ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 99/KH-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 28 tháng 11 năm 2012 |
KẾ HOẠCH
ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT VÀ ĐỐI CHIẾU TIẾNG NÓI, CHỮ VIẾT CỦA NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐỂ XÁC ĐỊNH HAI BỘ CHỮ TIẾNG DÂN TỘC PA KÔH - TA ÔIH VÀ KA TU
Thực hiện Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của Dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên; Thông tư Liên tịch số 50/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 3 tháng 11 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội Vụ - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các Điều 3,4,5,6,7,8 và Điều 9 Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ Quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của Dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.
Để có cơ sở tổ chức dạy và học tiếng bản ngữ cho học sinh dân tộc thiểu số, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch “Điều tra, khảo sát và đối chiếu tiếng nói, chữ viết của người dân tộc thiểu số để xác định hai bộ chữ tiếng dân tộc Pa Kôh - Ta Ôih và Ka Tu” trên địa bàn 02 huyện Nam Đông và A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế.
I. MỤC TIÊU KẾ HOẠCH
1. Mục tiêu tổng quát
- Xác định 2 bộ chữ tiếng dân tộc Pa Kôh - Ta Ôih và Ka Tu để UBND tỉnh phê duyệt thông qua, làm cơ sở cho Sở Giáo dục & Đào tạo lập kế hoạch giảng dạy và học cho học sinh người dân tộc thiểu số nói trên trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế theo đúng quy định hiện hành.
- Xây dựng các đề án, kế hoạch cho phù hợp nhằm bảo tồn và phát triển tiếng nói, chữ viết bản ngữ của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế thực sự bền vững, lâu dài và hiệu quả nhằm góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
2. Mục tiêu cụ thể
Tiến hành điều tra, khảo sát, đối chiếu, thu thập thông tin, đánh giá một cách khách quan, chính xác để trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt 02 bộ chữ dạy tiếng dân tộc Pa Kô - Ta Ôih và Ka Tu.
II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG
1. Phạm vi điều tra, khảo sát
Địa bàn điều tra chủ yếu ở 2 huyện Nam Đông và A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngoài ra, căn cứ vào tình hình thực tế địa bàn điều tra, khảo sát có thể trải rộng hơn trên toàn tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Quảng Nam nơi có đồng bào dân tộc thiểu số Pa Kôh - Ta Ôih và Ka Tu đang sinh sống.
2. Đối tượng điều tra, khảo sát
- Đồng bào dân tộc thiểu số Pa Kôh - Ta Ôih và Ka Tu bao gồm: học sinh và giáo viên, cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan cấp huyện, cấp xã và người dân sinh sống trên địa bàn 2 huyện Nam Đông và A Lưới.
- Các nhà nghiên cứu, các nhà sưu tầm am hiểu tiếng dân tộc Pa Kôh - Ta Ôih và Ka Tu.
III. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT
1. Phương pháp Điều tra, khảo sát
- Đối với Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh, các Trường THCS và THPT của 2 huyện Nam Đông và A Lưới: Chọn tất cả các học sinh và giáo viên là người Dân tộc thiểu số.
- Đối với cấp xã/huyện Nam Đông và A Lưới: Chọn tất cả cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc tại các phòng, ban cấp huyện; các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội của huyện là người dân tộc thiểu số.
- Đối với khu dân cư: mỗi xã/thị trấn chọn ngẫu nhiên 01 thôn/bản/cụm dân cư có đông người dân tộc thiểu số sinh sống.
- Mời các nhà nghiên cứu, các nhà sưu tầm am hiểu tiếng Pa Kôh - Ta Ôih và Ka Tu để cùng tham vấn, điều tra, khảo sát.
2. Số lượng mẫu điều tra, khảo sát
Dự kiến điều tra, khảo sát khoảng 7.000 người tham gia. Trong đó:
- Học sinh: 4.929 người;
- Giáo viên: 200 người;
- Cán bộ của 2 huyện: 60 người;
- Cán bộ của các thị trấn, xã: 60 người;
- Cụm dân cư: 1.620 người;
- Các nhà nghiên cứu, sưu tầm am hiểu tiếng nói, chữ viết đồng bào dân tộc thiểu số Pa Kôh - Ta Ôih, Ka Tu.
3. Phương pháp triển khai Kế hoạch
- Sưu tầm và thu thập tài liệu: Đối với tài liệu về hai bộ chữ tiếng dân tộc Pa Kôh - Ta Ôih và Ka Tu, phương pháp chủ yếu đó là tiến hành điều tra, khảo sát và đối chiếu, sưu tầm, thu thập, ghi chép lại các nội dung có liên quan đến quá trình hình thành và phát triển của bộ chữ viết đồng bào dân tộc thiểu số Pa Kôh - Ta Ôih, Ka Tu.
- Tổ chức Hội thảo: Tham vấn ý kiến các chuyên gia ngôn ngữ học về hai bộ chữ viết của đồng bào dân tộc thiểu số sau khi điều tra, khảo sát. Trên cơ sở đó, cơ quan chủ trì tổng hợp, nghiên cứu, xác định bộ chữ tương thích nhất để trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
4. Thời gian thực hiện: Từ ngày 01/3/2013 đến ngày 30/6/2013.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện Kế hoạch: 75.000.000 đồng
(Bằng chữ: Bảy mươi lăm triệu đồng chẵn).
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Dân tộc
- Cơ quan chủ trì thực hiện kế hoạch, phối hợp với các đơn vị liên quan để tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch “Điều tra, khảo sát và đối chiếu tiếng nói, chữ viết của người Dân tộc thiểu số để xác định hai bộ chữ tiếng dân tộc Pa Kôh - Ta Ôih và Ka Tu” trên địa bàn tỉnh có hiệu quả.
- Nghiên cứu, soạn thảo biểu mẫu, phiếu điều tra khảo sát; tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho các đơn vị, cá nhân tham gia điều tra.
- Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát và đối chiếu tiếng nói, chữ viết của người Dân tộc thiểu số theo thời gian quy định; tổ chức hội thảo, hội nghị lấy ý kiến các chuyên gia ngôn ngữ về hai bộ chữ viết của đồng bào dân tộc thiểu số sau khi điều tra, khảo sát để báo cáo trình UBND tỉnh xem xét phê chuẩn về hai bộ chữ viết dạy tiếng dân tộc Pa Kôh - Ta Ôih và Ka Tu.
2. Sở Tài chính
- Bố trí kinh phí từ ngân sách tỉnh đảm bảo thực hiện kế hoạch. Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí thực hiện kế hoạch theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
3. Sở Giáo dục & Đào tạo
- Phối hợp với Ban Dân tộc trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch “Điều tra, khảo sát và đối chiếu tiếng nói, chữ viết của người Dân tộc thiểu số để xác định hai bộ chữ tiếng dân tộc Pa Kôh - Ta Ôih và Ka Tu”.
- Chỉ đạo các trường THCS và THPT thuộc hệ thống Dân tộc Nội trú, các trường THPT và Phòng Giáo dục các huyện Nam Đông, A Lưới, phối hợp với Ban Dân tộc để thực hiện Kế hoạch triển khai tại đơn vị.
4. UBND huyện: A Lưới, Nam Đông
Phối hợp với Ban Dân tộc, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch “Điều tra, khảo sát và đối chiếu tiếng nói, chữ viết của người Dân tộc thiểu số để xác định hai bộ chữ tiếng dân tộc Pa Kôh - Ta Ôih và Ka Tu”.
Trên đây là Kế hoạch Điều tra, khảo sát và đối chiếu tiếng nói, chữ viết của người Dân tộc thiểu số để xác định hai bộ chữ tiếng dân tộc Pa Kôh - Ta Ôih và Ka Tu của tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung những nội dung của Kế hoạch, các sở, ban ngành, địa phương phản ánh về Ban Dân tộc để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 73/2014/QĐ-UBND về chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế
- 2 Quyết định 42/2014/QĐ-UBND về quản lý, vận hành, bảo vệ, duy tu, bảo dưỡng công trình hạ tầng xã miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế
- 3 Kế hoạch 123/KH-UBND năm 2013 thực hiện Đề án "Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số" năm 2014 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 4 Thông tư liên tịch 50/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện Điều 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Nghị định 82/2010/NĐ-CP quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên do Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính ban hành
- 5 Nghị định 82/2010/NĐ-CP quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên
- 6 Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 1 Kế hoạch 123/KH-UBND năm 2013 thực hiện Đề án "Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số" năm 2014 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 2 Quyết định 42/2014/QĐ-UBND về quản lý, vận hành, bảo vệ, duy tu, bảo dưỡng công trình hạ tầng xã miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế
- 3 Quyết định 73/2014/QĐ-UBND về chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế