BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG | ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM |
Số: 118-KL/TW | Hà Nội, ngày 04 tháng 01 năm 2016 |
KẾT LUẬN CỦA BAN BÍ THƯ
VỀ VIỆC TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 46-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ KHÓA IX VỀ CÔNG TÁC BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE NHÂN DÂN TRONG TÌNH HÌNH MỚI
Vừa qua, sau khi nghe Ban Tuyên giáo Trung ương báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW, ngày 23-02-2005 của Bộ Chính trị khóa IX về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 46), Ban Bí thư đã thảo luận và kết luận như sau:
1- Sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết 46 đã đạt được những kết quả quan trọng; một số lĩnh vực đạt kết quả cao hơn mục tiêu của Nghị quyết đề ra. Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân ngày càng được hoàn thiện. Hệ thống y tế không ngừng được củng cố, phát triển, cơ bản đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân. Nguồn nhân lực y tế phát triển nhanh. Chính sách tài chính y tế có nhiều đổi mới. Quy mô và năng lực cung ứng dịch vụ của hệ thống y tế được nâng cao. Năng lực dự báo, giám sát và phòng, chống dịch bệnh được nâng lên; đã ngăn chặn, khống chế được các dịch bệnh, không để dịch bệnh lớn xảy ra. Xã hội hóa công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân được đẩy mạnh và đạt được nhiều tiến bộ. Công tác truyền thông được tăng cường; các phong trào thể dục, thể thao, vệ sinh môi trường, xây dựng nông thôn mới, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư… hoạt động thực chất hơn, góp phần quan trọng nâng cao sức khỏe nhân dân. Việt Nam là điểm sáng về thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc sức khỏe.
Tuy nhiên, việc thực hiện Nghị quyết 46 vẫn còn một số hạn chế, yếu kém, có mặt chậm được khắc phục. Mô hình tổ chức hệ thống y tế còn chưa ổn định, nhiều đầu mối, thiếu thống nhất, đặc biệt là hệ thống y tế cơ sở (tuyến huyện, xã). Chất lượng dịch vụ y tế và các chỉ số về sức khỏe nhân dân giữa các vùng, miền còn chênh lệch lớn. Chất lượng, hiệu quả hoạt động y tế sự phòng, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm còn nhiều yếu kém, bất cập. Việc gắn phòng bệnh với chữa bệnh và phục hồi chức năng còn bị xem nhẹ; giữa y học cổ truyền và y học hiện đại còn thiếu sự gắn kết. Cơ chế tài chính y tế đã có đổi mới nhưng vẫn còn nhiều bất cập, lúng túng. Ngành dược chưa thực sự trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng; nguồn dược liệu trong nước chưa được phát huy, khai thác hiệu quả; quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế, nhất là đối với các cơ sở y tế ngoài công lập còn nhiều hạn chế, bất cập. Đội ngũ viên chức y tế phát triển về số lượng nhưng bất cập về chất lượng và cơ cấu, chưa thực hiện đầy đủ chủ trương đãi ngộ hợp lý đối với viên chức ngành y tế. Những việc làm vi phạm đạo đức của một số công chức, viên chức y tế chậm được khắc phục. Công tác thông tin, truyền thông trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân chưa đáp ứng yêu cầu.
Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế, yếu kém, bất cập nói trên là do một số cấp ủy, chính quyền chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Cơ chế quản lý y tế còn chậm đổi mới. Một bộ phận nhân dân còn trông chờ, ỷ lại vào sự bao cấp của Nhà nước.
2- Để tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết 46, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, các ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội các cấp tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện đầy đủ và tích cực hơn nữa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đã được đề ra trong Nghị quyết 46, trước mắt cần tập trung vào một số nội dung sau:
2.1- Sớm khắc phục những vướng mắc, hạn chế, yếu kém trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, bảo đảm thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Tiếp tục phát triển y tế dự phòng, y tế cơ sở, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu; chủ động phòng, chống dịch bệnh, kiên quyết không để xảy ra các dịch bệnh lớn.
2.2- Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế theo hướng: Đối với tuyến Trung ương và tuyến tỉnh, cần rà soát, đánh giá các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế và sở y tế, thu gọn đầu mối, tránh chồng chép chức năng, nhiệm vụ. Đối với mô hình tổ chức hệ thống y tế cơ sở (tuyến huyện, xã) cần nghiên cứu để đổi mới, bảo đảm sự quản lý thống nhất theo ngành dọc và sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành y tế với cấp ủy, chính quyền địa phương trong thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn. Tiếp tục tăng chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực y tế để bảo đảm tốc độ tăng chi cho lĩnh vực này cao hơn tốc độ tăng chi bình quân chung của ngân sách nhà nước; ưu tiên đầu tư cho y tế dự phòng, y tế cơ sở, cho vùng khó khăn. Thực hiện chính sách tài chính y tế theo hướng chuyển sự bao cấp, hỗ trợ của Nhà nước cho hệ thống y tế sang hỗ trợ trực tiếp cho người sử dụng dịch vụ y tế qua bảo hiểm y tế. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, tiếp tục thực hiện các chính sách xã hội hóa để thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển y tế.
2.3- Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, bảo đảm cho người dân dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ y tế cơ bản, triển khai đồng bộ các giải pháp giảm quá tải bệnh viện, nhất là ở tuyến Trung ương. Sớm có giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại tuyến y tế cơ sở, nhất là đối với khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo. Phát triển y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại. Đổi mới căn bản, toàn diện công tác đào tạo, sớm giải quyết tình trạng bất cập về chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực y tế. Đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ, tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế về y tế. Nâng cao tinh thần, thái độ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, viên chức y tế trong phục vụ người bệnh.
2.4- Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục, thông tin, truyền thông về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; xử lý nghiêm những trường hợp đưa tin thiếu trung thực, sai sự thật trong lĩnh vực y tế. Đẩy mạnh các phong trào rèn luyện thân thể, vệ sinh phòng bệnh, tăng cường xử lý ô nhiễm môi trường, thực hiện tốt các chương trình dinh dưỡng, giảm tỷ lệ bệnh tật, tỉ lệ tử vong, giảm thiểu các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe nhân dân.
2.5- Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về y tế và bảo hiểm y tế, cải cách mạnh mẽ thủ tục khám, chữa bệnh nhằm giảm phiền hà cho người dân; đẩy nhanh việc đấu thầu chung thuốc và mua sắm thiết bị, vật tư y tế trong các cơ sở y tế công lập; quản lý tốt hành nghề y dược tư nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý nhập khẩu thuốc, vật tư y tế và thực phẩm chức năng; xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực y tế.
3- Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Thực hiện Nghị quyết 46 đã đạt được những kết quả quan trọng song cũng đặt ra nhiều vấn đề mới. Vì vậy, Ban Bí thư đề nghị Bộ Chính trị trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII xem xét, ban hành Nghị quyết về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
| T/M BAN BÍ THƯ |
- 1 Chương trình phối hợp 1883/CTr-BLĐTBXH-BYT năm 2018 giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và công tác dân số trong tình hình mới, giai đoạn 2018-2021
- 2 Quyết định 1624/QĐ-BYT năm 2018 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới do Bộ Y tế ban hành
- 3 Nghị quyết 139/NQ-CP năm 2017 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới do Chính phủ ban hành
- 4 Nghị quyết 20/NQ-TW năm 2017 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 5 Kế hoạch 139/KH-BYT năm 2016 bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2016-2020 do Bộ Y tế ban hành
- 6 Công văn 1915/BYT-MT hưởng ứng Ngày Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2015 do Bộ Y tế ban hành
- 7 Công văn 4434/BGDĐT-CTHSSV hưởng ứng Ngày vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2013 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1 Chương trình phối hợp 1883/CTr-BLĐTBXH-BYT năm 2018 giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và công tác dân số trong tình hình mới, giai đoạn 2018-2021
- 2 Quyết định 1624/QĐ-BYT năm 2018 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới do Bộ Y tế ban hành
- 3 Nghị quyết 139/NQ-CP năm 2017 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới do Chính phủ ban hành
- 4 Nghị quyết 20/NQ-TW năm 2017 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 5 Kế hoạch 139/KH-BYT năm 2016 bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2016-2020 do Bộ Y tế ban hành
- 6 Công văn 1915/BYT-MT hưởng ứng Ngày Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2015 do Bộ Y tế ban hành
- 7 Công văn 4434/BGDĐT-CTHSSV hưởng ứng Ngày vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2013 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành