên theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở năm 2022. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu gặp khó khăn, vướng mắc, đề nghị các sở, ban ngành tỉnh, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố phản ánh về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Giáo dục và Đào tạo) để xem xét, bổ sung cho phù hợp./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Kế hoạch 02/KH-UBND thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở năm 2022 do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 2 Kế hoạch 243/KH-UBND năm 2021 thực hiện Lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở năm 2022 do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 3 Kế hoạch 9242/KH-UBND năm 2021 thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2022