- 1 Luật nuôi con nuôi 2010
- 2 Nghị định 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế
- 3 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật 2012
- 4 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 5 Nghị định 59/2012/NĐ-CP theo dõi tình hình thi hành pháp luật
- 6 Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013
- 7 Luật Hộ tịch 2014
- 8 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch
- 9 Thông tư 01/2015/TT-BTP hướng dẫn về nghiệp vụ thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức pháp chế do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 10 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 11 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017
- 12 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
- 13 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 14 Nghị định 19/2020/NĐ-CP về kiểm tra xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
- 15 Nghị định 32/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 59/2012/NĐ-CP về theo dõi tình hình thi hành pháp luật
- 16 Nghị định 118/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Xử lý vi phạm hành chính
- 17 Quyết định 25/2021/QĐ-TTg quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 18 Kế hoạch 15/KH-UBND thực hiện quản lý nhà nước về công tác bổ trợ tư pháp trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2023
- 19 Kế hoạch 16/KH-UBND về công tác Tư pháp năm 2023 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 20 Quyết định 08/2023/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về công tác giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Kon Tum
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 91/KH-UBND | Cần Thơ, ngày 05 tháng 5 năm 2023 |
KẾ HOẠCH
KIỂM TRA CÔNG TÁC PHÁP CHẾ; CÔNG TÁC TƯ PHÁP TẠI CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN, HUYỆN NĂM 2023
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020; Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính; Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật Hòa giải ở cơ sở ngày 20 tháng 6 năm 2012; Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Luật nuôi con nuôi năm 2010; Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước năm 2017; Luật Hộ tịch năm 2014; Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng giao dịch;
Căn cứ Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật; Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế và Thông tư số 01/2015/TT-BTP ngày 15 tháng 01 năm 2015 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về nghiệp vụ thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức pháp chế;
Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố ban hành Kế hoạch kiểm tra công tác pháp chế; công tác tư pháp tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố và UBND quận, huyện năm 2023, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Nhằm nắm bắt kịp thời việc triển khai, xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác pháp chế; công tác theo dõi thi hành pháp luật và quản lý thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; chuẩn tiếp cận pháp luật; công tác hộ tịch, nuôi con nuôi... tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố và công tác tư pháp quận, huyện năm 2023, qua đó rút kinh nghiệm và phát huy những mặt đã làm được của các cơ quan, đơn vị và địa phương;
b) Kịp thời phát hiện những thiếu sót, hạn chế, những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ tại cơ quan, đơn vị và có giải pháp khắc phục tháo gỡ; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác pháp chế; công tác theo dõi thi hành pháp luật và quản lý thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; chuẩn tiếp cận pháp luật; công tác hộ tịch, nuôi con nuôi... tại các cơ quan đơn vị và địa phương. Đồng thời, kiến nghị với cấp có thẩm quyền giải quyết những khó khăn mà các đơn vị, địa phương chưa giải quyết được, đảm bảo các mặt công tác tiếp tục đi vào nề nếp, góp phần phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
2. Yêu cầu
a) Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị và địa phương trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ về công tác pháp chế; công tác theo dõi thi hành pháp luật và quản lý thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính: công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; chuẩn tiếp cận pháp luật; công tác hộ tịch, nuôi con nuôi... tại các cơ quan đơn vị và địa phương năm 2023;
b) Việc kiểm tra được thực hiện công khai, khách quan, minh bạch, chính xác, đảm bảo tiến độ, phù hợp với yêu cầu thực tế và đáp ứng mục tiêu quản lý nhà nước, tránh trùng lắp, chồng chéo; gây phiền hà, khó khăn, không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các đơn vị, địa phương.
II. NỘI DUNG KIỂM TRA
1. Kiểm tra công tác pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố
a) Việc tổ chức, triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo, điều hành có liên quan đến công tác pháp chế;
b) Việc củng cố, kiện toàn bố trí công chức phụ trách công tác pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố:
- Thực hiện việc bố trí công chức pháp chế theo tiêu chuẩn được quy định tại Điều 12 Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế;
- Cử công chức pháp chế tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ do cấp có thẩm quyền tổ chức.
c) Việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ công tác pháp chế thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế và Thông tư số 01/2015/TT-BTP của Bộ Tư pháp hướng dẫn về nghiệp vụ thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức pháp chế.
2. Kiểm tra công tác tư pháp tại Ủy ban nhân dân quận, huyện
a) Kiểm tra công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật;
b) Kiểm tra công tác quản lý thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
c) Kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
d) Kiểm tra công tác hòa giải ở cơ sở;
đ) Kiểm tra công tác xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật;
e) Kiểm tra công tác xây dựng, ban hành, xử lý, rà soát hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
g) Kiểm tra công tác hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
h) Kiểm tra công tác chứng thực theo Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng giao dịch;
i) Kiểm tra công tác nuôi con nuôi theo Luật Nuôi con nuôi năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
k) Kiểm tra công tác bồi thường nhà nước theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
III. THÀNH PHẦN ĐOÀN KIỂM TRA
Đoàn kiểm tra được thành lập theo Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, dự kiến thành phần Đoàn kiểm tra như sau:
a) Trưởng đoàn:
Lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố.
b) Phó Trưởng đoàn:
Lãnh đạo Sở Tư pháp.
c) Thành viên đoàn:
- Mời đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố;
- Mời đại diện Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân thành phố;
- Đại diện Văn phòng UBND thành phố;
- Đại diện Sở Nội vụ;
- Đại diện Sở Tài chính;
- Thủ trưởng đơn vị thuộc Sở Tư pháp.
IV. CƠ QUAN ĐƯỢC KIỂM TRA VÀ THỜI GIAN KIỂM TRA
1. Cơ quan được kiểm tra
a) Kiểm tra công tác pháp chế: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Giáo dục và Đào tạo;
b) Kiểm tra công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật:
- Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về quản lý, điều hành giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu, bao gồm: xăng, dầu thành phẩm; điện; khí dầu mỏ hóa lỏng; phân đạm; phân NPK; thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật; vac-xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm; muối ăn; sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi; đường ăn, bao gồm đường trắng và đường tinh luyện; thóc, gạo tẻ thường; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa bệnh thiết yếu sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật: Sở Tài chính; Sở Công Thương; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về lao động, việc làm: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; đồng thời, thực hiện khảo sát tại Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa; một số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố;
- Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về phí và lệ phí trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố: Sở Giáo dục và Đào tạo;
- Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng; công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật: Thanh tra thành phố; UBND quận Bình Thủy, huyện Cờ Đỏ, huyện Vĩnh Thạnh.
c) Kiểm tra công tác quản lý thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính: Kiểm tra tình hình xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền Chủ tịch UBND quận, huyện, xã, phường, thị trấn: UBND quận Bình Thủy, huyện Cờ Đỏ, huyện Vĩnh Thạnh và 03 đơn vị là UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn quận, huyện do Đoàn kiểm tra quyết định;
d) Kiểm tra công tác tư pháp tại UBND quận, huyện: UBND quận Bình Thủy, huyện Cờ Đỏ và huyện Vĩnh Thạnh và 03 đơn vị là UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn quận, huyện do Đoàn kiểm tra quyết định.
2. Thời gian kiểm tra
a) Thời gian: Dự kiến trong quý III năm 2023;
b) Đoàn kiểm tra thông báo cho cơ quan kiểm tra về thời gian kiểm tra chậm nhất 10 (mười) ngày làm việc trước khi tiến hành kiểm tra.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện từ ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Tư pháp
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan, tham mưu Chủ tịch UBND thành phố thành lập Đoàn kiểm tra và tổ chức việc kiểm tra; hướng dẫn đề cương báo cáo, thông báo cụ thể thời gian kiểm tra đến các đơn vị, địa phương được kiểm tra;
b) Thực hiện việc kiểm tra và tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra về Chủ tịch UBND thành phố.
2. Các cơ quan được kiểm tra
a) Căn cứ Mục II Kế hoạch này, các cơ quan, đơn vị được kiểm tra xây dựng báo cáo và gửi báo cáo về Sở Tư pháp trước ngày được kiểm tra, ít nhất 03 ngày làm việc;
b) Sắp xếp địa điểm, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh, cử lãnh đạo cơ quan, đơn vị, địa phương và công chức phụ trách các nhiệm vụ tham dự để giúp Đoàn kiểm tra thực hiện công tác kiểm tra.
Trên đây là Kế hoạch kiểm tra công tác pháp chế; công tác tư pháp tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện năm 2023 của Ủy ban nhân dân thành phố. Trong quá trình triển khai thực hiện, có phát sinh khó khăn, vướng mắc, cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo kịp thời./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Kế hoạch 15/KH-UBND thực hiện quản lý nhà nước về công tác bổ trợ tư pháp trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2023
- 2 Kế hoạch 16/KH-UBND về công tác Tư pháp năm 2023 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 3 Quyết định 08/2023/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về công tác giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Kon Tum