Hệ thống pháp luật

Làm việc tại phòng kiểm nghiệm vi sinh vật gây bệnh thì có phải ngành độc hại không?

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL38074

Câu hỏi:

Chào luật sư. Hiện tại tôi đang làm việc tại phòng kiểm nghiệm vi sinh của công ty cổ phần thực phẩm Dân Ôn, công việc hàng ngày của tôi là kiểm tra các vi sinh vật gây bệnh trong sản phẩm, nhờ luật sư tư vấn giúp là ngành của tôi có phải ngành độc hại không và nếu có thì tôi được hưởng các chính sách gì? Cám ơn luật sư.?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Theo bạn trình bày, bạn làm việc tại phòng kiểm nghiệm vi sinh của công ty cổ phần thực phẩm Dân Ôn, công việc của bạn là kiểm tra các vi sinh vật gây bệnh trong sản phẩm được coi là nghiên cứu thí nghiệm công nghệ gen và tế bào các loại cây trồng.

Đối chiếu công việc của bạn với Quyết định 1629/QĐ-BLĐTBXH ban hành ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại mục XVII Khoa học – công nghệ quy định công việc “Công nghệ vi sinh vật” đặc điểm về điều kiện lao động của công việc “Tiếp xúc với các hoá chất độc hại: HgCl2, clorofooc, axeton…, các chất gây đột biến gen và vi sinh vật gây bệnh.” Và tại mục 6 theo Quyết định 915/QĐ-BLĐTBXH ban hành ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định công việc “xét nghiệm vi sinh vật, sinh hóa, huyết học” có đặc điểm về điều kiện lao động của công việc “làm việc trong phòng kín, tiếp xúc với hóa chất độc hại và các vi sinh vật gây bệnh, dễ bị lây nhiễm”.

Như vậy, đối chiếu với quy định trên có thể thấy công việc hiện tại bạn đang làm thuộc công việc độc hại, nguy hiểm. Do vậy, bạn sẽ được hưởng những chế độ sau:

Trường hợp nếu bạn làm công việc độc hại thuộc trong các danh mục các ngành nghề công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm, đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại công ty không phải công ty nhà nước thì tùy thuộc theo sự thỏa thuận giữa bạn và người sử dụng lao động về chế độ bảo hộ lao động, tiền lương (tiền lương cơ bản phụ cấp nếu có) và bảo hiểm xã hội. Như vậy, đối với phụ cấp độc hại bao nhiêu thì sẽ xem xét sự thỏa thuận giữa bạn và người sử dụng lao động ký kết trong hợp đồng giữa bạn và người sử dụng lao động. Hoặc trong trường hợp, bạn có thể được bồi dưỡng bằng hiện vật làm việc có yếu tố nguy hiểm và độc hại từ người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 141 Bộ luật lao động 2012 và điều này được hướng dẫn tại Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH.

Còn trong trường hợp bạn làm công việc độc hại thuộc trong các danh mục các ngành nghề công việc nặng nhọc, nguy hiểm, đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại công ty Nhà nước thì được xây dựng chế phụ cấp lương quy định tại Mục 3 Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH.

““Điều 10. Nguyên tắc xác định chế độ phụ cấp lương

1. Chế độ phụ cấp lương để bù đắp các yếu tố điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt tại nơi làm việc và mức độ thu hút lao động của công ty, nhưng chưa được tính đủ trong mức lương của thang lương, bảng lương.

2. Công ty rà soát, đánh giá các yếu tố nêu tại Khoản 1 Điều này, so sánh với yếu tố quy định tại Phụ lục số I ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp điều kiện lao động và tính chất phức tạp công việc cao hơn quy định tại Phụ lục số I ban hành kèm theo Thông tư này; điều kiện sinh hoạt và mức độ thu hút lao động chưa tính đến trong mức lương thì công ty quy định thành chế độ phụ cấp lương.

3. Các mức phụ cấp lương được thiết kế theo tỷ lệ % hoặc mức tiền tuyệt đối do công ty quyết định cho phù hợp với đặc điểm, tính chất lao động và điều kiện thực tế của công ty.”

Thứ hai, bạn sẽ được hưởng chế độ phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 17//2015/TT-BLĐTBXH:

Điều 11. Một số chế độ phụ cấp lương

1. Chế độ phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

b) Công ty rà soát phân loại điều kiện lao động theo quy định tại Điều 6 Thông tư này, so sánh mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của nghề, công việc với điều kiện lao động bình thường để xác định mức phụ cấp, bảo đảm: Mức phụ cấp đối với nghề, công việc có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thấp nhất bằng 5% và cao nhất bằng 10%; nghề, công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thấp nhất bằng nhất 7% và cao nhất 15% so với mức lương của nghề hoặc công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.

c) Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng theo thời gian thực tế làm công việc có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày, làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cả ngày”.

Và việc công ty sẽ rà soát phân loại điều kiện lao động quy định theo quy định tại Điều 6 Thông tư 17/2015/BLĐTBXH như sau:

“Điều 6. Xác định yếu tố điều kiện lao động

1. Công ty rà soát việc phân loại điều kiện lao động của các chức danh nghề, công việc trong công ty, trong đó:

a) Đối với chức danh nghề, công việc đã được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội công nhận nghề, công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (điều kiện lao động loại IV) hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (điều kiện lao động loại V và loại VI) thì công ty sử dụng làm cơ sở để xác định mức lương theo điều kiện lao động.

b) Đối với chức danh nghề, công việc có yếu tố đặc trưng về điều kiện lao động theo Phụ lục số III ban hành kèm theo Thông tư này ảnh hưởng hoặc tác động xấu đến sức khỏe, tâm lý người lao động, nhưng chưa được công nhận nghề, công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì công ty đề nghị Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và cơ quan có liên quan đánh giá, xác định để bổ sung công nhận nghề, công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Chế độ đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

c) Đối với chức danh nghề, công việc còn lại thì công ty xác định mức lương theo điều kiện lao động bình thường.

2. Tùy theo yêu cầu thực tế, công ty quyết định đưa yếu tố điều kiện lao động để thiết kế các mức lương trong thang lương, bảng lương hoặc quy định thành chế độ phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.”

Bên cạnh đó, theo Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

“Điều 26. Thời gian hưởng chế độ ốm đau.

1.Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:

a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;

Biên bản không hoàn thành công việc

b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.”

Như vậy, thời gian hưởng chế độ ốm đau cũng dài hơn so với lao động làm việc ở điều kiện bình thường có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tương đương.

Theo Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định điều kiện hưởng lương hưu như sau:

“1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;

d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.”

Vậy nên, tuổi nghỉ hưởng lương hưu giảm 5 tuổi so với lao động làm việc trong điều kiện bình thường nếu có trên 15 năm làm công việc nặng nhọc độc hại.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn