ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 90/KH-UBND | Hà Nam, ngày 13 tháng 01 năm 2016 |
THỰC HIỆN CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM NĂM 2017
Thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành; Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện công tác bồi thường nhà nước năm 2017 với các nội dung sau:
1. Mục đích
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bồi thường nhà nước để từ đó hạn chế phát sinh các vụ việc bồi thường nhà nước trong khi thi hành công vụ.
2. Yêu cầu
Các Sở, Ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thành phố chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác bồi thường nhà nước trong cơ quan, đơn vị, địa phương theo đúng quy định của pháp luật.
1. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân:
- Cơ quan chủ trì: Các Sở, Ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố, Báo Hà Nam, Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nam.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, các cơ quan, đơn vị liên quan.
2. Hướng dẫn cơ quan có trách nhiệm bồi thường giải quyết bồi thường theo quy định của pháp luật:
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị liên quan.
3. Bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức thực hiện công tác bồi thường:
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp
- Cơ quan phối hợp: Các Sở, Ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố.
4. Cung cấp thông tin, hướng dẫn thủ tục hỗ trợ người bị thiệt hại thực hiện quyền được bồi thường:
- Cơ quan chủ trì: Các Sở, Ban, ngành tỉnh; các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh và UBND các huyện, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, các cơ quan có liên quan.
5. Xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp người bị thiệt hại yêu cầu hoặc không có sự thống nhất về việc xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường:
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị liên quan.
6. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc giải quyết, chi trả bồi thường và trách nhiệm hoàn trả khi có vụ việc xảy ra:
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.
7. Rà soát, đánh giá chất lượng cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường và giải quyết bồi thường nhà nước:
- Cơ quan chủ trì: Các Sở, Ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, các cơ quan có liên quan.
8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước:
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.
9. Kiểm tra, thanh tra việc giải quyết bồi thường của nhà nước:
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp
- Cơ quan phối hợp: Thanh tra tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
10. Nắm tình hình công tác bồi thường Nhà nước trong ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố:
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp
- Cơ quan phối hợp: Các Sở, Ban, ngành; UBND các huyện, thành phố.
11. Áp dụng thực hiện Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá hiệu quả thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 634/QĐ-BTP ngày 22 tháng 3 năm 2013 của Bộ Tư pháp, Kế hoạch số 24/KH-BTNN ngày 07 tháng 10 năm 2015 của Cục Bồi thường nhà nước - Bộ Tư pháp:
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các Sở, Ban, ngành; UBND các huyện, thành phố.
1. Sở Tư pháp
- Tham mưu UBND tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường theo quy định của pháp luật;
- Chủ động nghiên cứu, tham gia đóng góp hoàn thiện dự án Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi) theo Kế hoạch của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội và Bộ Tư pháp;
- Tham mưu UBND tỉnh chuẩn bị các điều kiện để triển khai thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi) và các văn bản hướng dẫn thi hành đảm bảo đúng tiến độ, hiệu quả;
- Theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch này;
- Định kỳ 6 tháng, 01 năm hoặc đột xuất tổng hợp, báo cáo kết quả công tác bồi thường của nhà nước theo quy định.
2. Các Sở, Ban, ngành thuộc tỉnh
- Trên cơ sở Kế hoạch này chủ động tuyên truyền, phổ biến các quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước, Nghị định số 16/2010/NĐ-CP, và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân; tổ chức thực hiện công tác bồi thường theo quy định.
- Phối hợp với Sở Tư pháp và các các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai, thực hiện các nội dung trong Kế hoạch này.
- Thực hiện báo cáo công tác bồi thường của Nhà nước theo quy định.
3. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Tư pháp hướng dẫn các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí từ ngân sách nhà nước thực hiện trách nhiệm bồi thường của nhà nước theo quy định tại Thông tư liên tịch số 71/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 09/5/2012 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp và các văn bản liên quan.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng kịp thời đưa tin, bài, các chuyên mục giới thiệu, tuyên truyền, phổ biến Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành theo quy định.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Chủ động tuyên truyền, phổ biến các quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Nghị định số 16/2010/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành đến cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân.
- Chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn UBND cấp xã giải quyết các thủ tục bồi thường Nhà nước theo đúng quy định của pháp luật.
- Tổng hợp báo cáo việc thực hiện công tác bồi thường của Nhà nước trên địa bàn quản lý theo đúng quy định.
6. Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh và Cục Thi hành án dân sự tỉnh
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về bồi thường nhà nước trong hoạt động tố tụng, hoạt động thi hành án hình sự và hoạt động quản lý hành chính; tổ chức tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ giải quyết bồi thường cho cán bộ được giao thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
Kinh phí thực hiện các nội dung của Kế hoạch được bố trí từ ngân sách của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 46/QĐ-UBND về Kế hoạch triển khai công tác bồi thường Nhà nước năm 2019 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 2 Kế hoạch 42/KH-UBND triển khai công tác Bồi thường nhà nước năm 2017 do tỉnh An Giang ban hành
- 3 Quyết định 39/2016/QĐ-UBND Quy định mức trích, nội dung chi và mức chi cho công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 4 Quyết định 24/2016/QĐ-UBND bổ sung chi phí hỗ trợ di chuyển mộ áp dụng trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 5 Quyết định 634/QĐ-BTP năm 2013 về Bộ Tiêu chí và quy trình đánh giá hiệu quả thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 6 Thông tư liên tịch 71/2012/TTLT-BTC-BTP quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp ban hành
- 7 Nghị định 16/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
- 8 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009
- 1 Quyết định 24/2016/QĐ-UBND bổ sung chi phí hỗ trợ di chuyển mộ áp dụng trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 2 Quyết định 39/2016/QĐ-UBND Quy định mức trích, nội dung chi và mức chi cho công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 3 Kế hoạch 42/KH-UBND triển khai công tác Bồi thường nhà nước năm 2017 do tỉnh An Giang ban hành
- 4 Quyết định 46/QĐ-UBND về Kế hoạch triển khai công tác bồi thường Nhà nước năm 2019 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông