ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 98/KH-UBND | Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2022 |
Thực hiện Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết, Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật; Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP; các Thông Tư của Bộ Tư pháp quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP và Nghị định số 32/2020/NĐ-CP; Kế hoạch liên tịch số 777/KH-BTP-UBNDTPHN ngày 19/3/2021 về việc phối hợp giữa Bộ Tư pháp và UBND thành phố Hà Nội về đánh giá kết quả thi hành Luật Thủ đô; nghiên cứu, đề xuất chính sách lập hồ sơ đề nghị và xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), UBND Thành phố ban hành Kế hoạch Nghiên cứu, đề xuất chính sách, lập hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) và Theo dõi thi hành Luật Thủ đô trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2022, như sau:
1. Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất chính sách, lập hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi). Phối hợp với Bộ Tư pháp, các cơ quan Trung ương và các tỉnh trong Vùng Thủ đô tổ chức soạn thảo, lấy ý kiến hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi).
2. Tiếp tục theo dõi, đánh giá thi hành Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết kịp thời đề xuất, kiến nghị các nội dung bổ sung hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi); sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định chi tiết Luật Thủ đô thuộc thẩm quyền đảm bảo phù hợp tình hình phát triển của Thủ đô.
3. Rà soát cơ chế chính sách liên quan đến Thủ đô trên cơ sở đó đề xuất các cơ chế, chính sách xây dựng, hoàn thiện các quy định của pháp luật về Thủ đô.
4. Đảm bảo xác định nội dung công việc, phân công trách nhiệm của các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã theo sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Đồng thời đảm bảo sự phối hợp giữa UBND thành phố Hà Nội với Bộ Tư pháp, các bộ ngành liên quan, UBND các tỉnh trong Vùng Thủ đô trong tổ chức các hoạt động.
A. NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH, LẬP HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ XÂY DỰNG LUẬT THỦ ĐÔ (SỬA ĐỔI)
- Đơn vị chủ trì: Tổ Công tác Luật Thủ đô của Thành phố; Sở Tư pháp - cơ quan thường trực tham mưu đề xuất nội dung.
- Đơn vị phối hợp: Văn phòng UBND Thành phố, các Sở, ban, ngành Thành phố, UBND cấp huyện.
- Thời hạn:
+ Xong trước 01/3/2022 đối với Báo cáo tổng kết thi hành Luật Thủ đô.
+ Xong trước 31/3/2022 đối với Báo cáo tổng hợp đề xuất cơ chế, chính sách sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô.
2. Xây dựng Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)
2.1. Nghiên cứu, điều tra, khảo sát đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội xây dựng hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) tại một số tỉnh trong vùng Thủ đô và một số Thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện mô hình chính quyền đô thị.
Đơn vị chủ trì: Tổ Công tác Luật Thủ đô của Thành phố
Đơn vị phối hợp:
- Vụ các vấn đề chung về Xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp;
- Một số đơn vị đại diện Bộ, ngành Trung ương;
- Các địa phương có liên quan đến nội dung khảo sát.
Đơn vị thực hiện:
- Văn phòng UBND Thành phố; Sở Tư pháp; Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Thành phố;
- Các sở, ngành: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Quy hoạch kiến trúc, Giao thông vận tải, Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa và Thể thao, Khoa học và Công nghệ, Công an Thành phố.
Sản phẩm: Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu điều tra, khảo sát và các đề xuất kiến nghị.
Thời gian: Quý II, III năm 2022 (căn cứ vào tình hình diễn biến của dịch bệnh Covid - 19).
2.2. Tổ chức các hoạt động nghiên cứu, khảo sát, học tập kinh nghiệm nước ngoài, hội thảo phục vụ việc xây dựng cơ chế, chính sách sửa đổi Luật Thủ đô.
Đơn vị thực hiện: Tổ Công tác Luật Thủ đô của Thành phố (Sở ngoại vụ, Sở Tài chính, Sở Tư pháp, Văn phòng UBND Thành phố).
- Sở Ngoại vụ có trách nhiệm đề xuất địa điểm nghiên cứu, khảo sát phù hợp với nội dung cần nghiên cứu, khảo sát của Tổ; chuẩn bị các điều kiện đảm bảo tổ chức Đoàn đi, lịch làm việc tại các nước và Dự toán kinh phí hoạt động.
- Sở Tư pháp chủ trì phối hợp Văn phòng UBND Thành phố đề xuất nội dung làm việc tại các nước; thành phần Đoàn công tác;
- Sở Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn, bố trí kinh phí hoạt động của Đoàn
Đơn vị phối hợp: Vụ các vấn đề chung về Xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp; một số Sở, ngành có liên quan.
Thời gian thực hiện: Trong năm 2022 (Căn cứ vào tình hình diễn biến của dịch bệnh Covid - 19).
Sản phẩm: Báo cáo nghiên cứu, khảo sát, học tập kinh nghiệm, báo cáo hội thảo.
2.3. Tham vấn ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý hoàn thiện các định hướng chính sách xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi).
Cá nhân, đơn vị chủ trì:
- Các đồng chí Phó Chủ tịch UBND Thành phố chỉ đạo các Sở, Ban, ngành Thành phố theo lĩnh vực được phân công;
- Các Sở, ban, ngành Thành phố tham mưu, báo cáo Phó Chủ tịch UBND phụ trách phê duyệt.
- Sở Tư pháp tổng hợp chung
Thời gian thực hiện: Trong quý I, II năm 2022.
Sản phẩm: Báo cáo đề xuất chính sách (đề nghị xây dựng Luật Thủ đô sửa đổi).
2.4. Đánh giá tác động của chính sách đối với đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi).
2.4.1. Phối hợp với Bộ Tư pháp nghiên cứu, xây dựng dự thảo Báo cáo đánh giá tác động chính sách.
Đơn vị chủ trì: Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Thành phố.
Cơ quan phối hợp:
- Vụ các vấn đề chung về Xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp;
- Sở Tư pháp và các Sở, ban, ngành Thành phố có trách nhiệm tham mưu, báo cáo Phó Chủ tịch UBND phụ trách chỉ đạo cung cấp thông tin phục vụ nội dung đánh giá chính sách liên quan lĩnh vực quản lý.
Thời gian thực hiện: Tháng 4 năm 2022.
Sản phẩm: Dự thảo Báo cáo đánh giá tác động chính sách trong đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi).
2.4.2. Tổ chức hội thảo, tọa đàm góp ý dự thảo Báo cáo đánh giá tác động chính sách.
Chủ trì: Tổ Công tác Luật Thủ đô của Thành phố
Đơn vị thực hiện: Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Thành phố.
Đơn vị, cá nhân phối hợp:
- Vụ các vấn đề chung về Xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp;
- Các Chuyên gia của Ban Chỉ đạo xây dựng Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) Thành phố và Tổ công tác Luật Thủ đô của Thành phố.
- Các sở, ban, ngành của Thành phố và một số địa phương quận, huyện, thị xã;
Thời gian thực hiện: Trong quý II, III năm 2022.
Sản phẩm: Báo cáo hội thảo, tọa đàm.
2.5. Xây dựng Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi).
2.5.1. Phối hợp với Bộ Tư pháp xây dựng dự thảo Tờ trình, dự thảo Đề cương; hoàn chỉnh dự thảo Báo cáo tổng kết, dự thảo Báo cáo đánh giá tác động chính sách và các tài liệu liên quan.
Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp, Văn phòng UBND Thành phố.
Đơn vị phối hợp: Các Sở, ban, ngành của Thành phố, UBND cấp huyện.
Thời gian thực hiện: Trong quý III năm 2022.
Sản phẩm: Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi).
2.5.2. Hội thảo lấy ý kiến góp ý của các chuyên gia, nhà quản lý về Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi).
Đơn vị thực hiện: Sở Tư pháp, Văn phòng UBND Thành phố
Đơn vị phối hợp: Các Sở, ban, ngành của Thành phố, UBND cấp huyện.
Thời gian thực hiện: Quý III, IV năm 2022.
Sản phẩm: Báo cáo hội thảo.
2.5.3. Phối hợp với Bộ Tư pháp chỉnh lý, hoàn thiện Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi).
Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp, Văn phòng UBND Thành phố.
Đơn vị phối hợp: Các Sở, ban, ngành Thành phố
Thời gian thực hiện: Quý III, IV/2022.
Sản phẩm: Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được chỉnh lý.
2.6. Phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức thẩm định Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi).
Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
Đơn vị phối hợp: Vụ các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp; các Sở, ban, ngành Thành phố, UBND cấp huyện
Thời gian thực hiện: Tháng 10, 11/2022.
Sản phẩm: Báo cáo thẩm định Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi).
2.7. Phối hợp hoàn thiện Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) trình Chính phủ.
Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
Đơn vị phối hợp: Các bộ, ngành trung ương, Các Sở, ban, ngành Thành phố, UBND cấp huyện
Thời gian thực hiện: Tháng 10, 11/2022.
Sản phẩm: Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) trình Chính phủ.
B. THEO DÕI THI HÀNH LUẬT THỦ ĐÔ VÀ CÁC VĂN BẢN QUY ĐỊNH CHI TIẾT.
1. Tiếp tục theo dõi, đánh giá thi hành Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết.
Đơn vị thực hiện: Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, các Sở, ban, ngành Thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đánh giá tình hình thi hành Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết thi hành, báo cáo kết quả gửi Sở Tư pháp tổng hợp (thời kỳ báo cáo từ khi Luật Thủ đô có hiệu lực đến thời điểm báo cáo).
- Thời gian thực hiện: Gửi báo cáo về Sở Tư pháp trước ngày 30/6/2022.
2. Tổ chức rà soát các quy định Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết thi hành.
Rà soát cơ chế chính sách liên quan đến phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô trong đó cần tập trung các chính sách: tổ chức chính quyền; thu hút, nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển Thủ đô; tài chính - ngân sách của Thủ đô; huy động nguồn lực đầu tư phát triển cho Thủ đô; cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị gắn với bảo tồn, phát huy giá trị khu vực nội đô lịch sử; quản lý, phát triển nhà ở; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật gắn với phát triển đô thị, thương mại và công nghiệp; xây dựng, phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh; bảo vệ, phát triển văn hóa Thủ đô; phát triển giáo dục và đào tạo Thủ đô; huy động, sử dụng, phát triển tiềm lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; phát triển hệ thống y tế Thủ đô; phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, bao trùm và bền vững; quy định về đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; liên kết, phát triển vùng Thủ đô; bảo vệ môi trường Thủ đô...
- Đơn vị thực hiện: Các sở, ban, ngành Thành phố; UBND quận, huyện, Thị xã. Sở Tư pháp tổng hợp chung
- Thời gian thực hiện: Năm 2022
- Sản phẩm: Báo cáo tổng hợp kết quả rà soát và kiến nghị, đề xuất chính sách sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô gửi Sở Tư pháp.
3. Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin tình hình thi hành Luật Thủ đô.
Kết hợp các hoạt động nghiên cứu đề xuất chính sách, lập hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) tổ chức Hội nghị, Hội thảo, Tọa đàm, đánh giá tình hình thi hành Luật Thủ đô đối với việc liên kết phát triển vùng Thủ đô theo Điều 23 Luật Thủ đô và Kế hoạch số 777/KH-BTP-UBNDTPHN ngày 19/3/2021 tại các cơ quan liên quan của thành phố Hà Nội, các tỉnh thuộc Vùng Thủ đô gồm: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Hòa Bình và một số địa phương khác có mô hình chính quyền đô thị.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp
- Đơn vị phối hợp: các bộ, ban, ngành trung ương, Văn phòng UBND Thành phố, các sở, ban, ngành có chính sách đề xuất sửa đổi Luật Thủ đô.
- Thời gian thực hiện: Quý II, III năm 2022.
- Sản phẩm: Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu điều tra, khảo sát và các đề xuất kiến nghị.
4. Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm đánh giá tình hình thi hành Luật Thủ đô.
- Tổ chức các hoạt động tổng kết, nghiên cứu, đánh giá độc lập, chuyên sâu và xin ý kiến các Bộ, ngành Trung ương; các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo; các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà quản lý về kết quả tổ chức Thi hành Luật Thủ đô và những đề xuất sửa đổi Luật Thủ đô song song với việc lập Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi).
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp
- Đơn vị phối hợp: các bộ, ban, ngành trung ương, văn phòng UBND Thành phố, các sở, ban, ngành Thành phố, UBND quận, huyện, Thị xã.
- Thời gian thực hiện: Năm 2022
- Sản phẩm: Các báo cáo tổng hợp, kỷ yếu Hội nghị...
5. Tiếp tục phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện Kế hoạch số 777/KH-BTP-UBNDTPHN ngày 19/3/2021 về việc phối hợp giữa Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về đánh giá kết quả thi hành Luật Thủ đô; nghiên cứu, đề xuất chính sách lập hồ sơ đề nghị và xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi).
6. Tham mưu Ban chỉ đạo xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) của Thành ủy thực hiện các hoạt động theo Kế hoạch hoạt động số 03-KH/BCĐ ngày 28/12/2021 của Ban chỉ đạo.
1. Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành Thành phố, Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao thực hiện nội dung tại Mục II Kế hoạch này và các kế hoạch: Kế hoạch số 777/KH-BTP-UBNDTPHN ngày 19/3/2021 của Bộ Tư pháp và UBND Thành phố Hà Nội về đánh giá kết quả thi hành Luật Thủ đô; nghiên cứu, đề xuất chính sách, lập hồ sơ đề nghị và xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi); Kế hoạch số 03-KH/BCĐ ngày 28/12/2021 của Ban chỉ đạo xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đảm bảo chất lượng, hiệu quả và báo cáo kết quả về Sở Tư pháp cơ quan thường trực để tổng hợp.
2. Sở Tư pháp.
- Tham mưu UBND Thành phố phối hợp Bộ Tư pháp và bộ, ngành Trung ương, UBND các tỉnh trong Vùng Thủ đô hoàn thiện tổng kết đánh giá tình hình thi hành Luật Thủ đô và văn bản quy định chi tiết thi hành; hướng dẫn, đôn đốc các Sở, ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã triển khai các nội dung phân công tại Kế hoạch này.
- Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành Thành phố và các đơn vị liên quan tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, điều tra, khảo sát, thu thập thông tin; rà soát chủ trương, chính sách pháp luật về Thủ đô ... theo chuyên đề đánh giá tình hình thi hành Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết thi hành.
- Xây dựng và phê duyệt phương án chi tiết điều tra, khảo sát thu thập thông tin đối với các nội dung tại điểm 3 phần B, mục II Kế hoạch này và lựa chọn hình thức phù hợp tổ chức thực hiện đảm bảo hiệu quả trong tình hình phòng chống dịch bệnh Covid-19.
- Xây dựng Dự toán kinh phí và đảm bảo kinh phí thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này, Kế hoạch số 777/KH-BTP-UBNDTPHN ngày 19/3/2021 về việc phối hợp giữa Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về đánh giá kết quả thi hành Luật Thủ đô; nghiên cứu, đề xuất chính sách lập hồ sơ đề nghị và xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi); Kế hoạch số 03-KH/BCĐ ngày 28/12/2021 của Ban chỉ đạo xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
3. Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Thành phố.
Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan tổ chức đánh giá tác động của chính sách đối với đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi); xây dựng dự thảo Báo cáo đánh giá tác động chính sách theo nhiệm vụ được giao.
4. Văn phòng UBND Thành phố
Phối hợp với Sở Tư pháp hướng dẫn, đôn đốc các sở, ban, ngành Thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã triển khai các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này.
5. Sở Ngoại vụ
Tham mưu UBND Thành phố, Ban chỉ đạo xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) tổ chức các hoạt động nghiên cứu, khảo sát, học tập kinh nghiệm nước ngoài phục vụ xây dựng cơ chế, chính sách sửa đổi Luật Thủ đô.
6. Sở Tài chính
Tham mưu bố trí kinh phí đảm bảo các hoạt động triển khai nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị liên quan; hướng dẫn chế độ chi và thanh quyết toán theo quy định.
7. Đề nghị Bộ Tư pháp: Phối hợp với UBND thành phố Hà Nội trong việc tổng kết đánh giá thi hành Luật Thủ đô và triển khai các nội dung tại Kế hoạch này.
8. Đề nghị các bộ, ban, ngành Trung ương và các tỉnh trong Vùng Thủ đô phối hợp, tạo điều kiện để triển khai Kế hoạch này đảm bảo hiệu quả, chất lượng.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các tổ chức thành viên, các Ban xây dựng Đảng của Thành ủy, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố, các Ban của HĐND Thành phố, Hội Luật Gia, Đoàn Luật sư phối hợp thực hiện các nội dung tại Mục II Kế hoạch này.
Yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng ban, ngành Thành phố, Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Trong quá trình tổ chức thi hành Kế hoạch này nếu gặp khó khăn, vướng mắc, kịp thời báo cáo UBND Thành phố (qua Sở Tư pháp) để chỉ đạo giải quyết./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |