Hệ thống pháp luật

Không xuất trình giấy tờ xe, vượt quá nồng độ cồn bị xử phạt thế nào?

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL32065

Câu hỏi:

Chào luật sư. Tôi tên toán ở Đak Nông tôi có một số thắc mắc mong luật sư tư vấn giùm tôi. Tôi vừa mua một chiếc xe máy cũ chưa sang tên đổi chủ. Tôi cho bạn mượn lưu thông trên đường bị csgt thổi nồng độ cồn. Dưới mức 0,4 mlg/ lit khí thở. Bạn tôi không xuất trình được bằng lái cũng như giấy tờ liên quan đến phương tiên. Giờ bạn tôi về quê xa. Trong trường hợp này tôi có thể lấy xe được không? Và phải chịu những mức phạt nào.mong luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin trân thành cảm ơn.?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Căn cứ pháp lý

Nghị định 171/2013/NĐ- CP

Thông tư 15/2014/TT-BCA

Bộ Luật Dân Sự 2005

Nghị định 115/2013/NĐ-CP

2. Nội dung tư vấn

Theo thông tin bạn cung cấp thì người bạn của bạn bị cảnh sát giao thông thổi nồng độ cồn dưới mức 0,4 mlg/lít khí thở quy định tại Nghị định 171/2013/NĐ- CP về Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ thì :

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Nếu gây tai nạn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 02 tháng.

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 02 tháng.

Trong trường hợp này người bạn của bạn không xuất trình được bằng lái và các giấy tờ liên quan đến xe nên sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi vượt quá nồng độ cồn cho phép theo quy định trên và theo Điều 21 về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới thì hành vi tham gia giao thông không có giấy phép lái xe hoặc giấy phép lái xe không đúng quy địnhn..

Trường hợp không có giấy phép lái xe sẽ bị xử phạt "từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng"  hoặc bạn của bạn có nhưng quên không mang theo bằng lái xe thì sẽ bị "xử phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với một trong các hành vi không mang theo Giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận bảo hiểm… "

Ngài ra có những trách nhiệm liên đới đến chủ xe là bạn, hơn nữa chiếc xe bạn vừa mua lại từ một người chủ cũ nữa chưa được thực hiện thủ tục sang tên đổi chủ. Theo quy định tại Thông tư 15/2014/TT-BCA quy định về đăng ký xe Bộ trưởng Bộ Công an thì:

1. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về đăng ký xe; có hồ sơ xe theo quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của xe và hồ sơ đăng ký xe; đưa xe đến cơ quan đăng ký xe để kiểm tra và nộp lệ phí đăng ký, cấp biển số xe theo quy định.

Trường hợp chủ xe được cơ quan đăng ký xe trước đây giao quản lý một phần hồ sơ xe thì khi làm thủ tục cấp, đổi lại giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe; sang tên, di chuyển xe; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe phải nộp lại phần hồ sơ đó.

2. Ngay khi có quyết định điều chuyển, bán, cho, tặng xe, chủ xe phải thông báo bằng văn bản theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này đến cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký xe đó để theo dõi. Trường hợp chủ xe không thông báo thì tiếp tục phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về chiếc xe đó đến khi tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe.

3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe.

4. Nghiêm cấm mọi hành vi giả mạo hồ sơ, đục xóa số máy, số khung để đăng ký xe.

Theo quy định của pháp luật thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, cá nhân phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục sang tên, di chuyển xe.

Cũng theo thông tư này thì giấy tờ mua bán, tặng cho xe của cá nhân phải có xác nhận của đơn vị công tác hoặc có chứng thực chữ k‎ý của người bán, cho tặng xe theo đúng quy định của pháp luật, ngay khi có quyết định điều chuyển, bán, cho, tặng xe, chủ xe phải thông báo bằng văn bản theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này đến cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký xe đó để theo dõi.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 024.6294.9155

Mạt khác, theo quy định tại khoản 2 Điều 439 Bộ Luật Dân Sự 2005 thì “Ðối với tài sản mua bán mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì quyền sở hữu được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản đó”.

Theo quy định tại điều 16, Nghị định 115/2013/NĐ-CP về trình tự, thủ tục khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ thì:

Điều 16. Trình tự, thủ tục khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu

1. Khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản có trách nhiệm:

a) Kiểm tra quyết định trả lại hoặc quyết định chuyển tang vật, phương tiện đó; kiểm tra Chứng minh nhân dân và giấy tờ khác có liên quan của người đến nhận;

b) Yêu cầu người đến nhận lại tang vật, phương tiện đối chiếu với biên bản tạm giữ để kiểm tra về chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, đặc điểm, hiện trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu dưới sự chứng kiến của cán bộ quản lý. Việc giao, nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải được lập thành biên bản;

c) Trường hợp chuyển tang vật, phương tiện đó cho cơ quan điều tra, tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hoặc hội đồng bán đấu giá hoặc cơ quan giám định thì người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải lập biên bản về số lượng, khối lượng, trọng lượng, chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng của tang vật, phương tiện. Biên bản được lập thành hai bản có chữ ký của bên giao và bên nhận, mỗi bên giữ một bản;

d) Đối với tang vật, phương tiện bị tịch thu đã được cấp có thẩm quyền ra quyết định chuyển giao cho cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng thì cơ quan đã ra quyết định tịch thu chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp tổ chức chuyển giao cho cơ quan được giao quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

2. Người quản lý, bảo quản chỉ thực hiện việc trả lại hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu khi có đầy đủ các thủ tục theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.

3. Tang vật, phương tiện khi đã được đưa ra khỏi nơi tạm giữ thì người nhận tang vật, phương tiện phải chịu trách nhiệm về sự mất mát, thay đổi đối với tang vật, phương tiện đó.

Vậy người quản lý, bảo quản chỉ trả lại phương tiện bị tạm giữ khi đã kiểm tra quyết định trả lại và kiểm tra chứng minh nhân dân và giấy tờ có liên quan của người đến nhận. Theo yêu cầu của công an thì chủ xe phải đến lấy , do đó dựa vào những căn cứ trên thì bạn xác định việc mua bán và thủ tục sang tên của mình có phù hợp với quy định của pháp luật, nếu phù hợp thì quyền sở hữu xe thuộc sở hữu của bạn nên bạn có quyền chứng minh quyền sở hữu nên về mặt pháp l‎ý và lấy lại xe, nếu việc thực hiện thủ tục mua bán sang tên chưa phù hợp với quy định của pháp luật thì xe của bạn mua vẫn thuộc sở hữu của người bán có nghĩa là người bán vẫn là chủ xe theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Điều kiện của người tham gia giao thông được quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật giao thông đường bộ năm 2008 như sau:

Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông

1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.

Quy trình tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính như thế nào?

Việc bạn của bạn không xuất trình được giấy phép lái xe do không có, không mang theo hoặc đang bị tịch thu khi đã có giấy phép lái xe khi tham gia giao thông là căn cứ xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ xe về hành vi giao xe cho người không đủ điều kiện tham gia giao thông quy định tại điểm đ, khoản 3, mục 8 Điều 1 Nghị định số 107/2014/NĐ-CP như sau:

3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, từ 1.600.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

….

đ) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn