Khai quyết toán thuế khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
1, Ưu nhược điểm của công ty TNHH 2 thành viên, Công ty cổ phần
Công ty TNHH 2 thành viên | Công ty Cổ Phần |
– Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi;
-Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp; – Phần vốn góp của thành viên được chuyển nhượng cho người khác (Phần vốn góp của thành viên được phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần cho các thành viên còn lại trong công ty hoặc cho người không phải là thành viên công ty nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết. Thành viên công ty cũng có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình nếu không đồng ý với quyết định của Hội đồng thành viên về những vấn đề các vấn đề như sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, quyền và nhiệm vụ của Hội đồng thành viên; tổ chức lại công ty; và các trường hợp khác quy định tại Điều lệ công ty). – Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần, cổ phiếu. – Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh *Ưu điểm : – Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn;
– Số lượng thành viên công ty trách nhiệm không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp;
– Việc mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp giữa các thành viên trong công ty được luật pháp quy định khá chặt chẽ nên nhà quản lý dễ dàng kiểm soát được phần vốn góp của các thành viên, hạn chế được sự gia nhập của người lạ vào công ty.
* Nhược điểm:
– Công ty TNHH 2 thành viên trở lên không có quyền phát hành trái phiếu. – Chịu sự quản lý của pháp luật chặt chẽ hơn so với các công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân. – Đối với một số trường hợp, do việc các thành viên chủ sở hữu công ty chỉ chịu trách nhiệm theo phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp nên khiến cho nhiều đối tác và khách hàng không thực sự muốn hợp tác vì sợ rủi ro có thể xảy ra mà họ phải chịu.
| -Loại hình công ty này thường được lựa chọn khi có nhiều người góp vốn. Đối với công ty cổ phần, vốn điều lệ công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần. Cổ đông là người sở hữu cổ phần trong công ty. Khác với loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên thì số lượng cổ đông của công ty cổ phần tối thiểu là 3 và không hạn chế số lương tối đa. -Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
– Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn. – Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh *Ưu điểm : – Chế độ trách nhiệm của Công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao; – Khả năng hoạt động của Công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lịch vực, ngành nghề(thực tế hiện nay thì ưu điểm này không phải là tuyệt đối vì các loại hình công ty đều có quyền kinh doanh ngành nghề, lĩnh vực gần như nhau, thậm chí công ty TNHH còn có nhiều lợi thế hơn trong việc kinh doanh các ngành nghề có tính chất đối nhân – không đối vốn như dịch vụ kế toán, tư vấn Luật …). – Khả năng huy động vốn của Công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần; – Việc chuyển nhượng vốn trong Công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của Công ty cổ phần (đối với công ty Đại chúng, công ty niêm yết trên Sàn chứng khoán thì chỉ có công ty cổ phần mới có quyền này). * Nhược điểm : Bên cạnh những lợi thế nêu trên, loại hình Công ty cổ phần cũng có những hạn chế nhất định như. – Việc quản lý và điều hành Công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích; |
2. Khi chuyển đổi hình thức doanh nghiệp, về mặt thuế, kế toán, đơn vị sẽ phải làm những thủ tục sau :
Căn cứ Điều 16 Thông tư 151/2014/TT-BTC sửa đổi bổ sung Điều 12, Thông tư số 156/2013/TT-BTC quy định về khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
"3. Khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
a) Khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm và khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đến thời điểm có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động.
b) Hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:
b.1) Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này.
b.2) Báo cáo tài chính năm hoặc báo cáo tài chính đến thời điểm có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động."
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155
Căn cứ theo Thông tư 156/2013/TT-BTC tại Điều 10, Khoản 3, Điểm e quy định về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế như sau:
"e) Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế đối với trường hợp doanh nghiệp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động chậm nhất là ngày thứ 45 (bốn mươi lăm), kể từ ngày có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động."
Căn cứ Thông tư 156/2013/TT-BTC tại Điều 42, Khoản 3 quy định về hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp như sau:
"3. Doanh nghiệp chuyển đổi sở hữu có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi chuyển đổi; trường hợp doanh nghiệp chuyển đổi chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì doanh nghiệp mới được thành lập từ doanh nghiệp chuyển đổi có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế."
Tại Điều 27 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định về việc báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn quy định:
“Tổ chức, hộ, cá nhân bán hàng hoá, dịch vụ có trách nhiệm nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn khi chia, tách, sáp nhập, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước cùng với thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế.”
Theo quy định trên, khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp phải thực hiện các công việc sau:
– Báo cáo sử dụng hoá đơn lần cuối, trước khi làm thủ tục chia tách, bán khoán, cho thuê doanh nghiệp, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
– Khai quyết toán thuế khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp đối với cơ quan thuế quản lý đến thời điểm có quyết định về việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
– Thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày có quyết định về việc doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp .
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691