ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 92/KH-UBND | Lạng Sơn, ngày 21 tháng 5 năm 2018 |
KẾ HOẠCH
KIỂM TRA VIỆC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG MẠI DÂM TẠI CƠ SỞ KINH DOANH DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN NĂM 2018
Căn cứ Kế hoạch số 42/KH-UBND ngày 21/4/2016 của UBND tỉnh về phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016 - 2020, UBND tỉnh xây dựng kế hoạch kiểm tra việc chấp hành pháp luật về phòng, chống mại dâm tại cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm 2018 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Tăng cường hoạt động của Đội kiểm tra liên ngành phòng, chống mại dâm (gọi tắt là Đội kiểm tra liên ngành 178) các cấp; phát huy vai trò của các ngành trong việc phối hợp kiểm tra, thanh tra các cơ sở kinh doanh các ngành nghề có điều kiện và các ngành nghề kinh doanh khác theo quy định của pháp luật dễ bị lợi dụng, phát sinh hoạt động mại dâm. Qua kiểm tra, tổng hợp tình hình chấp hành pháp luật về phòng, chống mại dâm trên địa bàn, báo cáo UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo 138 tỉnh, đề xuất giải pháp phòng, chống mại dâm trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh.
2. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Đội kiểm tra liên ngành 178 cấp huyện trong việc thực hiện kế hoạch kiểm tra. Kịp thời phát hiện hành vi vi phạm, lập biên bản vi phạm hành chính, kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. Hướng dẫn các đơn vị, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật về phòng, chống mại dâm.
II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, THÀNH PHẦN, THỜI GIAN, PHƯƠNG THỨC KIỂM TRA
1. Đối tượng kiểm tra
Các cơ sở kinh doanh các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự và các ngành nghề kinh doanh khác theo quy định của pháp luật dễ bị lợi dụng, phát sinh hoạt động mại dâm, bao gồm: Kinh doanh dịch vụ lưu trú; kinh doanh dịch vụ karaoke; kinh doanh dịch vụ xoa bóp, massage; kinh doanh dịch vụ ăn, uống, phòng trà, sinh nhật, ca nhạc ... trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
2. Nội dung kiểm tra
2.1. Kiểm tra về hồ sơ pháp lý của cơ sở kinh doanh
- Kiểm tra các loại giấy phép, giấy chứng nhận cho phép hoặc đăng ký hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật; các loại giấy phép chuyên ngành khác có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh do các cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định như: Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; giấy chứng nhận đủ điều kiện (hoặc biên bản kiểm tra điều kiện an toàn) về phòng cháy, chữa cháy; giấy phép kinh doanh và các loại giấy tờ liên quan khác.
- Kiểm tra việc thực hiện nội dung kiến nghị trong các biên bản kiểm tra (nếu có) của Đội kiểm tra liên ngành 178 và các đoàn kiểm tra của các cơ quan chức năng có liên quan đã lập, kiến nghị trước đó.
2.2. Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng, chống mại dâm trong quá trình kinh doanh
- Kiểm tra việc chấp hành các quy định về thông báo và báo cáo tình hình hoạt động của cơ sở với cơ quan chức năng; đăng ký thông tin; đăng ký lưu trú, tạm trú đối với người làm việc trong cơ sở và khách đến lưu trú; công tác đảm bảo an ninh trật tự trong quá trình kinh doanh và các quy định khác đối với các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự.
- Việc chấp hành quy định của pháp luật về sử dụng lao động, hợp đồng lao động, bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn của người lao động, hồ sơ khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, theo dõi, giám sát việc khám sức khỏe cho người lao động trong một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
- Việc chấp hành quy định của pháp luật về hoạt động văn hóa và kinh doanh sản phẩm văn hóa, dịch vụ văn hoá; điều kiện, tiêu chuẩn về kinh doanh dịch vụ lưu trú, du lịch và hoạt động thương mại tại các cơ sở kinh doanh, các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự và các ngành nghề kinh doanh khác theo quy định của pháp luật dễ bị lợi dụng, phát sinh hoạt động mại dâm.
- Cam kết của chủ cơ sở với các cơ quan chức năng, UBND xã, phường, thị trấn nơi cơ sở đăng ký kinh doanh về việc không để xảy ra tệ nạn mại dâm, ma túy tại cơ sở và chấp hành quy định khác của pháp luật về phòng, chống mại dâm.
3. Thành phần tham gia kiểm tra
Thành phần kiểm tra là thành viên Đội kiểm tra liên ngành 178 tỉnh được kiện toàn theo Quyết định số 598/QĐ-UBND ngày 04/4/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh.
Khi kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ có quy mô lớn, tính chất phức tạp có thể huy động thêm lực lượng là cán bộ của các sở, ngành có thành viên tham gia Đội kiểm tra liên ngành 178 tỉnh, hoặc trong trường hợp thành viên Đội kiểm tra liên ngành 178 tỉnh vắng mặt có thể cử cán bộ khác đại diện cho sở, ngành để tham gia Đội kiểm tra. Cán bộ tăng cường hoặc được cử thay thế có trách nhiệm, quyền hạn như thành viên chính thức và được thanh toán chế độ làm thêm giờ theo quy định.
3. Các giải pháp
- Định kỳ và đột xuất Đội kiểm tra liên ngành 178 tỉnh tổ chức kiểm tra về phòng, chống mại dâm đối với khoảng 50 - 60 cơ sở kinh doanh các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự và các ngành nghề kinh doanh khác theo quy định của pháp luật dễ bị lợi dụng, phát sinh hoạt động mại dâm trên địa bàn tỉnh. Chú trọng các địa bàn phức tạp về tệ nạn xã hội.
- Kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự và các ngành nghề kinh doanh khác theo quy định của pháp luật dễ bị lợi dụng, phát sinh hoạt động mại dâm có tính chất phức tạp tại địa phương do UBND các huyện, thành phố đề xuất hoặc có đơn thư tố giác của Nhân dân.
- Tập trung lực lượng tăng cường kiểm tra tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú; kinh doanh dịch vụ karaoke; kinh doanh dịch vụ xoa bóp, massage; kinh doanh dịch vụ ăn, uống, phòng trà, sinh nhật, ca nhạc ... có hoạt động mại dâm trá hình và nghi tổ chức các hoạt động mang tính kích dục trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp các cơ quan liên quan thực hiện kiểm tra, trong trường hợp cần thiết có thể hỗ trợ về chuyên môn và cán bộ cho Đội kiểm tra liên ngành 178 cấp huyện để kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ có tình hình phức tạp liên quan tệ nạn mại dâm.
4. Thời gian thực hiện
Thực hiện kiểm tra trong năm 2018, trong đó:
- Tổ chức kiểm tra định kỳ: 30 cơ sở (Dự kiến kiểm tra Quý II: 10 cơ sở, Quý III: 10 cơ sở, Quý IV: 10 cơ sở).
- Kiểm tra đột xuất: Từ 20 đến 30 cơ sở.
5. Phương thức thực hiện
- Kiểm tra theo kế hoạch: Đội kiểm tra liên ngành 178 tỉnh lập danh sách các đơn vị, cơ sở kinh doanh dịch vụ dự kiến kiểm tra. Trường hợp cần thiết có thể thông báo lịch kiểm tra với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an, các ngành liên quan cấp huyện, UBND và công an các xã, phường, thị trấn hoặc Đội kiểm tra liên ngành 178 cấp huyện, cấp xã (nếu có) tham gia kiểm tra; tổ chức kiểm tra đúng nội dung quy định.
- Kiểm tra đột xuất: Đội trưởng Đội kiểm tra liên ngành 178 tỉnh quyết định kiểm tra đột xuất trong các trường hợp: Có đơn thư khiếu nại, tố cáo về tình hình hoạt động mại dâm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn; theo yêu cầu của Chủ tịch UBND tỉnh hoặc Giám đốc các sở, ngành khi phát hiện cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn có dấu hiệu vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn mại dâm.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện từ nguồn kinh phí hoạt động của Đội kiểm tra liên ngành 178 tỉnh đã được giao cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Quyết định số 2389/QĐ-UBND ngày 12/12/2017 của UBND tỉnh về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
IV. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp các cơ quan chức năng thực hiện quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm; là đầu mối giúp việc UBND tỉnh chỉ đạo hoạt động của Đội kiểm tra liên ngành 178 tỉnh.
- Tổ chức thực hiện kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống mại dâm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ theo kế hoạch của UBND tỉnh ban hành. Tăng cường chỉ đạo Đội kiểm tra liên ngành 178 cấp huyện tổ chức thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh, các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự và các ngành nghề kinh doanh khác theo quy định của pháp luật dễ bị lợi dụng, phát sinh hoạt động mại dâm.
- Chỉ đạo Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp Đội kiểm tra liên ngành 178 tỉnh ban hành quyết định xử phạt các hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực ngành quản lý.
- Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính theo thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh.
- Lập dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định và quản lý, sử dụng, thanh, quyết toán nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch theo đúng quy định hiện hành.
- Quản lý, thực hiện nguồn kinh phí phục vụ hoạt động của Đội kiểm tra liên ngành 178 tỉnh theo quy định.
- Tổng hợp tình hình hoạt động hàng tháng vào báo cáo kết quả hoạt động công tác phòng, chống tệ nạn xã hội. Thực hiện báo cáo kết quả kiểm tra theo Kế hoạch này và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo 138 tỉnh.
2. Công an tỉnh
- Hướng dẫn các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự và các ngành nghề kinh doanh khác theo quy định của pháp luật dễ bị lợi dụng, phát sinh hoạt động mại dâm đăng ký tạm trú, tạm vắng cho người lao động làm việc tại cơ sở và cam kết thực hiện các quy định về đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các sở, ngành liên quan kiểm tra và xử lý cơ sở kinh doanh dịch vụ có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn mại dâm. Kiểm tra và xử lý các vi phạm trong việc tuân thủ các quy định về kinh doanh dịch vụ trong ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự.
- Chỉ đạo Công an xã, phường, thị trấn tăng cường kiểm tra, theo dõi biến động danh sách nhân viên làm việc tại cơ sở kinh doanh theo quy định. Có biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn hoạt động mại dâm trá hình trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện về an ninh trật tự, không để phát sinh các tụ điểm phức tạp về tệ nạn mại dâm trên địa bàn.
3. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ngành liên quan hướng dẫn cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện kinh doanh của các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng hoạt động mại dâm thuộc ngành quản lý; tăng cường quản lý, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh dịch vụ xoa bóp, massage trên địa bàn tỉnh thực hiện đúng quy định về chuyên môn công tác y tế và phòng, chống tệ nạn xã hội.
- Chịu trách nhiệm kiểm tra các nội dung về khám sức khỏe định kỳ, quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe người lao động tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng hoạt động mại dâm.
- Tăng cường kiểm tra, thanh tra phát hiện các cơ sở vi phạm trong lĩnh vực y tế, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các cơ sở vi phạm.
4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Hướng dẫn, kết hợp công tác vận động Nhân dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư với phòng, chống mại dâm, ma túy và phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS, động viên các tầng lớp nhân dân tố giác, đấu tranh ngăn chặn và xóa tệ nạn mại dâm.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ngành liên quan hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện kinh doanh của các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa dễ bị lợi dụng hoạt động mại dâm.
- Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra các cơ sở kinh doanh karaoke, khách sạn, nhà hàng..., hướng dẫn các đơn vị thực hiện đúng các quy định trong kinh doanh hoạt động văn hóa.
- Tham gia kiểm tra, thanh tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện; xử lý nghiêm đối với các cơ sở có hành vi vi phạm và để xảy ra hoạt động mại dâm trong phạm vi đơn vị quản lý theo thẩm quyền.
5. Sở Công Thương
- Phối hợp các sở, ngành liên quan hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện kinh doanh và đăng ký kinh doanh đối với các loại hình kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng hoạt động mại dâm thuộc ngành quản lý.
- Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng hoạt động mại dâm. Tăng cường công tác phối hợp kiểm tra với Đội kiểm tra liên ngành 178 tỉnh, phát hiện và xử lý kịp thời các cơ sở kinh doanh hàng hóa sai quy định.
6. Sở Tài chính
Tham mưu, trình UBND tỉnh phân bổ nguồn kinh phí phục vụ công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm; hướng dẫn và kiểm tra việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán nguồn kinh phí theo đúng quy định.
7. UBND các huyện, thành phố
- Kịp thời kiện toàn thành viên Đội kiểm tra liên ngành 178 cấp huyện, bảo đảm đủ thành phần theo quy định tại Thông tư số 05/2006/TT- BLĐTBXH ngày 22/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tham gia Đội kiểm tra liên ngành 178.
- Chỉ đạo Đội kiểm tra liên ngành 178 cấp huyện, cấp xã kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật tại các các cơ sở kinh doanh các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự và các ngành nghề kinh doanh khác theo quy định của pháp luật dễ bị lợi dụng, phát sinh hoạt động mại dâm trên địa bàn, kịp thời phát hiện những vi phạm, không để xảy ra tình trạng hoạt động mại dâm tại các cơ sở kinh doanh trên địa bàn quản lý.
- Chỉ đạo Phòng Văn hóa - Thông tin nâng cao vai trò, trách nhiệm trong việc thẩm tra, cấp phép hoạt động kinh doanh Karaoke, chỉ cấp phép cho các cơ sở đủ điều kiện theo quy định; tăng cường công tác hậu kiểm sau cấp phép để phát hiện, xử lý kịp thời những cơ sở hoạt động quá phạm vi được cấp phép hoặc không được cấp phép theo quy định.
- Phối hợp với Đội kiểm tra liên ngành 178 tỉnh kiểm tra các cơ sở kinh doanh các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự và các ngành nghề kinh doanh khác theo quy định của pháp luật dễ bị lợi dụng, phát sinh hoạt động mại dâm trên địa bàn huyện, thành phố khi cần thiết; xử lý các cơ sở có hành vi vi phạm theo thẩm quyền quy định.
- Chủ động cân đối kinh phí từ nguồn ngân sách theo phân cấp để thực hiện Kế hoạch theo quy định.
UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch này. Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1 Kế hoạch 21/KH-UBND về phòng, chống mại dâm trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2019
- 2 Kế hoạch 25/KH-UBND về tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tệ nạn mại dâm tại cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2018
- 3 Kế hoạch 307/KH-UBND năm 2017 tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống mại dâm tại cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 4 Kế hoạch 28/KH-UBND tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống mại dâm tại cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2017
- 5 Thông tư 05/2006/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thành lập và tổ chức hoạt động của đội kiểm tra liên ngành về phòng, chống tệ nạn mại dâm do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành
- 1 Kế hoạch 28/KH-UBND tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống mại dâm tại cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2017
- 2 Kế hoạch 307/KH-UBND năm 2017 tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống mại dâm tại cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 3 Kế hoạch 25/KH-UBND về tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tệ nạn mại dâm tại cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2018
- 4 Kế hoạch 21/KH-UBND về phòng, chống mại dâm trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2019