Hệ thống pháp luật

Khi nào Tòa án công nhận thỏa thuận phân chia tài sản vợ chồng?

Ngày gửi: 03/11/2020 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL39973

Câu hỏi:

Khi nào Tòa án công nhận thỏa thuận phân chia tài sản vợ chồng? Vợ chồng tự thoả thuận phân chia tài sản chung khi ly hôn có bắt buộc phải Toà án công nhận? Thủ tục xem xét thỏa thuận phân chia tài sản chung của hai vợ chồng?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Tài sản chung của vợ chồng được xác định do hai người cùng tạo ra, thu nhập do lao động, sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp trong thời kì hôn nhân. Khi nào Tòa án công nhận thỏa thuận phân chia tài sản vợ chồng?

Căn cứ pháp lý:

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Nội dung tư vấn:

1. Nguyên tắc phân chia tài sản của vợ chồng

Về nguyên tắc, khi hôn nhân còn tồn tại thì tài sản chung vẫn còn tồn tại, chế độ tài sản này chỉ chấm dứt khi quan hệ hôn nhân chấm dứt. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều cặp vợ chồng muốn dược chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bởi vợ chồng có mẫu thuẫn trong quản lý tài chính hoặc nhiều lý do khác. Do đó, trong thời kỳ hôn nhân, vợ, chồng có nhu cầu thì có quyền thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng. Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng như sau:

  • Vợ, chồng tự thỏa thuận phân chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung;
  • Vợ, chồng yêu cầu Tòa án giải quyết.

Hình thức của thỏa thuận: Thỏa thuận chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân bắt buộc là văn bản và được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.

Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân:

Theo quy định tại Điều 39 Luật hôn nhân và gia đình 2014, việc chia tài sản cung trong thời kỳ hôn nhân được xác định theo từng trường hợp như sau:

  • Trường hợp vợ chồng có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi nhận trong văn bản; nếu trong văn bản khong xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản;
  • Trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định;
  • Trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực.

Quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định.

Thừ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu tài sản có được từ việc khai thác tài sản riêng của vợ chồng mà không xác định đươc đó là thu nhâp do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh của vợ, chồng hay là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đó thì thuộc sở hữu chung của vợ, chồng.

Chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung.

Hình thức thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản bắt buộc là văn bản và được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.

Kể từ ngày thỏa thuận chấm dứt hiệu lực việc chia tài sản chung có hiệu lực thì việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng được thực hiện theo quy định tại Điều 33, Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Phần tài sản đã được chia vẫn thuộc sở hữu riêng của vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

Trường hợp việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thì thỏa thuận chấm dứt hiệu lực việc chia tài sản chung phải được Tòa án công nhận.

2.1. Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan;

b) Vi phạm một trong các quy định tại các quy định về chế độ tài sản của vợ chồng; Quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; Giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng; Giao dịch với người thứ ba ngay tình liên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán và động sản khác mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

c) Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác của gia đình.

Ngoài ra theo quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP thì việc xác định vô hiệu thỏa thuận tài sản chung của vợ chồng được xác định cụ thể như sau:

1. Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng có thể bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu một phần.

a) Trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được áp dụng.

b) Trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị tuyên bố vô hiệu một phần thì các nội dung không bị vô hiệu vẫn được áp dụng; đối với phần nội dung bị vô hiệu thì các quy định tương ứng về chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được áp dụng.

2.2 Tòa án quyết định tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu khi thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật hôn nhân và gia đình và lưu ý một số trường hợp sau đây:

a) Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu do vi phạm quyền được bảo đảm chỗ ở của vợ, chồng quy định tại Điều 31 và điểm b khoản 1 Điều 50 của Luật hôn nhân và gia đình là trường hợp thỏa thuận đó cho phép một bên được quyền định đoạt nhà ở là nơi ở duy nhất của vợ chồng dẫn đến vợ, chồng không có chỗ ở hoặc không bảo đảm chỗ ở tối thiểu về diện tích, điều kiện sinh hoạt, an toàn, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật về nhà ở.

b) Nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu do vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và các thành viên khác của gia đình quy định tại điểm c khoản 1 Điều 50 của Luật hôn nhân và gia đình là trường hợp thỏa thuận đó nhằm trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng quy định từ Điều 110 đến Điều 115 của Luật hôn nhân và gia đình hoặc để tước bỏ quyền thừa kế của những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự hoặc vi phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của cha, mẹ, con và các thành viên khác của gia đình đã được Luật hôn nhân và gia đình và pháp luật khác có liên quan quy định.

Ví dụ 1: Ông A đang có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh B. Sau đó ông A kết hôn với bà C và thỏa thuận chuyển giao toàn bộ tài sản của mình cho bà C, do đó, không còn tài sản để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh B. Trong trường hợp này thỏa thuận về tài sản giữa ông A và bà C bị vô hiệu.

Ví dụ 2: Anh A có con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động. Sau đó, anh A kết hôn với chị B. Anh A và chị B đã thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng, trong đó có nội dung toàn bộ tài sản của anh A sẽ do chị B thừa hưởng khi anh A chết. Trong trường hợp này, nội dung thỏa thuận về chế độ tài sản giữa anh A và chị B bị vô hiệu đối với phần tài sản của anh A mà người con bị mất năng lực hành vi dân sự được thừa kế theo quy định của pháp luật.

3. Thủ tục xem xét thỏa thuận phân chia tài sản chung của hai vợ chồng

Cơ quan, tổ chức, cá nhân sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu do thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật hôn nhân và gia đình:

a) Vợ, chồng hoặc vợ chồng đã thỏa thuận về chế độ tài sản;

b) Người bị xâm phạm, người giám hộ của người bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp do có thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng.

 Trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu Tòa án tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Trường hợp Tòa án đang giải quyết vụ việc dân sự có liên quan đến nội dung thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng mà có yêu cầu Tòa án xem xét thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng vô hiệu thì Tòa án phải xem xét, quyết định nội dung thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng liên quan đến tài sản tranh chấp có bị vô hiệu hay không. Trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu một phần hoặc toàn bộ thì Tòa án phải tuyên thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng vô hiệu một phần hoặc toàn bộ trong bản án, quyết định để làm cơ sở giải quyết quyền, nghĩa vụ của các bên.

Ví dụ: Anh A và chị B trước khi kết hôn có lập văn bản thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng, trong văn bản xác định quyền sử dụng đất là tài sản riêng của anh A trước khi kết hôn (trên thực tế đã thế chấp cho Ngân hàng C) sẽ là tài sản chung của vợ chồng sau khi kết hôn. Do đến hạn anh A không trả được nợ nên Ngân hàng C yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất nhưng anh A không đồng ý và cho rằng đây là tài sản chung của vợ chồng mà không phải tài sản riêng của anh. Ngân hàng C đã khởi kiện ra Tòa án yêu cầu anh A trả nợ, yêu cầu hủy văn bản thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng anh A và yêu cầu xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất của anh A. Trường hợp này Tòa án phải xác định thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng anh A bị vô hiệu vì vi phạm nghiêm trọng quyền của ngân hàng C đối với tài sản đã được anh A thế chấp.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn