Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 83/KH-UBND

Đà Nng, ngày 25 tháng 4 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH “KHÔNG CÓ HỘ NGHÈO CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN” TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2022 - 2025

Căn cứ Quyết định số 980/QĐ-UBND ngày 26/3/2021 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nng ban hành Đề án thực hiện Chương trình thành, phố “5 không, “3 có” và “4 an” trên địa bàn thành phố Đà Nng đến năm 2025, Chủ tịch UBND thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình “Không có hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn” trên địa bàn thành phố Đà Nng giai đoạn 2022 - 2025, nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU

1. Mục đích

Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chương trình “Không có hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn” nhằm triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định số 980/QĐ-UBND; thực hiện đồng bộ các chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo theo quy định tại Nghị quyết số 75/2021/NQ-HĐND ngày 17/12/2021 của HĐND thành phố về chính sách hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ thoát nghèo trên địa bàn thành phố và giải pháp giảm nghèo bền vững theo Kế hoạch số 60/KH-UBND ngày 29/3/2022 của UBND thành phố về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn thành phố; đồng thời huy động nguồn lực tập trung giúp đỡ hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (CHCĐBKK) ổn định cuộc sống vươn lên thoát nghèo.

2. Yêu cầu

a) Xác định cụ thể mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện, làm cơ sở tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch có hiệu quả;

b) Cáo sở, ban, ngành, đoàn thể, các địa phương nghiêm túc, chủ động trong việc tham mưu, đề xuất và chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện các nội dung theo Kế hoạch.

II. THỰC TRẠNG HỘ NGHÈO CHCĐBKK

Thực hiện Nghị quyết số 75/2021/NQ-HĐND1; qua kết quả rà soát, xét chọn hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (CHCĐBKK), toàn thành phố có 879 hộ, với 4.179 khẩu, chiếm tỷ lệ 9,77%/tổng số hộ nghèo còn sức lao động đầu năm 2022 (8.993 hộ). Trong đó, nguyên nhân dẫn đến hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như 208 hộ có người mắc bệnh hiểm nghèo, 469 hộ có người ốm đau thường xuyên, 176 hộ có người chưa có việc làm, 522 hộ có người có việc làm nhưng không ổn định, 209 hộ có người cao tuổi và 749 hộ có trẻ em. Đồng thời, có 340 hộ có người đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, 8 hộ có người thuộc diện chính sách người có công và 326 hộ có người già yếu, tàn tật, ốm đau thường xuyên,... chưa đủ điều kiện hưng trợ cấp xã hội hàng tháng.

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Huy động nguồn lực của toàn xã hội hỗ trợ, giúp đỡ tạo điều kiện cho hộ nghèo CHCĐBKK tiếp cận được với các dịch vụ xã hội một cách bình đẳng, từng bước cải thiện cuộc sng và tự lực vươn lên thoát nghèo. Phấn đu đến cuối năm 2025, không còn hộ nghèo CHCĐBKK trên địa bàn thành phố.

2. Mc tiêu c thể

a) Đảm bảo 100% hộ nghèo CHCĐBKK có nhu cầu được hỗ trợ cải thiện nhà ở, phương tiện làm ăn, sinh kế, vay vốn, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề... theo chính sách đặc thù của thành phố.

b) 100% người trong hộ nghèo CHCĐBKK đang hưởng các chính sách bảo trợ xã hội hoặc chưa đủ điều kiện hưởng chính sách bảo trợ xã hội đối với người già yếu, người khuyết tật, trẻ em mồ côi bị ốm đau thường xuyên; ngoài việc áp dụng chính sách trợ cấp xã hội đối với đối tượng đủ điều kiện theo quy định, còn xem xét hỗ trợ hằng tháng để nâng cao mức sống.

c) Thực hiện các giải pháp tích cực và đồng bộ, hằng năm thành phố phấn đấu giảm từ 190 - 230 hộ nghèo CHCĐBKK còn sức lao động (Phụ lục số I).

IV. CÁC GIẢI PHÁP, CHÍNH SÁCH

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền, tham gia tích cực của Mặt trận và đoàn thể các cấp đối với công tác trợ giúp hộ nghèo CHCĐBKK, phối hợp liên ngành thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đề ra.

a) Các cấp ủy đảng quan tâm lãnh đạo công tác giảm nghèo đối với hộ nghèo CHCĐBKK; xem xét đưa vào Nghị quyết hằng năm để chỉ đạo thực hiện.

b) Chính quyền tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch; Mặt trận và các đoàn thể vận động các nguồn lực tập trung ưu tiên hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo CHCĐBKK.

c) Các ngành, đoàn thể, địa phương phối hợp chặt chẽ trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch.

2. Đẩy mạnh tuyên truyền về công tác trợ giúp hộ nghèo CHCĐBKK

a) T chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, đài truyền thanh, hệ thống thông tin cơ sở và các phương tiện về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo theo hướng đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung và sâu rộng đến các cấp, các ngành, các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân tạo sự đồng thuận với chủ trương của thành phố.

b) Thông tin hoàn cảnh gia đình và nhu cầu nguyện vọng, giải pháp cần thực hiện với hình thức phù hợp để vận động, huy động các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đăng ký, tham gia hỗ trợ giúp đỡ hộ nghèo CHCĐBKK ổn định cuộc sống.

3. Phân công các ngành chức năng và huy động nguồn lực, vận động giúp đỡ đối với từng hộ.

a) Tiến hành gặp mặt, đối thoại lập kế hoạch giảm nghèo cho từng hộ, qua đó xác định giải pháp, lộ trình để hỗ trợ giúp đỡ hộ phấn đấu vươn lên thoát nghèo.

b) Phân công các ngành chức năng, vận động các cơ quan, đoàn thể, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân hỗ trợ nguồn lực giúp đỡ hộ nghèo CHCĐBKK.

c) Cùng với nguồn ngân sách, tập trung huy động đảm bảo đủ nguồn lực để thực hiện kế hoạch; phát động rộng rãi phong trào ủng hộ thông qua “Quỹ vì người nghèo các cấp” nhằm đảm bảo nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo CHCĐBKK vươn lên thoát nghèo.

4. Thực hiện đồng bộ các chính sách, giải pháp hỗ trợ

a) Các chính sách hỗ trợ chung: Áp dụng các chính sách giảm nghèo quy định tại Nghị quyết số 75/2021/NQ-HĐND, chính sách bảo trợ xã hội quy định Nghị quyết số 34/2021/NQ-HĐND ngày 12/8/2021 thông qua mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội và mở rộng đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nng và các chính sách khác có liên quan.

b) Thực hiện các giải pháp khác

- Hỗ trợ ưu đãi về tín dụng:

+ Tiếp tục vận động các tổ chức, hội, đoàn thể đẩy mạnh phong trào góp vốn quay vòng hỗ trợ giúp đỡ hộ nghèo CHCĐBKK phát triển kinh tế, tăng thu nhập;

+ Tuyên truyền, hướng dẫn hộ nghèo CHCĐBKK vay vốn có hỗ trợ lãi suất để làm ăn, buôn bán, phát triển kinh tế, tạo thu nhập ổn định cuộc sống.

- Hỗ trợ cải thiện nhà ở

+ Giải quyết các trường hợp khó khăn về nhà ở theo quy định; thực hiện chính sách hỗ trợ xây nhà hoặc sửa chữa nhà ở từ Quỹ vì người nghèo và các nguồn vận động tổ chức, cá nhân, tộc họ đóng góp;

+ Hỗ trợ lắp đặt, sửa chữa, nâng cấp hệ thống cấp điện, cấp thoát nước, công trình vệ sinh... phù hợp tiêu chí, tiêu chuẩn và từ nguồn vận động đóng góp đối với các trường hợp khó khăn về điện, nước, công trình phụ.

- Hỗ trợ về y tế

+Thực hiện chính sách vận động kế hoạch hóa gia đình; chương trình chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, đặc biệt là chương trình chăm sóc, điều trị người bị bệnh tâm thn nặng; đối với người bị bệnh tâm thần đặc biệt nặng, gia đình không có điều kiện chăm sóc thì xem xét giải quyết đưa vào chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung tại cơ sở bảo trợ xã hội;

+ Lồng ghép các chương trình, dự án của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ đ ưu tiên hỗ trợ về phẫu thuật chỉnh hình, mổ tim, khám chữa bệnh...

+ Vận động các tổ chức trong và ngoài nước, các tổ chức chính trị xã hội hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh cho phụ nữ bị bệnh ung thư thuộc diện hộ nghèo CHCĐBKK.

- Hỗ trợ về giáo dục

Rà soát, nắm cụ thể danh sách con em trong hộ nghèo CHCĐBKK đang đi học đ thực hiện chính sách min học phí; đng thời vận động hỗ trợ học bng dài hạn cho tất cả con, em hộ nghèo CHCĐBKK đang theo học tại các trường.

- Trợ giúp xã hội

+ Thực hiện hỗ trợ kịp thời đối với hộ có người già yếu, người khuyết tật, trẻ em mồ côi bị ốm đau thường xuyên nhưng chưa đủ điều kiện được hưng chính sách bảo trợ xã hội;

+ Huy động các nguồn lực ưu tiên hỗ trợ cho các đối tượng khi gặp khó khăn đột xuất, thiên tai, dịch bệnh...

- Hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm; sinh kế, phương tiện làm ăn

+ Khảo sát nhu cầu học nghề, tiến hành tư vấn, hướng nghiệp và hướng dẫn cách làm ăn phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế của đối tượng; đào tạo nghề min phí, xây dựng các mô hình dạy nghề phù hợp gắn với giải quyết việc làm tại chỗ; ưu tiên đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động có nhu cầu và khả năng;

+ Khuyến khích, vận động, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tổ chức các lớp dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và theo hướng cầm tay chỉ việc...;

+ Thông qua gặp mặt, đối thoại để tìm giải pháp hỗ trợ cụ thể đối với từng hộ; vận động hỗ trợ sinh kế, phương tiện làm ăn cho hộ thật sự có nhu cầu.

5. Kinh phí thực hiện

a) Sử dụng lồng ghép nguồn kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn thành phố Đà Nng ban hành tại Kế hoạch số 60/KH-UBND ngày 29/3/2022 của UBND thành phố.

b) Dự kiến tổng nguồn lực thực hiện trong cả giai đoạn 4 năm khoảng 46.520,6 triệu đồng, trong đó nguồn huy động cộng đồng và các tổ chức khác 10.804 triệu đồng (Phụ lục số II).

V. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

a) Là cơ quan thường trực giúp UBND thành phố triển khai, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương, đơn vị triển khai thực hiện kế hoạch.

b) Hướng dẫn các địa phương rà soát, đi thoại tìm giải pháp và lập kế hoạch giảm nghèo phù hợp đối với từng hộ; đồng thời, vận động phân công các ngành, đoàn thể trực tiếp đỡ đầu, giúp đỡ để hộ nghèo CHCĐBKK vươn lên thoát nghèo.

c) Chủ trì phối hợp với các ngành chức năng tham mưu UBND thành phố có chính sách hỗ trợ phù hợp; hướng dẫn các địa phương thực hiện các chính sách về dạy nghề, tạo việc làm, bảo trợ xã hội đối với hộ nghèo CHCĐBKK.

d) Thực hiện công tác kiểm tra giám sát tình hình thực hiện Kế hoạch của địa phương. Định kỳ 6 tháng, năm tổng hợp báo cáo kết quả về UBND thành phố.

2. Sở Y tế

a) Chủ trì hướng dẫn các địa phương thực hiện chính sách hỗ trợ về y tế cho các hộ nghèo CHCĐBKK; chỉ đạo các Trung tâm y tế tuyến quận, huyện quan tâm khám chữa bệnh cho hộ nghèo CHCĐBKK; ưu tiên htrợ trong việc phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng đối với người khuyết tật; vận động các tổ chức, cá nhân tham gia khám, chữa bệnh cho người thuộc hộ nghèo CHCĐBKK, trong đó hỗ trợ khám và điều trị miễn phí cho phụ nữ bị bệnh ung thư.

b) Chủ trì phối hợp với các ngành liên quan và UBND các quận, huyện tập trung truyền thông vận động thực hiện kế hoạch hóa gia đình cho nhóm hộ nghèo CHCĐBKK;

c) Chỉ đạo tuyến y tế cơ sở nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe người bị bệnh tâm thần, tăng cường các hoạt động phục hồi chức năng cho người khuyết tật nhằm giảm bớt khó khăn cho hộ nghèo CHCĐBKK.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo

a) Chủ trì, hướng dẫn các địa phương thực hiện chính sách hỗ trợ về giáo dục cho các hộ nghèo CHCĐBKK;

b) Thường xuyên quan tâm dạy phụ đạo cho học sinh có học lực yếu, kém để theo kịp chương trình; có các giải pháp nhằm hạn chế tối đa trẻ em thuộc hộ nghèo hộ nghèo CHCĐBKK bỏ học.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

a) Trên cơ sở khả năng cân đối vốn, phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị liên quan tng hp, cân đối, bố trí nguồn vn đầu tư từ ngân sách thành ph(nếu có) để thực hiện kế hoạch, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định;

b) Hằng năm trên cơ sở đề xuất của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị liên quan, tham mưu UBND thành phố lồng ghép các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp liên quan đến kế hoạch vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố.

5. Sở Tài chính: Trên cơ sở đề xuất của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị liên quan, Sở Tài chính tổng hp, báo cáo UBND thành phố trình HĐND thành phố và phê duyệt kinh phí để thực hiện nhiệm vụ tại Kế hoạch này lồng ghép trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022 - 2025 của thành phố Đà Nng.

6. Sở Xây dựng: Chủ trì thực hiện chính sách hỗ trợ miễn giảm nhà ở; lồng ghép Chương trình "Có nhà ở" của thành phố để đề xuất hỗ trợ hộ nghèo CHCĐBKK đang ở nhà thuê, có bức xúc về nhà ở được giải quyết nhà liền kề hoặc thuê chung cư.

7. Sở Nội vụ: Thẩm định và trình hồ sơ khen thưởng trong phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người, Không để ai bị bỏ lại phía sau” nhằm động viên kịp thời đối với tập th, cá nhân trong việc thực hiện chủ trương giúp đỡ hộ nghèo và hộ nghèo CHCĐBKK vươn lên thoát nghèo.

8. Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan truyền thông báo chí tuyên truyền chủ trương của thành phố về thực hiện kế hoạch trợ giúp hộ nghèo CHCĐBKK.

9. Các cơ quan báo chí thành phố: Chủ động xây dựng chương trình, chuyên mục để tuyên truyền kế hoạch trợ giúp hộ nghèo CHCĐBKK bằng nhiều hình thức phù hợp. Kịp thời phổ biến những kinh nghiệm hay, mô hình giảm nghèo có hiệu quả; các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp trong tác giúp đỡ hộ nghèo CHCĐBKK và trong việc triển khai thực hiện kế hoạch.

10. Sở Ngoại vụ: Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các quận/huyện, hội đoàn th vận động các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài và các đi tác nước ngoài khác tài trợ, thực hiện các chương trình, dự án giảm nghèo, giảm hộ nghèo CHCĐBKK của thành phố.

11. Các sở, ngành khác

a) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phi hp với các địa phương giúp đỡ các hộ nghèo CHCĐBKK theo kế hoạch trợ giúp hộ nghèo CHCĐBKK giai đoạn 2022-2025.

b) Lồng ghép triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao, chỉ đạo các đơn vị thuộc phạm vi quản lý phối hợp với UBND các quận, huyện, xã, phường theo dõi, giúp đỡ và có cách làm thiết thực trong việc trợ giúp hộ nghèo CHCĐBKK.

12. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố, các hội, đoàn thể tổ chức phát động thực hiện các phong trào thiết thực giúp đỡ, ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo CHCĐBKK; tuyên truyền, vận động các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp nhận đỡ đầu, giúp đỡ trực tiếp hộ nghèo CHCĐBKK ổn định cuộc sống.

13. Các đơn vị được Thành ủy phân công giúp đỡ các địa phương thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 10/8/2009 của Ban Thường vụ Thành ủy tiếp tục vận động nguồn lực hỗ trợ cho hộ nghèo CHCĐBKK giai đoạn 2022-2025 tại các địa bàn đã được phân công.

14. UBND các quận, huyện

a) Tuyên truyền và triển khai thực hiện kế hoạch trên địa bàn; hướng dẫn các xã, phường rà soát lập kế hoạch giảm nghèo cụ thể đối với từng hộ.

b) Tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách trợ giúp và có giải pháp hỗ trợ kịp thời, phù hợp; lồng ghép trong các chương trình, dự án, xây dựng các mô hình,... giúp h nghèo có điều kiện vươn lên thoát nghèo.

c) Hướng dẫn các xã, phường lập danh sách quản lý hộ nghèo CHCĐBKK để nắm các chính sách hỗ trợ, tình hình hoàn cảnh của hộ, khả năng thoát nghèo,... để có những đề xuất kịp thời và vận động thêm nguồn lực hỗ trợ họ thoát nghèo.

d) Chủ động phối hợp các ngành, đoàn thể, đơn vị, doanh nghiệp được phân công giúp đỡ có kế hoạch, biện pháp hỗ trợ phù hợp với từng hộ; vận động cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân có điều kiện đăng ký hỗ trợ giúp đỡ hộ nghèo CHCĐBKK.

VI. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, ĐÁNH GIÁ

Định kỳ 6 tháng (vào ngày 31/5) và hàng năm (vào ngày 30/11), các sở, ngành, đoàn thể và UBND các quận, huyện tiến hành đánh giá tình hình và báo cáo kết quả về UBND thành phố (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội).

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình “Không có hộ nghèo CHCĐBKK” trên địa bàn thành phố Đà Nng giai đoạn 2022-2025. Yêu cầu các đơn vị, địa phương căn cứ triển khai thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, khó khăn, phát sinh, các sở, ngành, địa phương, đoàn thể kịp thời báo cáo UBND thành phố (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) để xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- TT TTU, TTHĐND TP;
- CT UBND TP;
- UBMTTQVN thành phố;
- Các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể;
- UBND các quậ
n, huyện;
- Lưu: VT, S.L
ĐTBXH.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Ngô Thị Kim Yến

 

PHỤ LỤC SỐ I

KẾ HOẠCH THOÁT HỘ NGHÈO CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN GIAI ĐOẠN 2022 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số 83/KH-UBND ngày 25 tháng 4 năm 2022 của UBND thành phố Đà Nng)

TT

Quận, huyện

TỔNG HỘ NGHÈO CSLĐ GIAI ĐOẠN 2022 - 2025

HỘ NGHÈO CHCĐBKK GIAI ĐOẠN 2022-2025

KẾ HOẠCH THOÁT HỘ NGHÈO CHCĐBKK

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Hộ

Tỷ lệ (%)

Hộ

Tỷ lệ (%)

Hộ

Tỷ lệ (%)

Hộ

Tỷ lệ (%)

Hộ

Tỷ lệ (%)

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

1

Hải Châu

1.048

108

10,31

30

2,86

28

2,67

25

2,39

25

2,39

2

Thanh Khê

856

99

11,57

25

2,92

25

2,92

25

2,92

24

2,80

3

Sơn Trà

1.867

200

10,71

50

2,68

50

2,68

50

2,68

50

2,68

4

Ngũ Hành Sơn

1.053

78

7,41

25

2,37

25

2,37

25

2,37

3

0,28

5

Liên Chiểu

917

117

12,76

30

3,27

30

3,27

30

3,27

27

2,94

6

Cẩm Lệ

1.830

77

4,21

20

1,09

20

1,09

20

1,09

17

0,93

7

Hòa Vang

1.422

200

14,06

50

3,52

50

3,52

50

3,52

50

3,52

 

Cộng

8.993

879

9,77

230

2,56

228

2,54

225

2,50

196

2,18

 

PHỤ LỤC SỐ II

TỔNG HỢP KINH PHÍ TRỢ GIÚP HỘ NGHÈO CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN GIAI ĐOẠN 2022-2025
(Kèm theo Kế hoạch số 83/KH-UBND ngày 25 tháng 4 năm 2022 của UBND thành phố Đà Nng)

ĐVT : Triệu đồng

TT

CHỈ TIÊU

Đơn vị tính

NGUỒN LỰC TRỢ GIÚP HỘ NGHÈO CHCĐBKK GIAI ĐOẠN 2022-2025

Tổng cộng

2022

2023

2024

2025

A

CÁC CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN

 

 

 

 

 

 

1

HỖ TRỢ VỀ NHÀ Ở

 

 

 

 

 

 

a

Xây mới, sa chữa nhà ở

 

239

112

80

47

0

 

- Xây mới (mức 50 triệu đ/hộ)

Nhà

32

32

0

0

0

 

- Sửa chữa (mức 20 triệu đ/hộ)

Nhà

207

80

80

47

0

 

- Kinh phí

 

5.740

3200

1600

940

0

 

+ Nguồn Ngân sách nhà nước theo quy định Nghị quyết 75/2021/NQ-HĐND

Triệu đồng

2.296

1280

640

376

0

 

+ Nguồn huy động xã hội

Triệu đồng

3.444

1920

960

564

0

b

Đề nghị bố trí chung cư

 

109

30

30

25

24

2

VAY VỐN ƯU ĐÃI

 

 

 

 

 

 

 

- Số hộ được vay vốn không lãi suất (mức 30 triệu đ/hộ)

Hộ

218

218

0

0

0

 

- Kinh phí

 

7.834,9

6971,64

431,64

431,64

0

 

+ Ngân sách nhà nước (Vốn tín dụng NHCSXH theo KH số 60/KH-UBND ngày 29/3/2022 về Giảm nghèo bền vững giai đon 2022 - 2025)

Triệu đồng

6.540

6540

0

0

0

 

+ Ngân sách nhà nước theo quy định Nghị quyết 75/2021/NQ-HĐND

Triệu đng

1.295

431,64

431,64

431,64

0

3

H TRỢ SINH KẾ

 

 

 

 

 

 

 

- Số hộ được hỗ trợ (mức 5-10 triệu đồng/hộ)

Hộ

380

137

130

113

0

 

- Kinh phí: Từ nguồn huy động xã hội

Triệu đng

1.900

685

650

565

0

4

HỖ TRỢ Y TẾ

 

 

 

 

 

 

a

Hỗ trợ về th BHYT

 

 

 

 

 

 

 

- Số người được cấp thẻ BHYT

Người

14.500

3850

3850

3850

2950

 

- Kinh phí: Từ ngân sách nhà nước theo quy định Nghị quyết 75/2021/NQ-HĐND

Triệu đồng

10.960

2390,9

3097,7

3097,7

2373,6

b

- Hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh

 

 

 

 

 

 

 

+ Số người được hỗ trợ

Ngưi

363

150

100

63

50

 

- Kinh phí: Từ nguồn huy động xã hội

Triệu đng

3.630

1500

1000

630

500

5

DẠY NGHỀ VÀ GIỚI THIỆU VIỆC LÀM

 

 

 

 

 

 

a

Hỗ trợ dạy nghề

Người

80

41

39

0

0

 

- Kinh phí: Từ nguồn Ngân sách nhà nước theo Kế hoạch số 60/KH-UBND ngày 29/3/2022 của UBND TP về thực hiện CTMTQG Giảm nghèo bền vững GĐ 2022 - 2025

Triệu đồng

240

123

117

0

0

b

- Hỗ trợ giới thiệu việc làm

Người

168

100

68

0

0

6

HỖ TRỢ TIỀN ĐIỆN

 

 

 

 

 

 

 

- Số hộ được hỗ trợ

Hộ

2.145

879

649

421

196

 

- Kinh phí: Từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định Nghị quyết 75/2021/NQ-HĐND

Triệu đồng

1.261

516,852

381,612

247,548

115,248

7

HỖ TRỢ GIÁO DỤC VÀ HỌC BỔNG

 

 

 

 

 

 

a

- Số học sinh được miễn giảm học phí

Học sinh

2.844

758

758

758

570

 

- Kinh phí: Từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định Nghị quyết 75/2021/NQ-HĐND

Triệu đồng

1.484,6

395,676

395,676

395,676

297,54

b

- Số học sinh được hỗ trợ học bổng

Học sinh

3.769

1285

1055

827

602

 

+ Kinh phí: Từ nguồn huy động xã hội

Triệu đồng

1.830

700

700

430

0

8

TRỢ CẤP HÀNG THÁNG

 

 

 

 

 

 

a

Trợ cấp hàng tháng mức 300.000 đồng/người cho người đang hưng trợ cấp BTXH thuộc hộ nghèo CHCĐBKK

Triệu đồng

 

 

 

 

 

 

+ Số người

Người

1.270

340

340

340,0

250,0

 

- Kinh phí: Từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định Nghị quyết 75/2021/NQ-HĐND

 

4.572

1.224

1.224

1.224

900

b

Trợ cấp hàng tháng với mức 500.000 đồng/người cho người già yếu, NKT, TMC bị ÔĐTX chưa đủ điều kiện hưng chính sách BTXH hàng tháng

Triệu đồng

 

 

 

 

 

 

+ Số người

 

1.178

326

326

326

200

 

+ Kinh phí: Từ nguồn Ngân sách nhà nước theo quy định Ngh quyết 75/2021/NQ-HĐND

 

7.068

1.956

1.956

1.956

1.200

B

TỔNG CỘNG NGUỒN LỰC

Triệu đồng

46.520,6

19.663,0

11.553,6

9.917,6

5.386,4

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

+ Ngân sách nhà nước (vốn tín dụng NHCSXH theo Kế hoạch số 60/KH-UBND ngày 29/3/2022 của UBND TP về thực hiện CTMTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022 - 2025

Triệu đồng

6.540,0

6.540,0

0,0

0,0

0,0

 

+ Nguồn Ngân sách nhà nước theo Kế hoạch 60/KH-UBND ngày 29/3/2022 của UBND TP về thực hiện CTMTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022 - 2025

Triệu đồng

240,0

123,0

117,0

0,0

0,0

 

+ Ngân sách nhà nước theo quy định Nghị quyết 75/2021/NQ-HĐND

Triệu đồng

28.936,6

8.195,0

8.126,6

7.728,6

4.886,4

 

+ Nguồn huy động xã hội

Triệu đồng

10.804,0

4.805,0

3.310,0

2.189,0

500,0

 



1 Trong đó, tiêu chí hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022 - 2025 là hộ nghèo còn sức lao động theo chuẩn nghèo quy định tại Nghị quyết số 76/2021/NQ-HĐND ngày 17/12/2021 của HĐND thành phố về quy định chuẩn nghèo đa chiều trên địa bàn thành phố Đà Nng giai đoạn 2022 - 2025; hộ có người phụ thuộc trong tổng số nhân khu lớn hơn 50%, có ít nhất 01 người không có việc làm hoặc có việc làm nhưng không ổn định và có người ốm đau, bị bệnh hiểm nghèo.