ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 9237/KH-UBND | Hải Phòng, ngày 27 tháng 11 năm 2014 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO SỬ DỤNG TÚI NI LÔNG KHÓ PHÂN HỦY TRONG SINH HOẠT ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 582/QĐ-TTG NGÀY 11/4/2013 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 11/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi ni lông khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020.
Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Văn bản số 1789/STNMT-BVMT ngày 29/9/2014, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi ni lông khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020 trên địa bàn thành phố, cụ thể như sau:
I. SỰ CẦN THIẾT-Ý NGHĨA
Ni lông là một trong những polyme phổ biến nhất được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Đây là loại vật liệu không thấm nước, bền vững trong tự nhiên và chính đặc tính khó phân hủy trong tự nhiên này đã khiến cho túi ni lông trở nên cực kỳ nguy hiểm đối với môi trường. Theo nghiên cứu, túi ni lông phải mất hàng trăm năm mới có thể phân hủy hết nhưng hiện nay hàng triệu túi ni lông vẫn được sử dụng hàng ngày tại các chợ truyền thống, các siêu thị và trung tâm thương mại để đựng thực phẩm, hàng hóa.
Sự tồn tại của túi ni lông trong môi trường sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường đất, nước bởi túi ni lông chôn vùi vào đất sẽ ngăn cản ô xy đi qua đất, gây xói mòn đất làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng qua đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe con người. Ngoài ra, túi ni lông còn gây mất mỹ quan và cảnh quan môi trường. Ô nhiễm môi trường do chất thải túi ni lông hiện được các nhà môi trường gọi là “ô nhiễm trắng”. Do vậy, việc tăng cường công tác quản lý tổng hợp chất thải rắn nói chung và đặc biệt là việc kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi ni lông khó phân hủy trong sinh hoạt nói riêng là một nhiệm vụ cấp thiết hiện nay của các cấp, các ngành và các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố.
II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, ngành, các tổ chức và cá nhân về ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường do sử dụng túi ni lông khó phân hủy trong sinh hoạt, làm thay đổi từ nhận thức thành hành động cụ thể để hạn chế dần việc sử dụng túi ni lông khó phân hủy, thay thế bằng sản phẩm túi thân thiện với môi trường.
- Hướng tới tăng cường sản xuất và tiêu dùng bền vững, góp phần thực hiện các mục tiêu của Chiến lược Quốc gia về quản lý chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.
- Khuyến khích, tạo mọi điều kiện cho các tổ chức, cá nhân ứng dụng công nghệ mới để sản xuất bao bì, túi xách thân thiện với môi trường.
2. Yêu cầu
- Cụ thể hóa các nội dung để thực hiện trong Đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi ni lông khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 11/4/2013.
- Tập trung chỉ đạo, phát huy cao vai trò, trách nhiệm và tăng cường sự phối hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân nhằm triển khai thực hiện hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của Đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi ni lông khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020 trên địa bàn thành phố.
- Thực hiện các nội dung của Đề án phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sản xuất công nghiệp và bảo vệ môi trường của thành phố.
III. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
- Giảm dần việc sử dụng túi ni lông khó phân hủy trong sinh hoạt hàng ngày;
- Tăng cường thu gom, tái chế chất thải túi ni lông khó phân hủy.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Mục tiêu đến năm 2015
- Giảm 40% khối lượng túi ni lông khó phân hủy sử dụng tại các siêu thị, trung tâm thương mại so với năm 2014;
- Giảm 20% khối lượng túi ni lông khó phân hủy sử dụng tại các chợ dân sinh so với năm 2014;
- Thu gom và tái chế 25% khối lượng chất thải túi ni lông khó phân hủy phát sinh trong sinh hoạt.
2.2. Mục tiêu đến năm 2020
- Giảm 65% khối lượng túi ni lông khó phân hủy sử dụng tại các siêu thị, trung tâm thương mại so với năm 2014;
- Giảm 50% khối lượng túi ni lông khó phân hủy sử dụng tại các chợ dân sinh so với năm 2014;
- Thu gom và tái chế 50% khối lượng chất thải túi ni lông khó phân hủy phát sinh trong sinh hoạt.
VI. CÁC NHIỆM VỤ
1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng
Đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng đối với công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi ni lông khó phân hủy trong giai đoạn từ nay đến năm 2015, nhiệm vụ này cần được tăng cường và duy trì thường xuyên, liên tục, bao gồm các nội dung:
a) Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng, doanh nghiệp về tác hại của chất thải túi ni lông khó phân hủy đối với môi trường và khuyến khích sử dụng các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường đối với từng hộ gia đình, ở các khu dân cư, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại. Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể như Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp, Hội Nông dân các cấp, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong thực hiện nhiệm vụ này.
b) Đưa nội dung giáo dục về tác hại của chất thải túi ni lông khó phân hủy đối với môi trường và hướng dẫn phân loại rác thải đầu nguồn vào chương trình giảng dạy ở các cấp học theo các hình thức, nội dung phù hợp.
2. Giảm thiểu phát sinh chất thải túi ni lông khó phân hủy trong sinh hoạt
a) Rà soát, thống kê các cơ sở đang sản xuất túi ni lông khó phân hủy trên địa bàn thành phố, không cho phép các cơ sở này được nâng công suất hoặc mở rộng sản xuất.
b) Đưa loại hình dự án đầu tư sản xuất túi ni lông khó phân hủy vào danh mục các dự án công nghiệp đầu tư có điều kiện trên địa bàn thành phố;
c) Hạn chế sản xuất các loại túi ni lông khó phân hủy có chiều dày một lớp màng nhỏ hơn 30 micromet (30 mm), tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu gom, tái chế.
3. Tăng cường sản xuất và sử dụng sản phẩm bao gói, túi xách thân thiện với môi trường thay thế túi ni lông khó phân hủy
a) Rà soát, sửa đổi, bổ sung các chính sách khuyến khích đầu tư nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất sản phẩm bao gói, túi xách thân thiện với môi trường thay thế túi ni lông khó phân hủy.
b) Xây dựng và hoàn thiện chính sách hỗ trợ giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm bao gói, túi xách thân thiện với môi trường.
c) Đưa loại hình dự án đầu tư sản xuất sản phẩm bao gói, túi xách thân thiện với môi trường vào danh mục các dự án khuyến khích đầu tư.
4. Đẩy mạnh việc thu gom, tái chế chất thải túi ni lông khó phân hủy
a) Phát triển hạ tầng, dịch vụ thu gom, tái chế chất thải túi ni lông khó phân hủy.
b) Tăng cường nghiên cứu, chuyển giao công nghệ tiên tiến tái chế chất thải túi ni lông khó phân hủy trở thành các sản phẩm hữu ích, thân thiện với môi trường.
c) Thực hiện các biện pháp phân loại chất thải tại nguồn, thu gom, tái chế chất thải túi ni lông khó phân hủy. Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ, thu gom, tái chế chất thải túi ni lông khó phân hủy. Khảo sát, thống kê khối lượng chất thải túi ni lông khó phân hủy phát sinh trong sinh hoạt trong năm 2014 và những năm thực hiện Kế hoạch.
d) Khuyến khích sử dụng sản phẩm tái chế từ chất thải túi ni lông khó phân hủy, đặc biệt trong đầu tư xây dựng các công trình công cộng.
V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Về cơ chế, chính sách
a) Xây dựng cơ chế hỗ trợ sản xuất, sử dụng bao bì, túi xách thân thiện với môi trường thay thế túi ni lông khó phân hủy.
b) Xây dựng cơ chế khuyến khích phân loại chất thải túi ni lông khó phân hủy tại nguồn tạo điều kiện thuận lợi để thu gom, tái chế.
c) Phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về kiểm soát sử dụng túi ni lông khó phân hủy.
2. Về tài chính, nhân lực
a) Các Sở, ban, ngành liên quan xem xét, phân bố kinh phí sự nghiệp môi trường, sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khoa học và công nghệ và các nguồn đầu tư khác cho công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi ni lông khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020.
b) Đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ của các tổ chức quản lý, nghiên cứu để thích ứng với các công nghệ tiên tiến trong sản xuất và tái chế sản phẩm bao bì, túi xách thân thiện với môi trường.
3. Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ
a) Đa dạng hóa nguồn lực cho nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, chuyển giao công nghệ sản xuất các sản phẩm bao bì, túi xách thân thiện với môi trường thay thế túi ni lông khó phân hủy.
b) Tập trung nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, chuyển giao công nghệ tái chế chất thải túi ni lông khó phân hủy thành các sản phẩm hữu ích, thân thiện với môi trường.
4. Hợp tác quốc tế
a) Tăng cường trao đổi, học tập kinh nghiệm trong quản lý, kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi ni lông khó phân hủy.
b) Tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sản xuất các sản phẩm thay thế và tái chế chất thải túi ni lông khó phân hủy.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan căn cứ Kế hoạch trên tổ chức thực hiện:
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì cùng với các Sở, ngành và địa phương có liên quan tổ chức thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các đối tượng là tổ chức, doanh nghiệp về tác hại của chất thải túi ni lông khó phân hủy đối với môi trường và khuyến khích sử dụng các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường. Nhiệm vụ này cần được duy trì thường xuyên, liên tục trong suốt thời gian thực hiện Kế hoạch.
- Chủ trì, theo dõi, đôn đốc, tổ chức sơ kết, tổng kết hàng năm và định kỳ việc thực hiện Kế hoạch, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố, Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả thực hiện theo quy định.
2. Sở Khoa học và Công nghệ
- Ưu tiên đưa các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ sản xuất các sản phẩm bao gói, túi xách thân thiện môi trường thay thế túi ni lông khó phân hủy vào đề tài cấp thành phố có hỗ trợ về kinh phí.
- Tăng cường công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, chuyển giao công nghệ sản xuất các sản phẩm bao bì, túi xách thân thiện với môi trường thay thế túi ni lông khó phân hủy; chuyển giao công nghệ tái chế chất thải túi ni lông khó phân hủy thành các sản phẩm hữu ích, thân thiện với môi trường.
- Đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ của các tổ chức quản lý, nghiên cứu để thích ứng với các công nghệ tiên tiến trong sản xuất và tái chế sản phẩm bao bì, túi xách thân thiện với môi trường.
3. Sở Công thương
- Chủ trì cùng các Sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các quận, huyện thực hiện việc khảo sát, thống kê khối lượng chất thải túi ni lông khó phân hủy phát sinh năm 2014 từ các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ dân sinh trên địa bàn thành phố để làm cơ sở thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch.
- Tổ chức lồng ghép trong các hội nghị, chương trình xúc tiến thương mại để tuyên truyền, phổ biến Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 11/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi ni lông khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020 trên địa bàn thành phố.
- Tuyên truyền, vận động các siêu thị, trung tâm thương mại và các chợ do thành phố quản lý về tác hại của chất thải túi ni lông khó phân hủy đối với môi trường để thay đổi thói quen trong sử dụng.
- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ ưu tiên đưa các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường thay thế túi ni lông khó phân hủy vào đề tài cấp thành phố có hỗ trợ về kinh phí.
- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ sản xuất, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm bao bì, túi xách thân thiện với môi trường thay thế túi ni lông khó phân hủy. Xem xét, đề xuất đưa loại hình dự án đầu tư sản xuất sản phẩm bao bì, túi xách thân thiện với môi trường vào danh mục các dự án khuyến khích đầu tư; đưa loại hình dự án đầu tư sản xuất túi ni lông khó phân hủy vào danh mục các dự án đầu tư có điều kiện.
4. Sở Xây dựng
Chủ trì cùng Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các Sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch và triển khai công tác thu gom, tái chế chất thải túi ni lông khó phân hủy trên địa bàn thành phố; kết hợp với quá trình thực hiện thí điểm phân loại rác đầu nguồn tại một số phường trên địa bàn thành phố.
5. Sở Kế hoạch và đầu tư
- Chủ trì cùng với các Sở, ngành liên quan rà soát, sửa đổi, bổ sung các chính sách khuyến khích đầu tư nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế túi ni lông khó phân hủy; đưa loại hình dự án đầu tư sản xuất sản phẩm bao gói, túi xách thân thiện với môi trường vào danh mục các dự án khuyến khích đầu tư.
- Phối hợp với Sở Tài chính cân đối nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn khác để thực hiện các nhiệm vụ Kế hoạch.
6. Sở Tài chính
Chủ trì cùng với các Sở, ngành liên quan trong việc cân đối, bố trí kinh phí đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ nêu trong Kế hoạch, phân bổ và theo dõi, kiểm tra việc sử dụng kinh phí từ nguồn sự nghiệp môi trường và các nguồn kinh phí ngân sách khác cho các Sở, ngành, địa phương thực hiện Kế hoạch.
7. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì cùng với Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan thông tin đại chúng thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng, doanh nghiệp về tác hại của chất thải túi ni lông khó phân hủy đối với môi trường và khuyến khích sử dụng các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng.
8. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Nghiên cứu xây dựng Đề án “Tăng cường công tác tuyên truyền cổ động trực quan nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Ngành quản lý về tác hại của chất thải túi ni lông; khuyến khích các hình thức sử dụng các sản phẩm thay thế túi ni lông”
- Khảo sát, lập kế hoạch căng treo băng rôn, pano có nội dung tuyên truyền về tác hại của chất thải túi ni lông; khuyến khích các hình thức sử dụng các sản phẩm thay thế túi ni lông tại một số khu dân cư, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại.
9. Sở Lao động Thương binh và Xã hội
Thông qua các buổi tập huấn, hội nghị, huấn luyện và các cuộc kiểm tra chuyên đề trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động tại các cơ sở, doanh nghiệp, tiến hành lồng ghép, tuyên truyền về tác hại của chất thải túi ni lông khó phân hủy đối với môi trường làm ảnh hưởng tới sức khỏe nhân dân nói chung và đối tượng người lao động nói riêng.
10. Sở Giáo dục và Đào tạo
Đưa nội dung giáo dục về tác hại của chất thải túi ni lông khó phân hủy đối với môi trường và hướng dẫn phân loại rác thải đầu nguồn vào chương trình giảng dạy ở các cấp học theo các hình thức, nội dung phù hợp.
11. Ủy ban nhân dân các quận, huyện
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã tuyên truyền nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn về tác hại của chất thải túi ni lông khó phân hủy đối với môi trường và khuyến khích sử dụng các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường.
- Phối hợp với Sở Công thương thực hiện việc khảo sát, thống kê khối lượng chất thải túi ni lông khó phân hủy phát sinh năm 2014 từ các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ dân sinh trên địa bàn để làm cơ sở thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch.
- Phối hợp với các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng, doanh nghiệp trên địa bàn về tác hại của chất thải túi ni lông khó phân hủy đối với môi trường và khuyến khích sử dụng các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường trên địa bàn. Phát huy vai trò của đài phát thanh quận, huyện; hệ thống truyền thanh xã, phường, thị trấn; các thiết chế văn hóa thông tin địa phương.
- Tổ chức thí điểm phong trào hạn chế sử dụng túi ni lông khó phân hủy tại một đến hai khu dân cư trên địa bàn, tổng kết rút kinh nghiệm và thực hiện nhân rộng mô hình tại địa phương. Các tổ chức, cá nhân có thành tích cao trong việc giảm phát thải túi ni lông khó phân hủy sẽ được biểu dương, khen thưởng kịp thời.
- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi ni lông khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 11/4/2013 trên địa bàn thành phố. Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, các tổ chức đoàn thể nghiêm túc triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao. Định kỳ tháng 12 hàng năm gửi báo cáo kết quả thực hiện về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân thành phố./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
- 1 Kế hoạch 106/KH-UBND năm 2018 về tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc hạn chế sử dụng túi ni lông khó phân hủy để bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020
- 2 Chỉ thị 07/CT-UBND về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2016 do thành phố Hải Phòng ban hành
- 3 Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2015 về tăng cường công tác kiểm soát, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất, chế biến nông lâm thủy sản do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 4 Quyết định 1233/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án “Tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2015 - 2018" do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành
- 5 Chỉ thị 23/2014/CT-UBND tăng cường công tác quản lý sử dụng và thải bỏ túi ni lông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 6 Quyết định 582/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi ni lông khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Quyết định 758A/QĐ-UB-CN năm 1993 về kiểm soát ô nhiễm môi trường thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
- 1 Quyết định 758A/QĐ-UB-CN năm 1993 về kiểm soát ô nhiễm môi trường thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
- 2 Chỉ thị 23/2014/CT-UBND tăng cường công tác quản lý sử dụng và thải bỏ túi ni lông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 3 Quyết định 1233/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án “Tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2015 - 2018" do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành
- 4 Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2015 về tăng cường công tác kiểm soát, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất, chế biến nông lâm thủy sản do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 5 Chỉ thị 07/CT-UBND về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2016 do thành phố Hải Phòng ban hành
- 6 Kế hoạch 106/KH-UBND năm 2018 về tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc hạn chế sử dụng túi ni lông khó phân hủy để bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020