Khi ly hôn có quyền được thăm nom chăm sóc con không?
Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật Hôn nhân và Gia đình 2014;
2. Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp, hành vi nhà chồng bạn không cho phép bạn gặp con và đánh đuổi bạn hoàn toàn là sai. Mối quan hệ giữa vợ chồng có thể chấm dứt sau khi ly hôn những mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái thì không, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ là chăm nom, chăm sóc và giáo dục con cái, vì vậy bạn hoàn toàn có thể báo với cơ quan chức năng có thẩm quyền về hành vi của nhà chồng bạn đã vi phạm nguyên tắc của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 và sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ- CP như sau :
"Điều 53. Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau."
Nhà chồng của bạn có thể bị phạt hành chính về hành vi này, nếu giữa hai vợ chồng đã không thể hàn gắn và đi đến ly hôn thì quyền thăm nom, chăm sóc và giáo dục con cái của bạn vẫn được bảo đảm.
" Điều 56: Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia."
Trong trường hợp hai vợ chồng không thể thỏa thuận được về việc nuôi con thì Tòa án sẽ giải quyết cho hai bạn và chỉ định người trực tiếp nuôi con theo các căn cứ tại Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
Theo quy định của Điều 82 về Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn tại Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì:
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Điều 83 quy định Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:
1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Vậy trong trường hợp của bạn, bạn có thể báo cáo hành vi ngăn cấm việc thăm con với cơ quan có thẩm quyền để xử phạt nhà chồng và lấy lại quyền thăm nom con khi ly thân hoặc nếu vợ chồng đi đến ly hôn, bạn vẫn được bảo đảm quyền thăm nom, chăm sóc và giáo dục con cái mà không ai được phép ngăn cản khi bạn không trực tiếp nuôi con trừ trường hợp hành vi của bạn là hành vi lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con. Khi đó Tòa án có quyền hạn chế quyền thăm nom con của bạn.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691