Hệ thống pháp luật

Làm gì khi mất cả bản gốc và bản sao giấy khai sinh?

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL31130

Câu hỏi:

Xin chào luật sư! Vui lòng cho em hỏi, em sinh năm 1970 tại Sóc Trăng. Hiện tại em mang quốc tịch nước ngoài, không còn quốc tịch Việt Nam. Hiện tại giấy khai sinh bản sao và bản gốc của em đều đã mất. Ở nước ngoài toàn bộ giấy tờ tuỳ thân của em là năm 1974. Nay em muốn quay về nơi em đã đăng ký khai sinh để làm lại khai sinh. Cho em hỏi trong trường hợp của em nếu hồ sơ gốc còn lưu là năm 1970 thì em có thể làm lại khai sinh năm 1974 theo giấy tờ hiện tại của em được không hay trừ khi hồ sơ gốc không còn lưu giữ em mới làm lại cái mới theo năm 1974 được. Xin chân thành cảm ơn luật sư nhiều! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam. Với thắc mắc của bạn, Công ty Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau: 1. Cơ sở pháp lý: – Luật hộ tịch 2014; – Nghị định 111/2011/NĐ-CP; – Nghị định 123/2015/NĐ-CP. 2.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

 Luật hộ tịch 2014;

 Nghị định 111/2011/NĐ-CP;

– Nghị định 123/2015/NĐ-CP.

2. Luật sư tư vấn:

Tại Khoản 5 Điều 26 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch 2014 có quy định:

Trong đó Khoản 1 Điều 14 Luật hộ tịch 2014 liệt kê nội dung đăng ký khai sinh bao gồm:

"- Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;

– Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;

– Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh."

Theo thông tin mà bạn cung cấp hiện tại giấy khai sinh bản sao và bản gốc của bạn đều đã mất. Ở nước ngoài toàn bộ giấy tờ tuỳ thân của bạn là năm 1974. Như vậy, trong trường hợp này, mới chỉ khẳng định được nội dung năm sinh trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân hiện tại của bạn đã có sự thống nhất. Bạn cần đối chiếu lại tất cả các nội dung khai sinh còn lại: họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán đã có sự thống nhất hay chưa.

Do thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ, nên trong trường hợp này có các khả năng sau:

Trường hợp 1: Tất cả các nội dung khai sinh trên các hồ sơ, giấy tờ hiện tại của bạn đã có sự thống nhất.

Trong trường hợp này, căn cứ Khoản 5 Điều 26, Nghị định 123/2015/NĐ-CP cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành đăng ký lại theo nội dung trên các hồ sơ, giấy tờ này.

Trường hợp 2: Các nội dung khai sinh trên hồ sơ, giấy tờ hiện tại của bạn không thống nhất.

Khi các nội dung khai sinh trên hồ sơ, giấy tờ hiện tại của bạn không thống nhất thì theo quy định trên thì nội dung khai sinh được xác định theo hồ sơ, giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chính thức hợp lệ đầu tiên.

Tuy nhiên trong trường hợp này để áp dụng được quy định trên của Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch 2014 do bạn không còn quốc tịch Việt Nam nên bạn phải làm thủ tục đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam trước khi đăng ký lại khai sinh. 

>>> Luật sư tư vấn pháp luật hộ tịch qua tổng đài: 024.6294.9155

Thêm vào đó theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 111/2011/NĐ-CP để được công nhận và sử dụng tại Việt Nam các giấy tờ, tài liệu của nước ngoài cung cấp hiện tại bạn có phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước bạn mang quốc tịch đều là thành viên, hoặc theo nguyên tắc có đi có lại; giấy tờ, tài liệu được chuyển giao trực tiếp hoặc qua đường ngoại giao giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước bạn có quốc tịch; giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam; giấy tờ, tài liệu mà cơ quan tiếp nhận của Việt Nam không yêu cầu phải hợp pháp hóa lãnh sự.

Như vậy, trong trường hợp nếu hồ sơ gốc của bạn còn lưu là sinh năm 1970 thì bạn vẫn có thể làm lại khai sinh sinh năm 1974 theo giấy tờ hiện tại của bạn nếu như các giấy tờ này thống nhất về nội dung khai sinh sau khi bạn làm thủ tục đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam và thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự các giấy tờ, tài liệu hiện có. Ngược lại, bạn sẽ được cấp lại giấy khai sinh với các nội dung khai sinh theo hồ sơ lưu trữ ban đầu.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn