Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 89/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 19 tháng 7 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI QUÁN TRIỆT THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 10/CT-TTG NGÀY 22/4/2019 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG XỬ LÝ NGĂN CHẶN CÓ HIỆU QUẢ TÌNH TRẠNG NHŨNG NHIỄU, GÂY PHIỀN HÀ CHO NGƯỜI DÂN, DOANH NGHIỆP TRONG GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC

Thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường xử lý ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc (Chỉ thị số 10/CT-TTg), Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Triển khai quán triệt và thực hiện nghiêm túc nội dung Chỉ thị số 10/CT-TTg đến toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường kiểm tra, giám sát, có giải pháp ngăn chặn, xử lý có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu của cán bộ, công chức, viên chức gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc; nâng cao tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ, kỷ luật kỷ cương hành chính.

2. Yêu cầu

Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan trên địa bàn tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình và nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này xây dựng kế hoạch quán triệt, thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 10/CT-TTg.

Xác định rõ mục tiêu, các giải pháp, nhiệm vụ cụ thể ở từng lĩnh vực, công việc, vị trí việc làm còn nhiều kẽ hở, cơ hội, dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng; xử lý trách nhiệm người đứng đầu nếu để cán bộ, công chức, viên chức nhũng nhiễu người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc ở lĩnh vực cơ quan, đơn vị mình quản lý.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng

a) Đề cao trách nhiệm nêu gương, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là trách nhiệm người đứng đầu trong công tác chỉ đạo điều hành, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ công vụ, kỷ luật, kỷ cương hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất chính trị, đạo đức, đáp ứng chuyên môn, nghiệp vụ trong quá trình giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp; xử lý nghiêm người đứng đầu thiếu trách nhiệm trong kiểm tra, giám sát để cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý trực tiếp có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp. Kiên quyết xử lý người có hành vi bao che tình trạng nhũng nhiễu của cán bộ, công chức, viên chức đvụ lợi.

b) Chấn chỉnh công tác quản lý; thực hiện nghiêm quy chế văn hóa công sở, siết chặt kỷ cương, kỷ luật hành chính, tăng cường kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động công vụ, giải quyết công việc liên quan đến người dân, doanh nghiệp; giải quyết dứt điểm, kịp thời các kiến nghị, phản ánh, tố cáo của người dân và doanh nghiệp, nghiêm cấm tình trạng giải thích không rõ ràng thay vì giải quyết.

2. Thực hiện cải cách hành chính nhất là cải cách thủ tục hành chính, công khai minh bạch hoạt động của các cơ quan, đơn vị

a) Đẩy mạnh công khai minh bạch các hoạt động của các cơ quan, đơn vị. Tập trung rà soát thủ tục hành chính tại các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn ở một số lĩnh vực khi thực hiện thủ tục hành chính giải quyết công việc cho người dân và doanh nghiệp còn có kẽ hở, thiếu sót dễ xảy ra tiêu cực, tham nhũng.

b) Rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật thuộc phạm vi quản lý, hoàn thiện các quy trình, quy định đồng thời nhận diện, chỉ rõ ở một số lĩnh vực trong giải quyết công việc dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng; khắc phục ngay các kẽ hở, bất cập, thiếu sót, những vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên tiếp xúc giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp có cơ hội vụ lợi; xây dựng kế hoạch thực hiện chuyển đổi vị trí cán bộ, công chức, viên chức theo quy định.

c) Tăng cường áp dụng khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước; xây dựng Chính phủ điện tử, triển khai dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3 trở lên theo lộ trình được phê duyệt, thực hiện giám sát bằng công nghệ (ghi âm, ghi hình, giám sát trực tuyến) tại nơi thường xuyên giải quyết công việc với người dân, doanh nghiệp.

d) Công khai số điện thoại, địa chỉ thư điện tử đường dây nóng và tổ chức tiếp nhận, xử lý, giải quyết kịp thời các phản ánh, kiến nghị, tố cáo của người dân, doanh nghiệp, nhất là về hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà; công khai kết quả xử lý, nếu có lỗi thì phải công khai xin lỗi người dân, doanh nghiệp và khc phục hậu quả, xử lý vi phạm theo đúng quy định.

3. Tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ, xây dựng cơ chế giám sát, phát hiện vi phạm

a) Chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra, nhất là thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về khắc phục tình trạng thanh tra, kiểm tra chồng chéo, thanh tra doanh nghiệp không quá 1 lần/năm; việc thanh tra, kiểm tra phải đúng thẩm quyền, đúng quy trình, nội dung kế hoạch, tránh chồng chéo, không gây cản trở hoạt động của doanh nghiệp và người dân.

b) Tăng cường thanh tra, kiểm tra thực thi công vụ, chú trọng thanh tra, kiểm tra đột xuất việc chấp hành kỷ cương, chấp hành giờ giấc hành chính, quy tắc ứng xử, việc giải quyết công việc và thủ tục hành chính với người dân và doanh nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức; xử lý nghiêm các vi phạm của tập thể và cá nhân.

c) Xây dựng cơ chế giám sát, phát hiện vi phạm trong thực thi công vụ của các cán bộ, công chức, viên chức; ngăn ngừa những việc làm sai trái, tiêu cực, phòng ngừa, ngăn chặn suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.

4. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng

a) Tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng; chú trọng việc giám sát thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp và những việc không được làm của người có chức vụ, quyền hạn.

b. Đề nghị HĐND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các cơ quan đoàn thể chính trị - xã hội tăng cường giám sát việc thực thi công vụ của các cơ quan, tổ chức, công chức, viên chức; chủ động tham gia phát hiện các biu hiện, các hành vi tham nhũng, thông tin kịp thời, chính xác cho các cơ quan chức năng để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố quán triệt Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ; chỉ đạo xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch này, hàng quý báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh (qua Thanh tra tỉnh) vào ngày 15 tháng cuối quý.

2. Giao cho Sở Nội vụ tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, chú trọng kiểm tra đột xuất trong thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức.

3. Giao Thanh tra tỉnh kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch này, định kỳ tổng hợp kết quả thực hiện trên địa bàn tỉnh, báo cáo UBND tỉnh và Thanh tra Chính phủ theo quy định./.

 


Nơi nhận:
- Thanh tra Chính phủ;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
- Ban Nội chính Tỉnh ủy;
- Văn phòng: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể;
- UBND các huyện, thành phố;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu VT, các VP.
PH/05

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Quang Ngọc