Hệ thống pháp luật

Khẳng định đúng sai câu hỏi môn Luật hành chính

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL31085

Câu hỏi:

1. Có phải các cơ quan hành chính Nhà nước đều có quyền xử phạt vi phạm hành chính?  2. Tòa án nhân dân tối cao không có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật?  Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam. Với thắc mắc của bạn, Công ty Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau: 1. Cơ sở pháp lý: – Luật xử lý vi phạm hành chính 2012; –  Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008. 2.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Luật xử lý vi phạm hành chính 2012;

–  Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008.

2. Luật sư tư vấn:

Có phải các cơ quan hành chính Nhà nước đêu có quyền xử phạt vi phạm hành chính? 

– Cơ quan hành chính Nhà nước ở cấp trung ương bao gồm chính phủ, các Bộ (18 Bộ) và cơ quan ngang Bộ (4 cơ quan ngang Bộ).

– Cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương là các Ủy ban Nhân dân. Tương ứng với mỗi cấp địa phương có một cấp Ủy ban Nhân dân. (xã, (phường, thị trấn), huyện (quận, thị xã), tỉnh (thành phố))

– Các cơ quan hành chính theo ngành tại địa phương bao gồm các cơ quan chuyên môn của Ủy ban Nhân dân và cơ quan đại diện của các bộ tại địa phương.

Theo quy định từ Điều 38 đến Điều 51, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, thì các cá nhân có thẩm quyền xử phạt hành chính bao gồm: Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Kiểm lâm, cơ quan Thuế, Quản lý thị trường, Thanh tra, Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thuỷ nội địa, Toà án nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự, Cục Quản lý lao động ngoài nước, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.

Chiếu theo những cơ quan hành chính nhà nước ở trên, thì không phải tất cả các cơ quan hành chính nhà nước đều có quyền xử phạt hành chính.

– Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.

– Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

– Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

– Nghị định của Chính phủ.

– Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

– Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Vai trò của cơ quan hành chính nhà nước trong xây dựng và thực hiện quy phạm pháp luật hành chính

– Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

– Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

– Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước.

– Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội.

– Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

– Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.

Như vậy, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn