Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 89/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 21 tháng 10 năm 2016

 

K HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TRỢ GIÚP XÃ HỘI VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI TÂM THẦN, NGƯỜI RỐI NHIỄU TÂM TRÍ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2016-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH

Thực hiện Quyết định số 1215/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011 - 2020 (sau đây gọi tắt là Đề án 1215), Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án 1215 giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU CHUNG

Tiếp tục huy động sự tham gia của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội vào các hoạt động trợ giúp về vật chất, tinh thần, phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí, nhằm thực hiện có hiệu quả công tác trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí theo tinh thần Quyết định 1215/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

II. MỤC TIÊU CỤ THỂ ĐẾN NĂM 2020

- Toàn tỉnh có 90% trở lên số người tâm thần có hành vi nguy hiểm đến gia đình, cộng đồng và số người tâm thần lang thang được phục hồi chức năng luân phiên tại các cơ sở bảo trợ xã hội;

- 90% số người rối nhiễu tâm trí có nguy cơ cao bị tâm thần, người tâm thần được tư vấn, trị liệu tâm lý và sử dụng các dịch vụ công tác xã hội;

- Phấn đấu 100% gia đình có người tâm thần, 70% người rối nhiễu tâm trí có nguy cơ cao bị tâm thần được nâng cao nhận thức về trợ giúp và phục hồi chức năng cho người tâm thần dựa vào cộng đồng;

- Phấn đấu 90% xã, phường, thị trấn có các nhóm cán bộ, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội kết hợp với nhân viên y tế trợ giúp và phục hồi chức năng cho người tâm thần.

III. CÁC NỘI DUNG CHỦ YẾU

I. Xây dựng và ban hành các văn bản chỉ đạo, thực hiện

- Hướng dẫn quy trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí tại các cơ sở trợ giúp xã hội và quản lý trường hợp tại cộng đồng.

- Xây dựng và hoàn thiện các văn bản có liên quan đến mở rộng quy mô nuôi dưỡng và chăm sóc các đối tượng bảo trợ xã hội trong đó có đối tượng người tâm thần theo diện tự nguyện tại các cơ sở bảo trợ xã hội về mức thu phí tự nguyện, quy trình tiếp nhận, trợ giúp chăm sóc đối tượng....

2. Truyền thông

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể và toàn thể nhân dân, đặc biệt là những gia đình có người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí về công tác bảo trợ, trợ giúp xã hội, phục hồi chức năng cho người tâm thần dựa vào cộng đồng.

- Tổ chức học tập kinh nghiệm các tỉnh, thành phố; xây dựng sổ tay hướng dẫn các hoạt động công tác xã hội cho cán bộ và nhân viên trợ giúp xã hội, phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí.

- Xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ năng phòng ngừa và chăm sóc cho hộ gia đình người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí tại cộng đồng.

- Tổ chức lồng ghép các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về việc phòng ngừa và phát hiện sớm các bệnh về tâm thần, rối nhiễu tâm trí trong các cơ sở giáo dục.

3. Điều tra, rà soát, xác định nhu cầu trợ giúp của đối tượng

Tổ chức rà soát, xác định nhu cầu được trợ giúp của đối tượng trên địa bàn tỉnh. Xây dựng và thường xuyên cập nhật cơ sở dữ liệu, phục vụ xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác trợ giúp xã hội, phục hồi chức năng và các nội dung trợ giúp khác trong khuôn khổ Đề án của Trung ương và Kế hoạch của tỉnh.

4. Đầu tư phát triển trung tâm phục hồi chức năng tâm thần

- Tiếp tục mở rộng, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị cho Trung tâm Phục hồi chức năng tâm thần để đáp ứng việc chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần theo hướng nuôi dưỡng, tổ chức lao động trị liệu, trị liệu tâm lý kết hợp với phục hồi chức năng luân phiên tại gia đình, cộng đồng cho đối tượng.

- Mở rộng chăm sóc và điều trị đối với đối tượng điều trị tự nguyện.

- Phấn đấu nâng quy mô chăm sóc, điều trị tại Trung tâm Phục hồi chức năng tâm thần, đạt từ 300-500 đối tượng/năm.

5. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng

- Tổ chức đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho khoảng 900 lượt cán bộ, nhân viên, cộng tác viên cấp huyện, xã trong lĩnh vực trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần (khoảng 200-250 người/năm);

- Tập huấn kỹ năng, phương pháp chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần cho khoảng 3.000 gia đình đối tượng (khoảng 600-700 gia đình/năm).

6. Hoạt động giám sát, đánh giá

- Tổ chức hoạt động giám sát, đánh giá hiệu quả các hoạt động của kế hoạch, định kỳ hàng năm sơ kết, đánh giá để rút kinh nghiệm cho năm sau.

- Tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện kế hoạch vào năm 2020.

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, ngành, đoàn thể và các địa phương; xây dựng kế hoạch hàng năm và phân công nhiệm vụ cụ thể triển khai thực hiện Đề án 1215.

2. Đẩy mạnh công tác phòng ngừa, phát hiện và can thiệp sớm, trị liệu tâm lý, phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí; điều tra, khảo sát, xây dựng cơ sở dữ liệu trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng.

3. Tăng cường vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong việc hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm và nguồn lực để phát triển trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng.

4. Xây dựng hệ thống giám sát, đánh giá; định kỳ xây dựng kế hoạch liên ngành kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch của các địa phương, đơn vị và tổ chức sơ, tổng kết rút kinh nghiệm.

5. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác chăm sóc người tâm thần, đa dạng hóa nguồn vốn để thực hiện các chương trình, tăng cường sự trợ giúp của các tổ chức Quốc tế trong trợ giúp các đối tượng thuộc Đề án; Lồng ghép các hoạt động trợ giúp trong các chương trình kinh tế - xã hội của địa phương.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Tổng nhu cầu kinh phí giai đoạn 2016-2020: 18.500 triệu đồng, trong đó:

- Đề nghị Ngân sách Trung ương hỗ trợ: 11.000 triệu đồng.

- Ngân sách địa phương: 4.500 triệu đồng (theo phân cấp ngân sách Nhà nước hiện hành).

- Nguồn xã hội hóa: đóng góp của các tổ chức cá nhân, viện trợ quốc tế, gia đình và cá nhân...: 3.000 triệu đồng.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Hằng năm chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về trách nhiệm của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội về trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí tại cộng đồng.

- Điều tra, khảo sát, xây dựng cơ sở dữ liệu trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh.

- Phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức, cộng tác viên làm công tác trợ giúp xã hội, phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng. Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, viên chức, cộng tác viên làm công tác trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người rối nhiễu tâm trí, người tâm thần dựa vào cộng đồng; tập huấn cho các hộ gia đình phương pháp chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí.

- Chú trọng phối hợp các cơ quan đoàn thể trong công tác đưa người sau phục hồi chức năng sớm hòa nhập cộng đồng.

- Kiểm tra, đôn đốc các ngành, địa phương trong việc thực hiện kế hoạch; giám sát, đánh giá, sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả về Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội và Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

2. Sở Kế hoạch - Đầu tư

Lồng ghép công tác trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh. Cân đối, bố trí vốn đầu tư công để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng.

3. Sở Tài chính

Căn cứ khả năng ngân sách địa phương, hàng năm tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh đảm bảo kinh phí hoạt động theo phân cấp của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.

4. Sở Y tế

- Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện các hoạt động điều tra, rà soát xác định nhu cầu trợ giúp của đối tượng.

- Phát triển nguồn nhân lực và tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên, cộng tác viên y tế làm công tác điều trị và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí.

- Hướng dẫn nghiệp vụ y tế trong điều trị, phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí trong các cơ sở Bảo trợ xã hội và tại cộng đồng.

5. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Triển khai các chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục.

- Xây dựng các chương trình phòng ngừa, can thiệp sớm các trường hợp học sinh, sinh viên có biểu hiện rối nhiễu tâm trí.

- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục phối hợp với các cơ sở y tế liên quan thực hiện công tác chăm sóc, điều trị và phục hồi khả năng học tập cho học sinh, sinh viên bị rối nhiễu tâm trí.

6. Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về chủ trương của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước; Các nội dung Đề án của Trung ương, kế hoạch của tỉnh và các hoạt động của sở, ngành, địa phương về trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng.

7. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Ninh Bình

Xây dựng các phóng sự, chuyên trang, tăng thời lượng phát sóng các tin, bài tuyên truyền về công tác trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng.

8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Căn cứ Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng trên địa bàn.

- Phối hợp với các sở, ngành, tổ chức hội đoàn thể chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động được triển khai trên địa bàn huyện, thành phố.

9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên, các ban, ngành, đoàn thể

Vận động cán bộ, hội viên và mọi tầng lớp nhân dân bằng các hoạt động thiết thực tích cực hưởng ứng các chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng trên địa bàn.

Trên đây là kế hoạch thực hiện Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2016-2020. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, các đơn vị có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện; báo cáo kết quả về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Lao động Thương binh và Xã hội;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Lãnh đạo HĐND tỉnh;
- Lãnh đạo UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh;
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố;
- Lưu: VT, VP6.
ĐN02/KHLĐ2016

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Tống Quang Thìn

 

TỔNG HỢP DỰ TOÁN KINH PHÍ
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TRỢ GIÚP VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI TÂM THẦN, NGƯỜI RỐI NHIỄU TÂM TRÍ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2016-2020

(Kèm theo Kế hoạch số 89/KH-UBND ngày 21/10/2016 của UBND tỉnh Ninh Bình)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Nội dung thực hiện

Thời gian thực hiện

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Kinh phí thực hiện

NSTW

NSĐP

Xã hội hóa

Tổng cộng

1

Hoạt động truyền thông

2017-2020

Sở Lao động TBXH

Sở Y tế, Sở Thông tin truyền thông, Báo, Đài PTTH tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo

0

500

0

500

2

Hoạt động điều tra, rà soát, xây dựng cơ sở dữ liệu

2017-2020

Sở Lao động TBXH

Sở Y tế, UBND các huyện, thành phố

500

200

0

700

3

Hoạt động đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên, cộng tác viên

2017-2020

Sở Lao động TBXH

Sở Y tế, UBND các huyện, thành phố

500

500

0

1000

4

Tập huấn hộ gia đình đối tượng

2017-2020

Sở Lao động TBXH

Sở Y tế, UBND các huyện, thành phố

0

600

0

600

5

Củng cố, nâng cấp mở rộng Trung tâm Phục hồi chức năng tâm thần tỉnh

2017-2020

Sở Lao động TBXH

Các sở, ngành có liên quan

10.000

2.200

3.000

15.200

6

Công tác kiểm tra, giám sát, sơ, tổng kết

2017-2020

Sở Lao động TBXH

Các sở ngành liên quan

0

500

0

500

 

Tổng cộng

 

 

 

11.000

4.500

3.000

18.500

Bằng chữ: Mười tám tỷ năm trăm triệu đồng chẵn./.