Hệ thống pháp luật

Không trả nợ theo đúng thời hạn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL40537

Câu hỏi:

Xin chào luật sư, tôi muốn hỏi là tôi có vay của 1 người 12 triệu đồng mặc dù chưa có nhưng tôi cũng đã xin khất hứa trả đàng hoàng! Nhưng người đó liên tục chửi bới và rêu rao tôi lừa đảo trên mạng xã hội và bảo sẽ cho tôi đi tù! Tôi thực sự không hiểu biết về luật pháp nên tôi rất lo lắng! Luật sư có thể tư vấn cho tôi được không?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009

– Nghị định 167/2013/NĐ-CP

2. Nội dung tư vấn

Điều 139 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009 quy định Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

… "

Các yếu tố cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

– Chủ thể: là người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 12 Bộ luật hình sự 1999, và không mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất hoặc hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.

– Khách thể: Quan hệ sở hữu: Nếu sau khi chiếm đoạt tài sản, người phạm tội bị đuổi bắt có hành vi chống trả để tẩu thoát gây chết hoặc làm bị thương người khác thì có thể bị truy cứu thêm trách nhiệm hình sự về tội khác.

– Mặt khách quan của tội phạm:

Hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối. Thủ đoạn gian dối ở đây là đưa ra những thông tin không đúng sự thật để đánh lừa người khác. Hành vi này có thể thông qua lời nói; xuất trình giấy tờ giả mạo; giả danh cán bộ; giả danh tổ chức ký kết hợp đồng.

Lưu ý: Gian dối là đặc trưng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhưng không phải mọi hành vi gian dối đếu cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hậu quả: Người phạm tội đã chiếm được tài sản (hoặc giữ được tài sản trong trường hợp dùng thủ đoạn gian dối trao tài sản nhưng lại không trao).

– Mặt chủ quan của tội phạm

Mục đích: chiếm đoạt tài sản; thực hiện được thủ đoạn gian dối (mong muốn người khác tin mình).

Điều 140 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định Tội lạm dụng dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:

"1. Người nào có một trong những hành vi sau đây  chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

 a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian  dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

  b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó  vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

… "

Các yếu tố cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:

– Chủ thể:

Phạm tội trong trường hợp quy định tại Khoản 1, 2 Điều 140 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 thì người phạm tội phải đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự.

 Phạm tội trong trường hợp quy định tại Khoản 3, 4 Điều 140 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 thì người phạm tội phải đủ 14 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự.

– Khách thế:

Năm 2020, đánh bạc bao nhiêu tiền thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Quan hệ sở hữu: Nếu sau khi chiếm đoạt tài sản, người phạm tội bị đuổi bắt có hành vi chống trả để tẩu thoát gây chết hoặc làm bị thương người khác thì có thể bị truy cứu them trách nhiệm hình sự về tội khác.

– Mặt khách quan:

Hành vi: bao gồm các giai đoạn:

) Người phạm tội có được tài sản một cách hợp pháp thông qua hợp đồng vay, mượn, thuê tài sản hoặc hợp đồng khác

>>> Luật sư tư vấn về việc vay không trả nợ qua tổng đài: 024.6294.9155

) Sau khi có được tài sản, người phạm tội không thực hiện như cam kết trong hợp đồng, sử dụng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản.

Hậu quả: người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản, hoặc đã bỏ trốn, hoặc không còn khả năng trả lại tài sản.

Đánh người gây thương tật 15% có bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Người phạm tội chiếm đoạt được tài sản có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên, nếu tài sản có giá trị dưới 4 triệu đồng thì phải kèm theo điều kiện gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xóa án tích mà còn vi phạm mới thì mới cấu thành tội phạm.

– Mặt chủ quan:

Lỗi cố ý

Mục đích: chiếm đoạt tài sản

Theo như bạn trình bày, bạn có vay của 1 người 12 triệu đồng, chưa có khả năng trả nợ và có xin khất trả đàng hoàng; trong trường hợp này nếu bạn không dùng thủ đoạn gian đối để chiếm đoạt tài sản là 12 triệu đồng hoặc có hành vi bỏ trốn nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nơ thì bạn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Nếu bạn không trả nợ theo thời hạn hai bên đã thỏa thuận thì người cho vay có quyền khởi kiện bạn ra Tòa ánh nhân dân cấp huyện nơi bạn đang cư trú để yêu cầu giải quyết.

Việc người cho vay liên tục chửi bới, rêu rao bạn đi lừa đảo trên mạng gây ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của bạn thì người cho vay tiền có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 121 Bộ luật hình sự 1999:

"1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai  năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:

a) Phạm tội nhiều lần;

b) Đối với nhiều người;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm."

Nếu không cấu thành Tội làm nhục người khác thì sẽ bị xử phạt hành chính theo Điểm a) Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

“Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; […]”.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn