- 1 Nghị định 82/2010/NĐ-CP quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên
- 2 Thông tư liên tịch 50/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện Điều 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Nghị định 82/2010/NĐ-CP quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên do Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính ban hành
- 3 Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học sinh tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4 Luật giáo dục 2019
- 5 Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 6 Nghị định 116/2020/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm
- 7 Thông tư 34/2020/TT-BGDĐT về Chương trình giáo dục phổ thông môn học Tiếng Bahnar, Tiếng Chăm, Tiếng Êđê, Tiếng Jrai, Tiếng Khmer, Tiếng Mông, Tiếng Mnông, Tiếng Thái do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 8 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1 Nghị định 82/2010/NĐ-CP quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên
- 2 Thông tư liên tịch 50/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện Điều 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Nghị định 82/2010/NĐ-CP quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên do Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính ban hành
- 3 Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học sinh tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4 Luật giáo dục 2019
- 5 Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 6 Nghị định 116/2020/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm
- 7 Thông tư 34/2020/TT-BGDĐT về Chương trình giáo dục phổ thông môn học Tiếng Bahnar, Tiếng Chăm, Tiếng Êđê, Tiếng Jrai, Tiếng Khmer, Tiếng Mông, Tiếng Mnông, Tiếng Thái do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 8 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 99/KH-UBND | Gia Lai, ngày 11 tháng 01 năm 2023 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC CÁC MÔN TIẾNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG GIAI ĐOẠN 2023-2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
Căn cứ Quyết định số 142/QĐ-TTg ngày 27 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình “Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong Chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2030”; Quyết định số 980/QĐ-BGDĐT ngày 13 tháng 4 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định số 142/QĐ-TTg ngày 27/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình “Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) giai đoạn 2021-2030”.
UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình “Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số (DTTS) trong chương trình GDPT giai đoạn 2023-2030” trên địa bàn tỉnh như sau:
I. TÌNH HÌNH DẠY VÀ HỌC TIẾNG BAHNAR, TIẾNG JRAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1. Tình hình dạy học Tiếng Bahnar, Tiếng Jrai
Việc dạy và học tiếng DTTS trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đạt được những kết quả như sau:
UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 780/QĐ-UBND ngày 22/11/2011 về việc cho phép dạy học Tiếng Bahnar, Tiếng Jrai ở cấp Tiểu học trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Ngành Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) chỉ đạo các trường, đặc biệt các trường tiểu học, trường trung học cơ sở Dân tộc Nội trú triển khai dạy học theo chương trình, sách giáo khoa tiếng DTTS do Bộ GDĐT ban hành.
Hằng năm, ngành Giáo dục tỉnh tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên dạy Tiếng Bahnar, Tiếng Jrai nhằm đẩy mạnh bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý về dạy học Tiếng Bahnar, Tiếng Jrai.
Chỉ đạo các phòng GDĐT thực hiện tốt công tác giảng dạy Tiếng Bahnar, Tiếng Jrai theo đúng quy định của Bộ GDĐT. Các trường có lớp học Tiếng Bahnar, Tiếng Jrai đã phân công giáo viên giảng dạy phù hợp với thực tiễn của đơn vị.
Được học tiếng mẹ đẻ nên các em học sinh tự tin và học chuyên cần hơn, giúp cho học sinh hình thành và phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng của dân tộc mình, góp phần rèn luyện tư duy và học tốt môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác trong trường tiểu học, đáp ứng yêu cầu rèn luyện kĩ năng và thực hành giao tiếp, mở rộng những hiểu biết về con người, cuộc sống , về văn học, văn hóa của dân tộc mình và các dân tộc anh em, bồi dưỡng tình yêu tiếng mẹ đẻ cho học sinh, góp phần bảo tồn, phát triển nhân cách con người mới.
Thực hiện chính sách đối với người dạy, người học đúng, đủ và kịp thời theo quy định tại Thông tư Liên tịch số 50/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 03/11/2011 của Bộ GDĐT, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn các Điều 3, 4, 5, 6, 7, 8, và Điều 9 Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15/7/2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của DTTS trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, việc dạy và học Tiếng Bahnar, Tiếng Jrai trên địa bàn tỉnh còn gặp một số khó khăn:
- Về giáo viên dạy Tiếng Bahnar, Tiếng Jrai, trong đó nổi bật là vấn đề thiếu giáo viên giảng dạy đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định, dẫn tới các trường tổ chức giảng dạy Tiếng Bahnar, Tiếng Jrai hàng năm giảm dần; đa số giáo viên thực hiện giảng dạy Tiếng Bahnar, Tiếng Jrai chưa được đào tạo chính quy mà chỉ được bồi dưỡng thông qua các chương trình tập huấn hoặc bồi dưỡng do Bộ GDĐT, Sở GDĐT tổ chức.
- Gia Lai là tỉnh vùng cao, trong đó đồng bào DTTS chiếm 46,22% nhưng chưa xây dựng được chính sách đặc thù cho việc dạy và học Tiếng Bahnar, Tiếng Jrai trên địa bàn tỉnh nên chưa thu hút việc dạy và học của giáo viên và học sinh.
- Theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Chương trình GDPT thì ngoại ngữ 1 (tiếng Anh ở bậc Tiểu học), ngoại ngữ 2 (cấp THCS, THPT) và tiếng DTTS là môn tự chọn (không phải là môn học bắt buộc) nên nhiều phụ huynh, học sinh có thể chọn ngoại ngữ 1 (tiếng Anh ở bậc Tiểu học), ngoại ngữ 2 để học nhiều hơn tiếng DTTS. Vì vậy, nếu cân đối giữa ngoại ngữ 1, ngoại ngữ 2 và tiếng DTTS thì việc chọn, duy trì việc dạy và học tiếng DTTS sẽ gặp khó khăn.
2. Về quy mô trường, lớp, học sinh
Năm học 2017-2018: có 07 trường dạy Tiếng Bahnar, với 25 lớp, 510 học sinh; 09 trường dạy Tiếng Jrai, với 26 lớp, 574 học sinh.
Năm học 2018-2019: có 06 trường dạy Tiếng Bahnar, với 24 lớp, 505 học sinh học; 07 trường dạy Tiếng Jrai, với 22 lớp, 511 học sinh.
Năm học 2019-2020: có 06 trường dạy Tiếng Bahnar, với 23 lớp, 668 học sinh; 03 trường dạy Tiếng Jrai, với 19 lớp, 531 học sinh.
Năm học 2020-2021: có 06 trường dạy Tiếng Bahnar, với 22 lớp, 654 học sinh; 03 trường dạy Tiếng Jrai, với 19 lớp, 533 học sinh.
Năm học 2021-2022: có 07 trường dạy Tiếng Bahnar và Tiếng Jrai, trong đó 02 trường dạy Tiếng Jrai, với 12 lớp, 303 học sinh; 05 trường dạy Tiếng Bahnar, với 19 lớp, 587 học sinh.
Năm học 2022-2023: có 07 trường dạy Tiếng Bahnar và Tiếng Jrai, trong đó 02 trường dạy Tiếng Jrai, với 10 lớp, 288 học sinh; 05 trường dạy Tiếng Bahnar, với 15 lớp, 422 học sinh.
3. Thực trạng giáo viên dạy Tiếng Bahnar, Tiếng Jrai
Năm học 2017 - 2018: có 25 giáo viên dạy Tiếng Bahnar ở 07 trường, 16 giáo viên dạy Tiếng Jrai ở 09 trường;
Năm học 2018 - 2019: có 24 giáo viên dạy Tiếng Bahnar ở 06 trường, 13 giáo viên dạy Tiếng Jrai ở 07 trường;
Năm học 2019 - 2020: có 12 giáo viên dạy Tiếng Bahnar ở 06 trường, 10 giáo viên dạy Tiếng Jrai ở 03 trường;
Năm học 2020-2021: có 12 giáo viên dạy Tiếng Bahnar ở 06 trường, 05 giáo viên dạy Tiếng Jrai ở 03 trường;
Năm học 2021-2022: có 06 giáo viên dạy Tiếng Bahnar ở 05 trường, 02 giáo viên dạy Tiếng Jrai ở 02 trường;
Năm học 2022-2023: có 12 giáo viên dạy Tiếng Bahnar ở 05 trường, 02 giáo viên dạy Tiếng Jrai ở 02 trường.
Trước năm học 2015 - 2016, đội ngũ cán bộ, giáo viên dạy Tiếng Bahnar, Tiếng Jrai được tham gia bồi dưỡng thường xuyên hàng năm theo kế hoạch của Bộ, Sở GDĐT nhưng chưa được cấp chứng chỉ dạy Tiếng Bahnar, Tiếng Jrai.
Đến năm 2015, Bộ GDĐT xây dựng Chương trình bồi dưỡng dạy tiếng DTTS (165 tiết), Sở GDĐT đã giao cho Trường CĐSP Gia Lai bồi dưỡng và cấp chứng chỉ cho 40 giáo viên dạy Tiếng Bahnar, 197 giáo viên dạy Tiếng Jrai.
Đội ngũ giáo viên dạy Tiếng Bahnar, Tiếng Jrai còn thiếu, chưa được đào tạo chính quy đúng với chuyên ngành giảng dạy Tiếng Bahnar, Tiếng Jrai tại các trường chuyên biệt mà chỉ được bồi dưỡng thông qua các chương trình do Bộ GDĐT, Sở GDĐT tổ chức.
a) Tính đến đầu năm học 2022-2023, giáo viên dạy Tiếng Bahnar hiện có 12 giáo viên/05 trường ở 03 huyện, thị xã/17 huyện, thị xã, thành phố1
b) Số lượng giáo viên mới đăng ký thêm trong năm học 2022-2023 là 13 giáo viên dạy Tiếng Bahnar, cụ thể:2
c) Tính đến đầu năm học 2022-2023, giáo viên dạy Tiếng Jrai hiện có 02 giáo viên/02 trường ở 02 huyện, thành phố/17 huyện, thị xã, thành phố3
d) Số lượng giáo viên mới đăng ký thêm trong năm học 2022-2023 là 16 giáo viên dạy Tiếng Jrai4.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Triển khai kịp thời, đồng bộ, hiệu quả Quyết định số 142/QĐ-TTg ngày 27/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 980/QĐ -BGDĐT (Quyết định số 980) ngày 13/4/2022 của Bộ trưởng Bộ GDĐT trên địa bàn tỉnh, phù hợp với thực tế của địa phương. Từ đó góp phần phát huy, gìn giữ các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc theo chủ trương của Đảng, Nhà nước.
Tăng cường công tác truyền thông để thay đổi nhận thức đối với các cấp, các ngành, địa phương và quần chúng nhân dân về chính sách của Đảng, Nhà nước đối với vùng DTTS và miền núi; trên cơ sở đó, huy động sức mạnh tổng hợp của nhà trường - gia đình - xã hội nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh DTTS. Tạo bước chuyển biến về chất lượng giáo dục học sinh DTTS, đáp ứng được mục tiêu GDPT, phù hợp với tình hình của địa phương.
Coi trọng việc dạy và học Tiếng Bahnar, Tiếng Jrai là cơ sở để tăng cường Tiếng Việt cho học sinh trên nền tảng tiếng mẹ để của người học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, chống tái mù chữ của chính dân tộc mình ở vùng DTTS.
Dạy và học Tiếng Bahnar, Tiếng Jrai là điều kiện để phát huy và giữ gìn các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc theo chủ trương của Đảng, Nhà nước, đảm bảo sự công bằng, bình đẳng của dân tộc Jrai, Bahnar trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết Tiếng Bahnar, Tiếng Jrai trong trường phổ thông, góp phần rèn luyện tư duy và học tốt môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác trong trường phổ thông; cung cấp cho học sinh các kiến thức cần thiết về ngữ âm, chữ viết, từ vựng, ngữ pháp Tiếng Bahnar và Tiếng Jrai, đáp ứng yêu cầu rèn luyện kĩ năng và thực hành giao tiếp, mở rộng những hiểu biết về con người, cuộc sống, về văn học, văn hóa của dân tộc Bahnar, Jrai và các dân tộc khác; bồi dưỡng tình yêu tiếng mẹ đẻ cho học sinh, góp phần bảo tồn, phát triển nhân cách con người mới có kiến thức và khả năng hội nhập.
Chọn cơ sở đào tạo giáo viên dạy Tiếng Jrai, Tiếng Bahnar và xây dựng chương trình cho giáo viên dạy tiếng DTTS đủ chuẩn để cấp bằng theo trình độ.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Đến năm 2025:
- Triển khai hiệu quả tổ chức dạy học Tiếng Bahnar, Tiếng Jrai tại các cơ sở GDPT cấp tiểu học vùng có đông học sinh là người DTTS theo Chương trình GDPT năm 2018 ban hành kèm theo Thông tư số 34/2020/TT-BGDĐT ngày 15/09/2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Chương trình GDPT môn học Tiếng Bahnar, Tiếng Chăm, Tiếng Êđê, Tiếng Jrai, Tiếng Khmer, Tiếng Mông, Tiếng Mnông, Tiếng Thái.
- Năm học 2022-2023 và năm học 2023-2024 tổ chức bồi dưỡng giáo viên; dạy và học các môn tiếng DTTS Bahnar, Jrai theo Chương trình GDPT 2018 tại các trường đã đăng ký theo Phụ lục đính kèm. Các năm học tiếp theo tiếp tục khảo sát, đăng ký và tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên theo kế hoạch; phấn đấu đủ số lượng giáo viên để giảng dạy Tiếng Bahnar và Tiếng Jrai theo nhu cầu học sinh đăng ký học môn tự chọn tiếng DTTS như các năm học 2022-2023 và năm học 2023-2024; phấn đấu 100% giáo viên dạy tiếng DTTS được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ dạy Tiếng Bahnar và Tiếng Jrai.
- 80% cán bộ quản lý giáo dục có liên quan về dạy học tiếng Jrai và Bahnar được bồi dưỡng nâng cao năng lực kiến thức dân tộc và quản lý dạy học Tiếng Jrai và Bahnar.
- Đảm bảo đủ 100% sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học từ lớp 1 đến lớp 5 đối với Tiếng Bahnar, Tiếng Jrai được ban hành trong chương trình môn học; thiết bị dạy học, cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy học, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Tiếng Bahnar và Tiếng Jrai ở cấp tiểu học.
- Chương trình GDPT môn học Tiếng Bahnar, Tiếng Jrai và số tiết thực hiện quy định tại Thông tư số 34/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 và Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Chương trình GDPT. Cụ thể, bậc A có 02 trình độ: trình độ A1 và trình độ A2; bậc B có 01 trình độ: trình độ B.
BẬC A | BẬC B | ||||||||||
Trình độ A1 (350 tiết) | Trình độ A2 (420 tiết) | Trình độ B (315 tiết) | |||||||||
Cấp Tiểu học | Cấp THCS | Cấp THPT | |||||||||
70 | 70 | 70 | 70 | 70 | 105 | 105 | 105 | 105 | 105 | 105 | 105 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(Tiểu học 02 tiết/tuần; THCS, THPT 03 tiết/tuần theo quy định tại Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT về CT GDPT mới).
- Theo Thông tư số 34/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT môn Tiếng Jrai là môn học tự chọn thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ được triển khai dạy học cho học sinh từ bậc A đến bậc B. Ở bậc A (trình độ A1, A2) tương ứng với giai đoạn giáo dục cơ bản, bậc B (trình độ B) tương ứng với giai đoạn giáo dục hướng nghiệp.
b) Đến năm 2030:
- Triển khai tổ chức dạy học Tiếng Bahnar và Tiếng Jrai tại các trường phổ thông cấp tiểu học, cấp trung học cơ sở, cấp trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, theo Thông tư số 34/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông môn học Tiếng Bahnar, Tiếng Chăm, Tiếng Êđê, Tiếng Jrai, Tiếng Khmer, Tiếng Mông, Tiếng Mnông, Tiếng Thái.
- Phấn đấu đủ số lượng giáo viên để giảng dạy Tiếng Bahnar và Tiếng Jrai theo nhu cầu học sinh đăng ký học môn tự chọn tiếng DTTS, trong đó 35% (hiện nay 25%) giáo viên dạy tiếng DTTS được đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn trình độ.
- 100% cán bộ quản lý giáo dục có liên quan về dạy học Tiếng Jrai và Bahnar được bồi dưỡng nâng cao năng lực kiến thức dân tộc và quản lý dạy học Tiếng Jrai và Bahnar.
- Đảm bảo đủ 100% sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học bậc Trung học đối với Tiếng Jrai và Bahnar được ban hành chương trình môn học theo Thông tư số 34/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Triển khai chương trình, sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học Tiếng Bahnar và Tiếng Jrai; đánh giá để công nhận học sinh đã hoàn thành chương trình dạy và học tiếng DTTS
- Tham mưu cơ quan có thẩm quyền, bổ sung đủ biên chế giáo viên để các cơ sở giáo dục phổ thông có đủ giáo viên đảm nhận dạy các môn tiếng DTTS theo nội dung Kế hoạch này.
- Triển khai thực hiện nghiêm túc chương trình, sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học Tiếng Bahnar và Tiếng Jrai của Bộ GDĐT tại các cơ sở giáo dục đã đăng ký về dạy học Tiếng Bahnar và Tiếng Jrai trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo các đơn vị thực hiện tốt công tác dạy và học Tiếng Bahnar và Tiếng Jrai trên địa bàn tỉnh gắn với việc dạy và học Tiếng Việt.
- Đánh giá để công nhận học sinh đã hoàn thành chương trình học Tiếng Bahnar, Tiếng Jrai trên địa bàn tỉnh theo Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 09/9/2020 quy định đánh giá học sinh tiểu học và Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20/7/2021 của Bộ trưởng Bộ GDĐT Quy định về đánh giá học sinh THCS và học sinh THPT.
2. Phối hợp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên dạy Tiếng Bahnar và Tiếng Jrai
- Phối hợp với các trường đại học được Bộ GDĐT giao đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên dạy Tiếng DTTS, đặt hàng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy Tiếng Bahnar, Tiếng Jrai đạt chuẩn trình độ theo quy định; thực hiện đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy Tiếng Bahnar, Tiếng Jrai theo các phương thức phù hợp (văn bằng hai, cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ, bồi dưỡng,…theo chương trình, giáo trình của Trường Đại học).
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên dạy Tiếng Bahnar và Tiếng Jrai theo nhu cầu đăng ký của các trường học.
- Rà soát, bố trí giáo viên để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy Tiếng Bahnar và Tiếng Jrai tại các cơ sở GDPT đã đăng ký tổ chức dạy và học. Tăng cường bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy Tiếng Bahnar và Tiếng Jrai về đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá; bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục có liên quan về quản lý dạy học Tiếng Bahnar, Tiếng Jrai.
3. Đầu tư cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Tiếng Bahnar và Tiếng Jrai
- Xây dựng kế hoạch đầu tư đồng bộ hạ tầng công nghệ thông tin trong các cơ sở GDPT đã đăng ký bồi dưỡng giáo viên để triển khai dạy học Tiếng Bahnar và Tiếng Jrai.
- Xây dựng, triển khai cơ sở dữ liệu, nguồn tài nguyên về dạy học Tiếng Bahnar và Tiếng Jrai.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển kho học liệu và dạy học Tiếng Bahnar và Tiếng Jrai.
4. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về dạy học Tiếng Bahnar và Tiếng Jrai
Rà soát, đánh giá các quy định pháp luật hiện hành về dạy học Tiếng Bahnar và Tiếng Jrai; nghiên cứu, đề xuất chế độ chính sách thu hút đối với người dạy và người học Tiếng Bahnar và Tiếng Jrai trên địa bàn tỉnh.
5. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về dạy học Tiếng Bahnar và Tiếng Jrai
- Tăng cường truyền thông, phổ biến để nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân dân về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với dạy học Tiếng Bahnar và Tiếng Jrai; về quyền lợi và trách nhiệm gìn giữ, phát triển ngôn ngữ, bản sắc văn hóa các DTTS. Tích cực, nỗ lực phối hợp với các địa phương tuyên truyền, quán triệt, định hướng cho phụ huynh, học sinh nhận thức được: “Dạy học tiếng DTTS là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước để giữ gìn và phát huy giá trị ngôn ngữ, văn hóa của các dân tộc thiểu số. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh phổ thông là người DTTS có nguyện vọng, có nhu cầu được học tiếng DTTS. Môn tiếng DTTS được dạy từ cấp tiểu học, sử dụng thời lượng tự chọn tương ứng của từng cấp học để tổ chức dạy học. Nội dung dạy học tiếng DTTS được quy định trong từng chương trình tiếng DTTS do Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành. Điều kiện tổ chức dạy học và quy trình đưa tiếng DTTS vào dạy học ở cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện theo quy định của Chính phủ”.
- Định kỳ mỗi năm học tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm, biểu dương, tôn vinh và đề nghị khen thưởng các gương điển hình tiên tiến, nhân rộng mô hình tốt, cách làm hay, sáng kiến có giá trị trong dạy học Tiếng Bahnar và Tiếng Jrai.
IV. KINH PHÍ
1. Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành, nguồn xã hội hóa và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định hiện hành.
2. Hằng năm, căn cứ nhiệm vụ tại Kế hoạch, các sở, ban, ngành cấp tỉnh có liên quan và UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện, tổng hợp chung vào dự toán ngân sách hàng năm của các sở, ban, ngành, địa phương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch; tổ chức đánh giá Kế hoạch theo năm học và đề xuất Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh khen thưởng đối với những tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong dạy và học Tiếng Bahnar và Tiếng Jrai; theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp, chỉ đạo các địa phương, đơn vị tuyển dụng giáo viên phục vụ dạy tiếng DTTS theo nhu cầu của các cơ sở giáo dục đúng quy định.
- Phối hợp biên soạn sách giáo khoa, tài liệu dạy học Tiếng Bahnar và Tiếng Jrai cho học sinh phổ thông theo lộ trình của Bộ GDĐT (cụ thể năm học 2022-2023 đã biên soạn xong sách giáo khoa, tài liệu dạy học Tiếng Bahnar và Tiếng Jrai cho học sinh lớp 1, lớp 2 và năm học 2023-2024 biên soạn xong sách giáo khoa, tài liệu dạy học Tiếng Bahnar và Tiếng Jrai cho học sinh lớp 3,…).
- Phối hợp với các trường Đại học được Bộ GDĐT giao nhiệm vụ mở ngành đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng DTTS xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng theo lộ trình đăng ký cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên dạy Tiếng Bahnar và Tiếng Jrai, đồng thời kiểm tra, đánh giá, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục có liên quan về kiến thức dân tộc và quản lý dạy học Tiếng Bahnar và Tiếng Jrai.
- Rà soát, nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách; tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về dạy học Tiếng Bahnar và Tiếng Jrai trên địa bàn tỉnh.
- Hướng dẫn việc xây dựng các điều kiện đảm bảo chất lượng và tổ chức dạy học hiệu quả Tiếng Bahnar và Tiếng Jrai tại các cơ sở GDPT trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với Sở GDĐT và các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tham mưu bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định của pháp luật về phân cấp ngân sách nhà nước, phù hợp khả năng cân đối ngân sách của địa phương.
- Hằng năm trên cơ sở dự toán của các cơ quan, đơn vị lập gửi Sở Tài chính. Căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét bố trí kinh phí triển khai thực hiện.
3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Chủ trì, phối hợp với Sở GDĐT trong các hoạt động khôi phục, bảo tồn và phát triển tiếng nói, chữ viết, ngữ văn dân gian của đồng bào DTTS tại các Chương trình, Dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Sở Nội vụ
Phối hợp với Sở GDĐT rà soát đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GV dạy Tiếng Bahnar, Tiếng Jrai đáp ứng nhu cầu dạy và học theo Chương trình GDPT 2018.
5. Ban Dân tộc tỉnh
Chủ trì, phối hợp với Sở GDĐT triển khai thực hiện Tiểu dự án 2 của Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; tuyên truyền, vận động cộng đồng và phát huy vai trò của trí thức dân tộc, người có uy tín tham gia vào việc dạy học tiếng nói, chữ viết của DTTS, đặc biệt là Tiếng Bahnar và Tiếng Jrai.
6. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo việc tổ chức triển khai dạy học Tiếng Bahnar và Tiếng Jrai trong các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc thẩm quyền quản lý đáp ứng nhu cầu học của học sinh và phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.
- Bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học Tiếng Bahnar và Tiếng Jrai theo phân cấp về thẩm quyền quy định của Luật Giáo dục.
- Phối hợp với Sở GDĐT đặt hàng đào tạo giáo viên dạy Tiếng Bahnar và Tiếng Jrai đạt chuẩn về trình độ đào tạo, đáp ứng nhu cầu dạy học trên địa bàn theo quy định tại Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học p hí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm. Phát triển đội ngũ giáo viên dạy Tiếng Bahnar và Tiếng Jrai đạt chuẩn về trình độ được đào tạo, đáp ứng nhu cầu dạy học trên địa bàn.
- Hằng năm, bố trí nguồn lực tài chính cho các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý có đăng ký bồi dưỡng giáo viên để phục vụ tốt việc dạy học Tiếng Bahnar và Tiếng Jrai theo quy định hiện hành về phân cấp ngân sách nhà nước. Bố trí kinh phí mua sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học theo văn bản số 4902/BGDĐT-GDDT ngày 29/9/2022 của Bộ GDĐT.
- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ do UBND tỉnh giao tại Kế hoạch này theo hướng dẫn và đề nghị của Sở GDĐT.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình “Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng DTTS trong Chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2023-2030” trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Yêu cầu các sở, ban, ngành cấp tỉnh liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương để chỉ đạo triển khai thực hiện đạt hiệu quả./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
1 - 01 giáo viên dạy tại Trường Tiểu học Lê Văn Tám, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai ; dạy từ lớp 3 đến lớp 5.
- 01 giáo viên dạy tại Trường Tiểu học Hà Tây, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai; dạy từ lớp 3 đến lớp 5.
- 01 giáo viên dạy tại Trường Tiểu học số 1 Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai; dạy từ lớp 1 đến lớp 5.
- 03 giáo viên dạy tại Trường Tiểu học số 2 Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai; dạy từ lớp 1 đến lớp 5.
- 06 giáo viên dạy tại Trường Tiểu học Adơk, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai; dạy từ lớp 1 đến lớp 5.
2 - 01 giáo viên dạy tại Trường Tiểu học Lê Văn Tám, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai; dạy từ lớp 3 đến lớp 5.
- 01 giáo viên dạy tại Trường Tiểu học Hà Tây, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai; dạy từ lớp 3 đến lớp 5.
- 01 giáo viên dạy tại Trường Phổ thông DTBT Nay Der, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai; dạy từ lớp 1 đến lớp 5.
- 02 giáo viên dạy tại Trường Tiểu học Glar 2, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai; dạy từ lớp 1 đến lớp 5.
- 04 giáo viên dạy tại Trường Tiểu học Adơk, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai ; dạy từ lớp 1 đến lớp 5.
- 01 giáo viên dạy tại Trường TH&THCS Bùi Thị Xuân, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai; dạy từ lớp 1 đến lớp 5.
- 01 giáo viên dạy tại Trường PTDTBT TH&THCS Yang Nam, huyện Kông Chro; dạy từ lớp 1 đến lớp 5.
- 01 giáo viên dạy tại Trường TH&THCS Lê Văn Tám, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai; dạy từ lớp 1 đến lớp 5.
- 01 giáo viên dạy tại Trường PTDTBT Tiểu học Lê Văn Tám, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai; dạy từ lớp 1 đến lớp 5.
3 - 01 giáo viên dạy tại Trường Tiểu học Nay Der, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai; dạy từ lớp 1 đến lớp 5.
- 01 giáo viên dạy tại Trường Tiểu học Ia Phí, xã Ia Phí huyện Chư Păh; dạy từ lớp 3 đến lớp 5.
4 - 04 giáo viên dạy tại Trường Tiểu học Nay Der, thành phố Pleiku ; dạy từ lớp 1 đến lớp 5.
- 02 giáo viên dạy tại Trường Tiểu học Ia Phí, xã Ia Phí huyện Chư Păh; dạy từ lớp 3 đến lớp 5.
- 01 giáo viên dạy tại Trường TH&THCS Phù Đổng, xã Ia Puch huyện Chư Prông; dạy từ lớp 1 đến lớp 5.
- 01 giáo viên dạy tại Trường TH Đoàn Thị Điểm, xã Ia Me huyện Chư Prông; dạy từ lớp 1 đến lớp 5.
- 01 giáo viên dạy tại Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương, huyện Chư Sê; dạy từ lớp 1 đến lớp 5.
- 01 giáo viên dạy tại Trường Tiểu học Xã Uar, xã Uar huyện Krông Pa; dạy từ lớp 1 đến lớp 5.
- 01 giáo viên dạy tại Trường Tiểu học Phan Chu Trinh, huyện Phú Thiện; dạy từ lớp 1 đến lớp 5.
- 01 giáo viên dạy tại Trường Tiểu học Anh Hùng Núp, huyện Phú Thiện; dạy từ lớp 1 đến lớp 5.
- 02 giáo viên dạy tại Trường Tiểu học Lý Tự Trọng, huyện Phú Thiện; dạy từ lớp 1 đến lớp 5.
- 01 giáo viên dạy tại Trường Tiểu học Kpă Klơng, xã Ia Peng huyện Phú Thiện; dạy từ lớp 1 đến lớp 5.
- 01 giáo viên dạy tại Trường Tiểu học Trần Phú, huyện Phú Thiện; dạy từ lớp 1 đến lớp 5.
- 1 Nghị định 82/2010/NĐ-CP quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên
- 2 Thông tư liên tịch 50/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện Điều 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Nghị định 82/2010/NĐ-CP quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên do Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính ban hành
- 3 Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học sinh tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4 Luật giáo dục 2019
- 5 Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 6 Nghị định 116/2020/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm
- 7 Thông tư 34/2020/TT-BGDĐT về Chương trình giáo dục phổ thông môn học Tiếng Bahnar, Tiếng Chăm, Tiếng Êđê, Tiếng Jrai, Tiếng Khmer, Tiếng Mông, Tiếng Mnông, Tiếng Thái do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 8 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành