ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 87/KH-UBND | Quảng Ngãi, ngày 12 tháng 06 năm 2018 |
KẾ HOẠCH
LOẠI TRỪ BỆNH PHONG QUY MÔ CẤP HUYỆN CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2018-2020
Nhằm chủ động phòng chống, giảm tỷ lệ mắc mới, giảm tỷ lệ tàn tật ở bệnh nhân phong, củng cố năng lực chuyên môn hoạt động phòng, chống bệnh phong ở tuyến huyện và xã, thực hiện đạt các tiêu chí loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện; trên cơ sở đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 963/SYT-TTr ngày 18/5/2018, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện của tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2018-2020 cụ thể như sau:
I. Căn cứ xây dựng kế hoạch
- Quyết định số 1125/QĐ-TTg ngày 31/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Y tế dân số giai đoạn 2016-2020;
- Thông tư số 17/2013/TT-BYT ngày 06/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế Quy định tiêu chí và hướng dẫn kiểm tra, công nhận và loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp tỉnh và cấp huyện;
- Thông tư số 26/2018/TT-BTC ngày 21/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính về việc Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020;
II. Mục tiêu
1. Mục tiêu chung: Toàn tỉnh duy trì bền vững kết quả loại trừ bệnh phong năm 2014 đã được Bộ Y tế kiểm tra công nhận. Tăng cường công tác phòng chống tàn tật, phục hồi chức năng về khả năng lao động, nghề nghiệp, sinh hoạt bình thường cho tất cả bệnh nhân, giúp người bệnh tái hòa nhập cộng đồng.
2. Mục tiêu cụ thể:
- 70% huyện trong toàn tỉnh phấn đấu đạt các tiêu chí Loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện theo 4 tiêu chí của Việt Nam:
a) Tiêu chí 1: Trong 03 năm liên tục tính đến thời điểm kiểm tra có tỷ lệ lưu hành bệnh phong dưới 0,2/10.000 dân.
b) Tiêu chí 2: 100% người bệnh phong khuyết tật được chăm sóc khuyết tật và phục hồi chức năng.
c) Tiêu chí 3: 100% người bệnh phong được hòa nhập cộng đồng và không có sự phân biệt đối xử, kỳ thị người bệnh phong.
d) Tiêu chí 4: 100% người bệnh phong nghèo có khuyết tật đặc biệt nặng hoặc khuyết tật nặng có nhà ở.
Lộ trình:
+ Năm 2018 các huyện: Sơn Tịnh, Trà Bồng, Minh Long, Lý Sơn;
+ Năm 2019 các huyện: Nghĩa Hành, Tư Nghĩa, Sơn Hà;
+ Năm 2020 các huyện: Thành phố Quảng Ngãi, Ba Tơ.
- 70% các huyện/thành phố không còn bệnh nhân Phong mới trong 5 năm liên tục.
- 80% các huyện/thành phố không còn bệnh nhân phong mới trong 3 năm liên tục.
- 100% bệnh nhân Phong tàn tật được giáo dục y tế về chăm sóc tàn tật và phục hồi chức năng.
- 100% bệnh nhân Phong nghèo, tàn tật có nhà ở (tối thiểu là nhà cấp 4).
- 100% bệnh nhân Phong mới được cấp thuốc điều trị miễn phí tại nhà
3. Một số chỉ tiêu cơ bản:
- Các chỉ số dịch tể
TT | Các chỉ số | ĐVT | KẾ HOẠCH HÀNG NĂM | ||
2018 | 2019 | 2020 | |||
1 | Tỷ lệ Phát hiện (Tiêu chuẩn < 1/100.000) | 0/0000 | 0,2 | 0,2 | 0,2 |
2 | Tỷ lệ lưu hành (Tiêu chuẩn < 0,2/10.000) | 0/000 | 0,02 | 0,02 | 0,02 |
3 | Tỷ lệ khuyết tật nặng ở bệnh nhân phong mới | 0/0 | < 15 | < 15 | < 15 |
- Các chỉ số khác
TT | Các chỉ số | ĐVT | Kế hoạch theo các năm | ||
2018 | 2019 | 2020 | |||
1 | Tổng số lần khám để phát hiện bệnh nhân phong mới | Lần | 100.000 | 100.000 | 100.000 |
2 | Số bệnh nhân mới phát hiện | Người | 2 | 2 | 1 |
3 | Số bệnh nhân quản lý điều trị | Người | 108 | 105 | 101 |
4 | Số bệnh nhân được chăm sóc tàn tật | Người | 90 | 87 | 86 |
5 | Tuyên truyền trên đài phát thanh, truyền hình | Lần | 1.010 | 925 | 600 |
6 | Số lớp tập huấn | Lớp | 25 | 25 | 25 |
7 | Số người tham dự tập huấn | Người | 650 | 650 | 650 |
8 | Tổng các loại tranh ảnh, áp phích, tờ rơi, thời khóa biểu, phiếu đánh giá kiến thức | Tờ | 140.000 | 140.000 | 140.000 |
9 | Pano tuyên truyền về bệnh phong |
| 4 | 3 | 5 |
10 | Các loại giày phòng ngừa tàn tật, chân giả... | Đôi | 52 | 50 | 50 |
III. Giải pháp thực hiện:
1. Công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện:
- Xây dựng kế hoạch triển khai loại trừ bệnh phong qui mô cấp huyện giai đoạn 2018 - 2020 trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương tại trong công tác loại trừ bệnh phong;
- Tăng cường công tác xã hội hóa, nâng cao hơn nữa vai trò phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể liên quan tại địa phương trong công tác phòng chống phong;
- Các huyện đưa chỉ tiêu loại trừ bệnh phong vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện giai đoạn 2018 - 2020 và chỉ đạo thực hiện;
- Có các hình thức động viên, khen thưởng kịp thời đối với các tổ chức, cá nhân tham gia tích cực và thực hiện tốt công tác phòng chống phong.
- Duy trì mạng lưới và đội ngũ làm công tác phong ở cả 3 tuyến (tỉnh-huyện-xã), hạn chế tối đa việc xáo trộn cán bộ chuyên trách. Tăng cường công tác đào tạo mới và đào tạo lại cho cán bộ chuyên trách tuyến huyện, xã về kiến thức cơ bản về bệnh phong cũng như các kỹ năng giáo dục truyền thông phòng chống phong tại địa phương.
- Tiếp tục duy trì các hoạt động phòng chống bệnh phong ở tuyến tỉnh và tuyến y tế cơ sở, lồng ghép công tác phòng chống bệnh phong vào mạng lưới chăm sóc sức khỏe ban đầu
+ Tăng cường công tác chăm sóc phòng chống tàn tật và phẫu thuật phục hồi chức năng cho người tàn tật.
+ Xã hội hóa công tác chống phong, tranh thủ sự tài trợ các tổ chức từ thiện và sự quan tâm của địa phương để đào tạo nghề, phát triển kinh tế giúp bệnh nhân phong nâng cao chất lượng cuộc sống nhất là vấn đề nhà ở.
+ Cải cách quản lý chương trình phong, giảm các thủ tục mang tính hình thức, chuyển giao công việc cho tuyến xã, huyện; tập trung vào công tác phòng chống tàn tật, phục hồi chức năng cho bệnh nhân; quan tâm đến đời sống vật chất và nhu cầu sống tối thiểu nhất là nhà ở cho bệnh nhân phong nghèo tàn tật.
2. Hoạt động và giải pháp chuyên môn:
a) Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe:
Đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền pháp luật, chính sách về phòng, chống bệnh phong bằng nhiều hình thức phù hợp trên địa bàn toàn tỉnh, đưa kiến thức bệnh phong vào trường tiểu học, trung học cơ sở.
b) Công tác đào tạo, tập huấn:
- Hằng năm tổ chức các lớp tập huấn tuyến tỉnh, huyện về: Tình hình dịch tễ bệnh phong; kiến thức về bệnh phong (nguyên nhân, triệu chứng, phân loại, chẩn đoán, phản ứng Phong, quản lý điều trị); cách khám phát hiện bệnh nhân Phong; biện pháp và kỹ thuật phòng chống tàn tật; tiêu chí loại trừ bệnh phong cấp huyện và các bước tiến hành.
c) Công tác khám phát hiện bệnh nhân Phong mới:
Tăng cường và đẩy mạnh công tác khám phát hiện bệnh nhân Phong mới theo phân vùng dịch tể phong hàng năm với nhiều hình thức như: Khám có hình ảnh lâm sàng, khám cụm dân cư, khám tiếp xúc cho người nhà bệnh nhân Phong và tiếp xúc mở rộng khi phát hiện bệnh nhân phong mới, khám lồng ghép với các chuyên khoa khác như Lao, Tâm thần, Bướu cổ, Sốt rét...
d) Công tác quản lý điều trị và săn sóc tàn tật:
- Lập hồ sơ quản lý đối với tất cả các trường hợp điều trị bệnh nhân phong:
+ Số bệnh nhân mới được xét nghiệm BH, lập hồ sơ bệnh án, quản lý điều trị đúng phát đồ đa hóa trị liệu và quy định quản lý bệnh nhân.
+ Bệnh nhân đang điều trị và giám sát được theo dõi phát hiện xử lý kịp thời phản ứng Phong và viêm dây thần kinh.
+ Bệnh nhân có bàn chân mất cảm giác được cấp giày phòng ngừa, giày biến dạng phù hợp với loại hình tàn tật.
+ Bệnh nhân bị tàn tật được cán bộ hướng dẫn các kỹ thuật và cách chăm sóc tàn tật và phục hồi chức năng tại cộng đồng.
+ Bệnh nhân bị lỗ đáo được điều trị và cấp giày phòng ngừa lỗ đáo.
3. Công tác kiểm tra, giám sát:
- Tuyến tỉnh: Giám sát công tác phòng chống Phong tại huyện, xã trọng điểm mỗi quý 1 lần 6 tháng 1 lần cho tất cả các huyện còn lại.
- Tuyến huyện: Giám sát công tác phòng chống Phong mỗi tháng 1 lần đối với các xã có bệnh nhân đang quản lý.
Trong các đợt kiểm tra giám sát tổ chức chấm điểm theo bảng điểm chuẩn loại trừ bệnh phong cấp huyện.
4. Công tác tổ chức kiểm tra công nhận loại trừ bệnh phong cấp huyện:
- Vào tháng 9 hàng năm, Trung tâm Phong - Da liễu tỉnh căn cứ vào kế hoạch đã xây dựng và đối chiếu với các tiêu chí Loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện gửi hồ sơ về Sở Y tế những huyện nào đạt tiêu chuẩn;
- Sau khi xem xét, Sở Y tế có văn bản đề nghị kiểm tra công nhận loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện gửi về UBND tỉnh, tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định thành lập Hội đồng kiểm tra (theo thông tư 17/2013/TT-BYT ngày 06 tháng 6 năm 2013 của Bộ Y tế).
- Sau khi Hội đồng hoàn thành công tác kiểm tra, Sở Y tế tổng hợp báo cáo về UBNB tỉnh để ban hành quyết định công nhận; Sở Y tế tổ chức Hội Nghị công bố kết quả, biểu dương, khen thưởng.
5. Hoạt động thống kê báo cáo, sổ sách biểu mẫu:
- Trung tâm Y tế các huyện/thành phố, TYT các xã/thị trấn cần củng cố:
+ Kế hoạch, báo cáo hàng năm và báo cáo 3 năm liền trước khi được kiểm tra.
+ Hoàn thiện bệnh án, các biểu mẫu thống kê và hoạt động phòng chống phong: Danh sách bệnh nhân đang quản lý, báo cáo tình hình quản lý bệnh nhân, mẫu thống kê tình hình bệnh nhân phong tàn tật, báo cáo hoạt động phòng chống tàn tật, phục hồi chức năng, sổ kế hoạch hoạt động phòng chống phong, sổ giám sát hoạt động tuyến trước.
IV. Dự kiến kinh phí 2018 - 2020:
1. Ngân sách Trung ương: Được phân bổ hàng năm theo Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số.
(Triệu đồng)
Năm | Ngân sách hỗ trợ địa phương | Ngân sách Trung ương | Tổng cộng |
2018 | 150 | 20 | 170 |
2019 | 150 | 20 | 170 |
2020 | 150 | 20 | 170 |
2. Kinh phí địa phương: Bố trí từ nguồn kinh phí sự nghiệp y tế hàng năm:
(Triệu đồng)
TT | Kinh phí địa phương | Năm | |||
2018 | 2019 | 2020 | Tổng cộng | ||
1 | Kinh phí hỗ trợ công tác phí giám sát các huyện, các xã hàng năm và đợt kiểm tra loại trừ bệnh phong | 50 | 50 | 50 | 150 |
2 | Kinh phí hỗ trợ mua thuốc, hóa chất, vật tư để khám phát hiện và phòng chống tàn tật | 150 | 150 | 150 | 450 |
3 | Kinh phí hỗ trợ hoạt động truyền thông giáo dục | 100 | 100 | 100 | 300 |
V. Tổ chức thực hiện:
1. Sở Y tế có trách nhiệm:
- Rà soát tình hình thực hiện công tác phòng, chống bệnh phong trên địa bàn tỉnh, đối chiếu với các tiêu chuẩn về loại trừ bệnh phong để có kế hoạch triển khai thực hiện, trình UBND tỉnh xem xét, kiểm tra công nhận thanh toán bệnh phong cấp huyện khi đạt các tiêu chuẩn theo quy định.
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tích cực tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương tổ chức triển khai các hoạt động phòng, chống phong; phấn đấu đạt các tiêu chí Loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện với mục tiêu hoàn thành 4 tiêu chí của Việt Nam.
- Chủ trì phối hợp với các sở, ban ngành và chính quyền địa phương tổ chức triển khai kế hoạch, đặc biệt phổ biến kiến thức về phòng, chống bệnh phong cho cán bộ và nhân dân; phối hợp tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tích cực phối hợp cùng ngành giáo dục tổ chức tuyên truyền tại các trường học và cộng đồng.
- Tham mưu UBND tỉnh duy trì nguồn kinh phí cho chương trình phòng, chống phong để triển khai tốt các hoạt động theo kế hoạch và đúng tiến độ đã đề ra. Hàng năm, lập dự toán kinh phí cụ thể gửi Sở Tài chính thẩm tra để làm cơ sở tổ chức thực hiện.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo các cơ sở giáo dục tạo điều kiện thuận lợi, đồng thời phối hợp cán bộ y tế trong việc thực hiện tuyên truyền bệnh phong trong trường học, đặc biệt cho đối tượng học sinh trung học cơ sở.
3. Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị thông tin truyền thông trên địa bàn tích cực phối hợp cùng ngành y tế thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn người dân những kiến thức cơ bản về bệnh phong, các biện pháp phòng, chống phong tại gia đình và cộng đồng; tuyên truyền vận động cộng đồng hỗ trợ, giúp đỡ những bệnh nhân phong đã bị tàn tật tự chăm sóc tàn tật dựa vào cộng đồng góp phần xóa bỏ mọi thành kiến về bệnh.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí ngân sách để đảm bảo cho các hoạt động phòng, chống phong của tỉnh và thẩm tra dự toán hàng năm theo đề xuất của Sở Y tế nhằm đạt và duy trì bền vững những chỉ tiêu đề ra trong Kế hoạch này.
5. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; hội, đoàn thể tỉnh phối hợp với ngành y tế tham gia các hoạt động phòng, chống phong; hoạt động thông tin truyền thông; vận động cộng đồng hỗ trợ, giúp đỡ những bệnh nhân đã bị tàn tật tự chăm sóc dựa vào cộng đồng, tuyên truyền đến cộng đồng hiểu và xóa bỏ mọi thành kiến về bệnh phong; giúp đỡ người bị bệnh phong hòa nhập với cộng đồng.
6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
- Thành lập/kiện toàn Ban chỉ đạo loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện tại địa phương.
- Trên cơ sở kế hoạch loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện đã được phê duyệt, từng huyện xây dựng kế hoạch phòng chống phong và công tác kiểm tra công nhận loại trừ bệnh phong tại địa phương mình trong giai đoạn 2018 - 2020.
- Hỗ trợ kinh phí, chỉ đạo các phòng, ban, hội đoàn thể tích cực phối hợp với ngành y tế trong việc triển khai các hoạt động phòng, chống phong;
- Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn liên quan kiểm tra hoàn tất các số liệu, sổ sách, báo cáo, tài liệu hoạt động phòng, chống phong;
- Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với ngành y tế tổ chức tuyên truyền kiến thức về bệnh phong trong các trường trung học cơ sở, tuyên truyền cho cán bộ và quần chúng nhân dân hiểu, nhằm phục vụ tốt cho công tác kiểm tra công nhận đạt tiêu chuẩn loại trừ bệnh phong tuyến huyện.
Yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc báo cáo Sở Y tế để tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo kịp thời./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1 Kế hoạch 5044/KH-UBND năm 2019 về kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2019-2020
- 2 Thông tư 26/2018/TT-BTC quy định về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3 Quyết định 1125/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Quyết định 931/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch chi tiết khu điều trị bệnh Phong và bệnh viện Nhiệt đới Hà Nội tỉ lệ 1/500 tại xã Đông Yên, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
- 5 Quyết định 2619/QĐ-UBND năm 2015 về quy định mức hỗ trợ tiền ăn cho bệnh nhân đang được nuôi dưỡng và điều trị tại Khu điều trị Phong Di Linh do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 6 Quyết định 279/2014/QĐ-UBND quy định mức trợ cấp, trợ giúp thường xuyên cho các đối tượng bảo trợ xã hội tại Trung tâm Nuôi dưỡng Người có công và Bảo trợ xã hội; bệnh nhân phong đang điều trị tập trung tại Bệnh viện Phong và Da liễu tỉnh Bắc Ninh
- 7 Thông tư 17/2013/TT-BYT quy định tiêu chí và hướng dẫn kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp tỉnh và huyện do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 1 Quyết định 279/2014/QĐ-UBND quy định mức trợ cấp, trợ giúp thường xuyên cho các đối tượng bảo trợ xã hội tại Trung tâm Nuôi dưỡng Người có công và Bảo trợ xã hội; bệnh nhân phong đang điều trị tập trung tại Bệnh viện Phong và Da liễu tỉnh Bắc Ninh
- 2 Quyết định 2619/QĐ-UBND năm 2015 về quy định mức hỗ trợ tiền ăn cho bệnh nhân đang được nuôi dưỡng và điều trị tại Khu điều trị Phong Di Linh do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 3 Quyết định 931/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch chi tiết khu điều trị bệnh Phong và bệnh viện Nhiệt đới Hà Nội tỉ lệ 1/500 tại xã Đông Yên, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
- 4 Kế hoạch 5044/KH-UBND năm 2019 về kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2019-2020
- 5 Kế hoạch 68/KH-UBND năm 2020 về loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2020-2021