- 1 Quyết định 749/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Nghị quyết 59-NQ/TW năm 2020 về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trương ương ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 98/KH-UBND | Cần Thơ, ngày 06 tháng 5 năm 2022 |
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THỰC HIỆN SỐ HÓA TRONG NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2022 - 2025
Thực hiện Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 04/8/2021 của Thành ủy Cần Thơ về chuyển đổi số thành phố Cần Thơ đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện số hóa trong nông nghiệp giai đoạn 2022 - 2025, với nội dung cụ thể như sau:
1. Mục tiêu tổng quát
Đẩy mạnh ứng dụng thành tựu cuộc cách mạng công nghệ 4.0 vào hoạt động kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ nói riêng và kinh tế xã hội thành phố Cần Thơ nói chung, nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 11 tháng 4 năm 2017 của Thành ủy Cần Thơ về xây dựng thành phố Cần Thơ phát triển trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2016 - 2025, Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 04 tháng 8 năm 2021 của Thành ủy Cần Thơ về chuyển đổi số thành phố Cần Thơ đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, Nghị quyết 59-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động nông nghiệp, hỗ trợ người dân tiếp cận thuận lợi, kịp thời với các tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý các vùng sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ truy xuất nguồn gốc và liên kết tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy phát triển kinh tế số trong nông nghiệp.
Hoàn thiện hạ tầng số, nền tảng số, kết nối chia sẻ thông tin trong quản lý nông nghiệp.Thay đổi nhận thức của người dân từ nền sản xuất nông nghiệp dựa theo tập quán sang nền sản xuất nông nghiệp hiện đại áp dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin.
Thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
2. Mục tiêu cụ thể
Phát triển cổng thông tin thương kết nối tiêu thụ nông sản với tên miền “chonongsancantho.vn”, hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho người dân hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp; là điểm kết nối cung cầu từ người sản xuất trực tiếp đến doanh nghiệp, người tiêu thụ. Hỗ trợ đưa trên 90% sản phẩm của hợp tác xã nông nghiệp, sản phẩm OCOP của thành phố lên cổng thông tin.
Đổi mới trong công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng tới tăng cường các lớp tập huấn trực tuyến và chuyển giao thông qua hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, giới thiệu công nghệ tiên tiến, mô hình sản xuất hiệu quả bằng các video clip sinh động.
Xây dựng và phát triển ứng dụng thông minh cung cấp thông tin về khoa học kỹ thuật; nhật ký sản xuất; bản đồ số về vùng trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản lượng, mùa vụ để cung cấp thông tin hỗ trợ quản lý của ngành và cung cấp thông tin về nguồn cung của các sản phẩm nông nghiệp,tăng cường liên kết cung cầu.
Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu ngành nông nghiệp. 100% xã phường nông nghiệp có cung cấp số liệu báo cáo và truy xuất số liệu từ hệ thống dùng chung.
Trên 80% dịch vụ công của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được triển khai thực hiện đến mức độ 3, mức độ 4.
1. Nâng cao chất lượng cổng thông tin kết nối tiêu thụ nông sản
Phát triển, triển khai cổng thông tin kết nối tiêu thụ nông sản để tăng cường quảng bá, tuyên truyền các sản phẩm nông nghiệp của địa phương, cải thiện hiệu quả kinh doanh với tên miền “chonongsancantho.vn”
Cung cấp đầy đủ thông tin về nguồn gốc xuất xứ, kiểm chứng, hồ sơ pháp lý của sản phẩm hàng hóa thông qua cổng hoặc ứng dụng mobile bằng mã QR.
Cung cấp bản tin chuyển giao kỹ thuật, các thông tin, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của ngành và địa phương. Cung cấp thông tin thị trường, giá cả nông sản, dữ liệu được cập nhật định kỳ từ thông tin giá cả thị trường được cập nhật, chia sẻ từ các nguồn tin chính thức.
Hỗ trợ người dân thông về các sản phẩm nông nghiệp lên cổng thông tin, ưu tiên cho các sản phẩm của hợp tác xã nông nghiệp, sản phẩm OCOP.
2. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật
a) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tập huấn chuyển giao kỹ thuật
Hàng năm xây dựng các nội dung, tổ chức tập huấn 60 lớp với hình thức trực tuyến.
Xây dựng phòng huấn luyện trực tuyến. Trang bị các trang thiết bị phục vụ tập huấn trực tuyến như máy tính, máy quay phim, webcam, micro, hệ thống âm thanh, bản quyền phần mềm dự họp,....
Tổ chức ghi hình và biên tập các buổi tập huấn trực tuyến để làm cơ sở dữ liệu hỗ trợ người dân có thể truy cập khi cần.
Tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm bằng hình thức trực tuyến các chuyên đề mang tính thời sự cấp thiết trong lĩnh vực nông nghiệp.
b) Xây dựng dữ liệu, tài liệu kỹ thuật chuyển giao trực tuyến cho người sản xuất
Hàng năm phối hợp với các đơn vị liên quan để sản xuất 20 video hướng dẫn kỹ thuật, giải pháp chăm sóc phòng chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi và thủy sản.
Đăng tải các video lên các nền tảng mạng xã hội, trang thông tin điện tử Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ. Kết nối với các trang thông tin điện tử để tương tác, chia sẻ các thông tin kỹ thuật trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh sản phẩm nông nghiệp.
3. Ứng dụng công nghệ số trong quản lý vùng sản xuất gắn với truy xuất nguồn gốc
a) Ứng dụng nền tảng số trong định vị vùng sản xuất
Xây dựng ứng dụng hỗ trợ định vị vùng sản xuất, quản lý cơ sở dữ liệu về vùng sản xuất nông sản, thực hiện truy xuất nguồn gốc nông sản, tích hợp kết nối tiêu thụ với các nội dung chính:
- Xây dựng và phát triển bản đồ số về các loại nông sản chủ lực của thành phố với nội dung bao gồm: Dữ liệu về vùng nguyên liệu trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản; Dữ liệu về sản lượng, thời gian thu hoạch; Dữ liệu về các cơ sở chế biến; Dữ liệu về các cơ sở giết mổ, chế biến. Thông tin, dữ liệu được thu thập qua hệ thống cộng tác viên tại các xã phường và do người dân sử dụng cung cấp.
- Sổ nhật ký điện tử, tạo các mẫu nhật ký đồng ruộng điện tử giúp người dân ghi chép sổ nhật ký một cách nhanh chóng, hỗ trợ lưu lại hình ảnh trong suốt quá trình sản xuất hỗ trợ tốt cho truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Sử dụng định vị để lưu lại vị trí vùng trồng ứng với nhật ký.
- Truy xuất nguồn gốc sản phẩm thông qua mã QR.
b) Ứng dụng nền tảng số, công nghệ trí tuệ nhân tạo thực hiện khuyến cáo kỹ thuật trực tuyến cho người sản xuất
Xây dựng ứng dụng trên điện thoại thông minh, trong đó các nội dung được thực hiện như sau:
- Sử dụng trí tuệ nhân tạo để chẩn đoán bệnh và đưa ra biện pháp phòng trị trên một số loại cây trồng, vật nuôi chủ lực của thành phố.
- Thông tin về khoa học kỹ thuật, thường xuyên cập nhật các tiến bộ về khoa học, đăng tải các bài viết và các video hướng dẫn kỹ thuật.
- Hỏi đáp về các vấn đề trong nông nghiệp như: Tư vấn quy trình kỹ thuật, hỗ trợ nhận biết các loại dịch hại, bệnh truyền nhiễm cho vật nuôi,……. Xây dựng chatbox trả lời tự động các câu hỏi thông dụng, các nội dung khó được chuyển đến các chuyên gia hoặc cán bộ phụ trách để giải đáp.
a) Xây dựng cơ sở dữ liệu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn
Tin học hóa hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí trong công tác quản lý của Cán bộ chuyên môn, điều hành lãnh đạo. Thông qua hệ thống báo cáo trực tuyến đến cấp xã, phường, chuẩn hóa các biểu mẫu thống nhất trên toàn thành phố.
Cập nhật dữ liệu ngành nông nghiệp lên hệ thống dữ liệu dùng chung của thành phố.
Dữ liệu của ngành Nông nghiệp của thành phố được số hóa, lưu trữ tập trung đảm bảo tính sẵn sàng khai thác, an toàn và toàn vẹn dữ liệu.
Khai thác dữ liệu trực quan, dễ dàng, nhanh chóng trên nền tảng biểu bảng, biểu đồ, hệ thống bản đồ và trên thiết bị di động. Có thể áp dụng các hình thức khai thác dữ liệu hiện đại như: dự báo, trí tuệ nhân tạo,...
Xây dựng hệ thống Thu thập thông tin giá cả thị trường. Kết nối với hệ thống dự báo hiện có, kịp thời thông tin đến các chủ thể liên quan. Kết nối hệ thống dự báo thời tiết nông vụ trên địa bàn, hệ thống cảnh báo các hiện tượng thời tiết, dịch bệnh tác động đến sản xuất nông nghiệp địa phương.
b) Đẩy mạnh ứng dụng dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Xây dựng các video clip hướng dẫn sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 đối với các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Xây dựng 20 clip hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn để hướng dẫn người dân, doanh nghiệp thuận lợi thực hiện thông qua nền tảng công nghệ thông tin để thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính, ứng dụng dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4.
Phối hợp các cơ quan liên quan như VNPT, VIETTEL, Đại học Cần Thơ,., tổ chức tập huấn cho trên 400 lượt cán bộ, viên chức, ở các đoàn thể chính trị - chính trị xã hội, các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn về chuyển đổi số, kỹ năng sử dụng các nền tảng công nghệ thông tin trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Tổ chức tập huấn cho 7.000 - 10.000 lượt nông dân, xã viên hợp tác xã, thành viên tổ hợp tác, các doanh nghiệp nông nghiệp về kỹ năng sử dụng nền tảng số, nền tảng công nghệ thông tin trong sản xuất kinh doanh sản phẩm nông nghiệp, nghiên cứu kỹ thuật, tìm kiếm thị trường, kỹ năng đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp.
Tổng kinh phí thực hiện: 36.265 triệu đồng, trong đó:
- Ngân sách nhà nước: 35.905 triệu đồng.
- Nguồn vốn khác: 360 triệu đồng.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch, xây dựng quy chế phối hợp, quản lý sử dụng các nền tảng chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn ở địa phương.
Huy động, vận động nguồn lực, lồng ghép chương trình dự án trong và ngoài thành phố, nguồn vốn hỗ trợ hợp pháp khác để thực hiện kế hoạch.
Phối hợp đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp đẩy mạnh tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên ứng dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Hàng năm phối hợp với Sở Tài chính rà soát xây dựng dự toán, Kế hoạch thực hiện chi tiết tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố bố trí nguồn lực thực hiện kế hoạch.
Kiểm tra, đôn đốc tình hình thực hiện Kế hoạch; tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố báo cáo kết quả thực hiện.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp hỗ trợ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện kế hoạch, hỗ trợ kết nối cơ sở dữ liệu ngành Nông nghiệp vào cơ sở dữ liệu dùng chung thành phố.
Hỗ trợ công tác thông tin tuyên truyền, giới thiệu các nền tảng đã thực hiện được theo kế hoạch này. Hướng dẫn, tư vấn công nghệ mới, công tác bảo mật thông tin thực hiện công tác quản lý nhà nước về công nghệ thông tin và chuyển đổi số.
Kiểm tra, đôn đốc công tác triển khai kế hoạch đảm bảo tính phù hợp chung với kế hoạch về chuyển đổi số của Ủy ban nhân dân thành phố.
3. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố cân đối, bố trí nguồn ngân sách thực hiện Kế hoạch vào dự toán ngân sách hàng năm.
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Kế hoạch.
4. Sở Công Thương
Cung cấp thông tin các Chương trình xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu hàng hóa của Bộ Công Thương để mở rộng thị trường các sản phẩm, hàng hóa của thành phố. Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra triển khai hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn quản lý.
5. Sở Khoa học và Công nghệ
Hỗ trợ vấn đề xuất các giải pháp công nghệ để thực hiện tốt việc chuyển đổi số trong nông nghiệp.
Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đăng ký nhãn hiệu hàng hóa nông sản, xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản.
6. Ủy ban nhân dân quận, huyện
Phối hợp Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh công tác tổ chức triển khai các nội dung của kế hoạch. Tuyên truyền, đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trên báo đài.
Hàng năm lồng ghép bố trí nguồn lực thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Trên đây là Kế hoạch Ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện số hóa trong nông nghiệp giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn thành phố Cần Thơ, giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức triển khai thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc cần bổ sung, điều chỉnh, Giám đốc Sở, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chủ động đề xuất gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định./.
| TM.ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Nghị quyết 10/2021/NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn 2021-2025
- 2 Quyết định 40/2021/QĐ-UBND triển khai thực hiện Nghị quyết 10/2021/NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn 2021-2025
- 3 Quyết định 06/2022/QĐ-UBND về Đề án đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và chính sách hỗ trợ thu hút đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2030
- 4 Quyết định 773/QĐ-UBND-HC năm 2022 về Đề án Chuyển đổi số ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030
- 5 Kế hoạch 286/KH-UBND năm 2022 về chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030