Hệ thống pháp luật

Kiểm tra giấy tờ xe khi không đội mũ bảo hiểm

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL31678

Câu hỏi:

Chào luật sư. Tôi muốn nhờ anh tư vấn về một chuyện như sau: Tôi điều khiển di máy đi trên đường thì bị hai anh cánh sát trật tự yêu cầu dưng xe do tôi không đội mũ bảo hiểm. Hai anh Cảnh sát trật tự hỏi giấy tờ của tôi. Vậy cho tôi hỏi: + Tôi vi phạm về việc không đội mũ bảo hiểm thì khi yêu cầu dừng xe để xử phạt các anh Cảnh sát trật tự có quyền hỏi về giấy tờ của tôi không ạ? + Nếu tôi quên giấy tờ thì có bị thu giữ xe không? hay chỉ bị phạt tiền thôi ạ. Xin cảm ơn?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Nghị định 46/2016/NĐ-C.

2. Nội dung tư vấn

Điều 70. Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

3. Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điểm, Khoản, Điều của Nghị định này như sau:

a) Điểm đ, Điểm i Khoản 1; Điểm g, Điểm h Khoản 2; Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm k Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm g, Điểm i Khoản 4; Điểm b Khoản 5; Điểm a, Điểm d Khoản 6; Điểm b, Điểm d Khoản 8; Khoản 9; Khoản 10; Khoản 11 Điều 5;

b) Điểm e Khoản 2; Điểm a, Điểm đ, Điểm e, Điểm h, Điểm i, Điểm k, Điểm l, Điểm o Khoản 3; Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm g, Điểm i, Điểm k, Điểm m Khoản 4; Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e Khoản 5; Khoản 6; Điểm a Khoản 7; Điểm b, Điểm c Khoản 8; Khoản 9; Khoản 10; Khoản 11 Điều 6;

c) Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g, Điểm h, Điểm i Khoản 2; Điểm b, Điểm d Khoản 3; Điểm c, Điểm đ, Điểm e, Điểm h, Điểm i Khoản 4; Khoản 5; Điểm a Khoản 6; Khoản 7; Khoản 8 Điều 7;

d) Điểm c, Điểm đ, Điểm e, Điểm g Khoản 1; Khoản 2; Khoản 3; Khoản 4; Khoản 5 Điều 8;

đ) Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12;

e) Khoản 1, Khoản 2, Khoản 4, Khoản 5 Điều 15;

g) Điều 18, Điều 20;

h) Điểm b Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm đ, Điểm e, Điểm k Khoản 5; Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 6; Khoản 7 Điều 23;

i) Điều 26, Điều 29;

k) Khoản 4, Khoản 5 Điều 31; Điều 32, Điều 34;

l) Điều 46, Điều 48, Điều 49, Điều 50, Điều 51, Điều 68, Điều 69.

Tại Điểm i Khoản 3 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP có quy định như sau:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

i) Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;

Tại Điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP có quy định về tạm giữ phương tiện như sau:

Điều 78. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm

1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các Điều, Khoản, Điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại Khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:

a) Điểm a Khoản 6; Điểm b, Điểm d Khoản 8; Khoản 9; Khoản 11 Điều 5;

b) Điểm b Khoản 5; Khoản 6; Điểm b, Điểm c Khoản 8; Khoản 9; Khoản 10; Khoản 11 Điều 6;

c) Điểm c Khoản 4; Điểm a Khoản 6; Khoản 7; Khoản 8 Điều 7;

d) Điểm d, Điểm đ Khoản 4 (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện); Khoản 5 Điều 8;

đ) Khoản 5 Điều 11;

e) Khoản 4; Điểm d, Điểm đ, Điểm e Khoản 5 Điều 16;

g) Khoản 3 Điều 17;

h) Điểm a, Điểm b, Điểm đ Khoản 1; Điểm c Khoản 2 Điều 19;

i) Khoản 1; Điểm a, Điểm c Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6; Khoản 7 Điều 21;

k) Điểm b Khoản 6 Điều 33.

2. Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại Khoản 6, Khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại Khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.

3. Khi phương tiện bị tạm giữ theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, chủ phương tiện phải chịu mọi chi phí (nếu có) cho việc sử dụng phương tiện khác thay thế để vận chuyển người, hàng hóa được chở trên phương tiện bị tạm giữ.

Căn cứ theo quy định trên thì đối với lỗi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông không phải là trường hợp bị tạm giữ phương tiện. Tuy nhiên không bạn không nói rõ rằng khi bạn vi phạm thì bên phái cảnh sát trật tự có đang phối hợp với cảnh sát giao thông hay không? Họ có kế hoạch tuần tra, kiểm soát đã được phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền hay không?

>>> Luật sư tư vấn pháp luật thẩm quyền kiểm tra giấy tờ khi vi phạm: 024.6294.9155

Theo quy định tại Điểm i Khoản 3 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe. Nếu cảnh sát trật tự phối hợp với cảnh sát giao thông hoặc tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch của cấp có thẩm quyền thì cảnh sát trật tự được phép yêu cầu bạn xuất trình giấy tờ để kiểm tra. Tuy nhiên theo quy định tại Điều 70 Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì cảnh sát trật tự không có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi không mang theo giấy phép lái xe, đăng ký xe, Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. 

Nếu tại thời điểm bạn vi phạm về lỗi không đội mũ bảo hiểm và khi cảnh sát trật tự có kiểm tra hành chính mà bạn không xuất trình giấy tờ thì bên cảnh át trật tự có thể lập biên bản về hành vi vi phạm và chuyển cho cảnh sát giao thông để tiến hành xử phạt. Bạn sẽ bị xử phạt về lỗi không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển phương tiện, không mang theo giấy phép lái xe, đăng ký xe, Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự và bạn có thể bị tạm giữ phương tiện theo quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP.

Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

2. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;

b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe;

c) Người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 5, Điểm c Khoản 7 Điều này.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn