QUỐC HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Luật số: 76/2006/QH11 | Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2006 |
QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Khoá XI, kỳ họp thứ 10
(Từ ngày 17 tháng 10 đến ngày 29 tháng 11 năm 2006)
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định về dạy nghề.
Luật này quy định về tổ chức, hoạt động của cơ sở dạy nghề; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động dạy nghề.
Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động dạy nghề và tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động dạy nghề tại Việt Nam.
1. Hoạt động dạy nghề và quản lý dạy nghề phải tuân thủ quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Mục tiêu dạy nghề là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Dạy nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khoá học.
2. Mô-đun là đơn vị học tập được tích hợp giữa kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và thái độ nghề nghiệp một cách hoàn chỉnh nhằm giúp cho người học nghề có năng lực thực hành trọn vẹn một công việc của một nghề.
3. Chương trình khung quy định về cơ cấu nội dung, số lượng, thời lượng các mô-đun, môn học, tỷ lệ thời gian giữa lý thuyết và thực hành, bảo đảm mục tiêu cho từng ngành nghề đào tạo.
4. Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quy định về mức độ thực hiện và yêu cầu kiến thức, kỹ năng, thái độ cần có để thực hiện các công việc của một nghề.
Điều 6. Các trình độ đào tạo trong dạy nghề
Dạy nghề có ba trình độ đào tạo là sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề. Dạy nghề bao gồm dạy nghề chính quy và dạy nghề thường xuyên.
Điều 7. Chính sách của Nhà nước về phát triển dạy nghề
1. Đầu tư mở rộng mạng lưới cơ sở dạy nghề, nâng cao chất lượng dạy nghề góp phần bảo đảm cơ cấu nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; góp phần thực hiện phân luồng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông; tạo điều kiện phổ cập nghề cho thanh niên và đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động; đào tạo nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
2. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy nghề, phát triển đội ngũ giáo viên, hiện đại hoá thiết bị, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề; tập trung xây dựng một số cơ sở dạy nghề tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới; chú trọng phát triển dạy nghề ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; đầu tư đào tạo các nghề thị trường lao động có nhu cầu, nhưng khó thực hiện xã hội hoá.
3. Thực hiện xã hội hoá hoạt động dạy nghề, khuyến khích tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thành lập cơ sở dạy nghề và tham gia hoạt động dạy nghề. Khuyến khích nghệ nhân và người có tay nghề cao tham gia dạy nghề; khuyến khích, hỗ trợ dạy các nghề truyền thống và ngành nghề ở nông thôn. Các cơ sở dạy nghề bình đẳng trong hoạt động dạy nghề và được hưởng ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng theo quy định của pháp luật.
4. Hỗ trợ các đối tượng được hưởng chính sách người có công, quân nhân xuất ngũ, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, người tàn tật, khuyết tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, người trực tiếp lao động trong các hộ sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất canh tác và các đối tượng chính sách xã hội khác nhằm tạo cơ hội cho họ được học nghề để tìm việc làm, tự tạo việc làm, lập thân, lập nghiệp.
Điều 8. Liên thông trong đào tạo
1. Liên thông trong đào tạo được thực hiện căn cứ vào chương trình đào tạo; người học nghề khi chuyển từ trình độ đào tạo thấp lên trình độ cao hơn cùng ngành nghề hoặc khi chuyển sang học ngành nghề, trình độ đào tạo khác thì không phải học lại những nội dung đã học.
2. Hiệu trưởng các trường quy định tại Điều 22 và Điều 29 của Luật này căn cứ vào chương trình dạy nghề để quyết định mô-đun, môn học hoặc nội dung mà người học nghề không phải học lại.
3. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương chỉ đạo xây dựng chương trình dạy nghề bảo đảm liên thông giữa các trình độ đào tạo trong dạy nghề.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương quy định việc thực hiện liên thông giữa trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề với trình độ đại học cùng ngành nghề đào tạo.
Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động dạy nghề
1. Lợi dụng hoạt động dạy nghề để trục lợi, lạm dụng sức lao động.
2. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên của cơ sở dạy nghề và người học nghề.
3. Gian lận trong tuyển sinh, thi, kiểm tra, cấp bằng, chứng chỉ nghề.
CÁC TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO TRONG DẠY NGHỀ
Mục 1
Điều 10. Mục tiêu dạy nghề trình độ sơ cấp
Dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm trang bị cho người học nghề năng lực thực hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công việc của một nghề; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
Điều 11. Thời gian học nghề trình độ sơ cấp
Dạy nghề trình độ sơ cấp được thực hiện từ ba tháng đến dưới một năm đối với người có trình độ học vấn, sức khoẻ phù hợp với nghề cần học.
Điều 12. Yêu cầu về nội dung, phương pháp dạy nghề trình độ sơ cấp
1. Nội dung dạy nghề trình độ sơ cấp phải phù hợp với mục tiêu dạy nghề trình độ sơ cấp, tập trung vào năng lực thực hành nghề, phù hợp với thực tiễn và sự phát triển của khoa học, công nghệ.
2. Phương pháp dạy nghề trình độ sơ cấp phải chú trọng rèn luyện kỹ năng thực hành nghề và phát huy tính tích cực, tự giác của người học nghề.
Điều 13. Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp
1. Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp thể hiện mục tiêu dạy nghề trình độ sơ cấp; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức dạy nghề; cách thức đánh giá kết quả học tập đối với mỗi mô-đun, mỗi nghề.
2. Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp do người đứng đầu cơ sở dạy nghề quy định tại Điều 15 của Luật này tổ chức biên soạn và duyệt.
Điều 14. Giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp
Giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp cụ thể hoá yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng của mỗi mô-đun trong chương trình dạy nghề, tạo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học tích cực. Người đứng đầu cơ sở dạy nghề quy định tại Điều 15 của Luật này tổ chức biên soạn và duyệt giáo trình làm tài liệu giảng dạy, học tập chính thức.
Điều 15. Cơ sở dạy nghề trình độ sơ cấp
1. Trung tâm dạy nghề.
2. Trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề có đăng ký dạy nghề trình độ sơ cấp.
3. Doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác (sau đây gọi chung là doanh nghiệp), trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học, cơ sở giáo dục khác có đăng ký dạy nghề trình độ sơ cấp.
Điều 16. Chứng chỉ sơ cấp nghề
Người học nghề học hết chương trình sơ cấp nghề có đủ điều kiện thì được dự kiểm tra, nếu đạt yêu cầu thì được người đứng đầu cơ sở dạy nghề quy định tại Điều 15 của Luật này cấp chứng chỉ sơ cấp nghề theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương.
Mục 2
Điều 17. Mục tiêu dạy nghề trình độ trung cấp
Dạy nghề trình độ trung cấp nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề; có khả năng làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
Điều 18. Thời gian học nghề trình độ trung cấp
Dạy nghề trình độ trung cấp được thực hiện từ một đến hai năm học tuỳ theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; từ ba đến bốn năm học tuỳ theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.
Điều 19. Yêu cầu về nội dung, phương pháp dạy nghề trình độ trung cấp
1. Nội dung dạy nghề trình độ trung cấp phải phù hợp với mục tiêu dạy nghề trình độ trung cấp, tập trung vào năng lực thực hành các công việc của một nghề, nâng cao trình độ học vấn theo yêu cầu đào tạo, bảo đảm tính hệ thống, cơ bản, phù hợp với thực tiễn và sự phát triển của khoa học, công nghệ.
2. Phương pháp dạy nghề trình độ trung cấp phải kết hợp rèn luyện năng lực thực hành nghề với trang bị kiến thức chuyên môn và phát huy tính tích cực, tự giác, khả năng làm việc độc lập của người học nghề.
Điều 20. Chương trình dạy nghề trình độ trung cấp
1. Chương trình dạy nghề trình độ trung cấp thể hiện mục tiêu dạy nghề trình độ trung cấp; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức dạy nghề; cách thức đánh giá kết quả học tập đối với mỗi mô-đun, môn học, mỗi nghề.
2. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan tổ chức xây dựng chương trình khung trung cấp nghề.
3. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương quyết định thành lập hội đồng thẩm định chương trình khung trung cấp nghề; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động và số lượng thành viên của hội đồng; ban hành chương trình khung trung cấp nghề trên cơ sở kết quả thẩm định của hội đồng thẩm định chương trình khung trung cấp nghề.
4. Căn cứ vào chương trình khung, hiệu trưởng các trường quy định tại Điều 22 của Luật này tổ chức biên soạn và duyệt chương trình dạy nghề của trường mình.
Điều 21. Giáo trình dạy nghề trình độ trung cấp
Giáo trình dạy nghề trình độ trung cấp cụ thể hoá yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng của mỗi mô-đun, môn học trong chương trình dạy nghề, tạo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học tích cực. Hiệu trưởng các trường quy định tại Điều 22 của Luật này tổ chức biên soạn và duyệt giáo trình làm tài liệu giảng dạy, học tập chính thức.
Điều 22. Cơ sở dạy nghề trình độ trung cấp
1. Trường trung cấp nghề.
2. Trường cao đẳng nghề có đăng ký dạy nghề trình độ trung cấp.
3. Trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học có đăng ký dạy nghề trình độ trung cấp.
Điều 23. Bằng tốt nghiệp trung cấp nghề
Học sinh học hết chương trình trung cấp nghề có đủ điều kiện thì được dự thi, nếu đạt yêu cầu thì được hiệu trưởng các trường quy định tại Điều 22 của Luật này cấp bằng tốt nghiệp trung cấp nghề theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương.
Mục 3
Điều 24. Mục tiêu dạy nghề trình độ cao đẳng
Dạy nghề trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; giải quyết được các tình huống phức tạp trong thực tế; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
Điều 25. Thời gian học nghề trình độ cao đẳng
Dạy nghề trình độ cao đẳng được thực hiện từ hai đến ba năm học tuỳ theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; từ một đến hai năm học tuỳ theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề cùng ngành nghề đào tạo.
Điều 26. Yêu cầu về nội dung, phương pháp dạy nghề trình độ cao đẳng
1. Nội dung dạy nghề trình độ cao đẳng phải phù hợp với mục tiêu dạy nghề trình độ cao đẳng, tập trung vào năng lực thực hành các công việc của một nghề, nâng cao kiến thức chuyên môn theo yêu cầu đào tạo của nghề, bảo đảm tính hệ thống, cơ bản, hiện đại, phù hợp với thực tiễn và đáp ứng sự phát triển của khoa học, công nghệ.
2. Phương pháp dạy nghề trình độ cao đẳng phải kết hợp rèn luyện năng lực thực hành nghề với trang bị kiến thức chuyên môn và phát huy tính tích cực, tự giác, năng động, khả năng tổ chức làm việc theo nhóm.
Điều 27. Chương trình dạy nghề trình độ cao đẳng
1. Chương trình dạy nghề trình độ cao đẳng thể hiện mục tiêu dạy nghề trình độ cao đẳng; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức dạy nghề; cách thức đánh giá kết quả học tập đối với mỗi mô-đun, môn học, mỗi nghề.
2. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan tổ chức xây dựng chương trình khung cao đẳng nghề.
3. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương quyết định thành lập hội đồng thẩm định chương trình khung cao đẳng nghề; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động và số lượng thành viên của hội đồng; ban hành chương trình khung cao đẳng nghề trên cơ sở kết quả thẩm định của hội đồng thẩm định chương trình khung cao đẳng nghề.
4. Căn cứ vào chương trình khung, hiệu trưởng các trường quy định tại Điều 29 của Luật này tổ chức biên soạn và duyệt chương trình dạy nghề của trường mình.
Điều 28. Giáo trình dạy nghề trình độ cao đẳng
Giáo trình dạy nghề trình độ cao đẳng cụ thể hoá yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng của mỗi mô-đun, môn học trong chương trình dạy nghề, tạo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học tích cực. Hiệu trưởng các trường quy định tại Điều 29 của Luật này tổ chức biên soạn và duyệt giáo trình làm tài liệu giảng dạy, học tập chính thức.
Điều 29. Cơ sở dạy nghề trình độ cao đẳng
1. Trường cao đẳng nghề.
2. Trường cao đẳng, trường đại học có đăng ký dạy nghề trình độ cao đẳng.
Điều 30. Bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề
Sinh viên học hết chương trình cao đẳng nghề có đủ điều kiện thì được dự thi, nếu đạt yêu cầu thì được hiệu trưởng các trường quy định tại Điều 29 của Luật này cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương.
Mục 4
DẠY NGHỀ CHÍNH QUY VÀ DẠY NGHỀ THƯỜNG XUYÊN
Dạy nghề chính quy được thực hiện với các chương trình sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề tại các cơ sở dạy nghề quy định tại các điều 15, 22 và 29 của Luật này theo các khoá học tập trung và liên tục.
Điều 32. Dạy nghề thường xuyên
1. Dạy nghề thường xuyên được thực hiện với các chương trình dạy nghề quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này.
2. Dạy nghề thường xuyên được thực hiện linh hoạt về thời gian, địa điểm, phương pháp đào tạo để phù hợp với yêu cầu của người học nghề nhằm tạo điều kiện cho người lao động học suốt đời, nâng cao trình độ kỹ năng nghề thích ứng với yêu cầu của thị trường lao động, tạo cơ hội tìm việc làm, tự tạo việc làm.
Điều 33. Chương trình, phương pháp dạy nghề thường xuyên
1. Chương trình dạy nghề thường xuyên bao gồm:
a) Chương trình bồi dưỡng, nâng cao, cập nhật kiến thức và kỹ năng nghề;
b) Chương trình dạy nghề theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề;
c) Chương trình chuyển giao công nghệ;
d) Chương trình dạy nghề quy định tại các điều 13, 20 và 27 của Luật này được thực hiện theo hình thức vừa làm vừa học hoặc tự học có hướng dẫn để được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề.
2. Phương pháp dạy nghề thường xuyên phải phát huy vai trò chủ động, năng lực tự học và kinh nghiệm của người học nghề.
3. Người đứng đầu cơ sở dạy nghề quy định tại Điều 15 của Luật này xây dựng chương trình dạy nghề thường xuyên quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này, tổ chức thực hiện và cấp chứng chỉ cho người học nghề. Chứng chỉ phải ghi rõ nội dung và thời gian khoá học.
Người dạy các chương trình dạy nghề thường xuyên quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này là nhà giáo, nhà khoa học, nghệ nhân, người có tay nghề cao.
4. Cơ sở dạy nghề quy định tại các điều 15, 22 và 29 của Luật này chỉ được tổ chức thực hiện các chương trình dạy nghề quy định tại điểm d khoản 1 Điều này sau khi đã bảo đảm thực hiện nhiệm vụ dạy nghề chính quy.
TUYỂN SINH HỌC NGHỀ,HỢP ĐỒNG HỌC NGHỀ; THI, KIỂM TRA
1. Tuyển sinh sơ cấp nghề được thực hiện theo hình thức xét tuyển.
2. Tuyển sinh trung cấp nghề được thực hiện theo hình thức xét tuyển.
3. Tuyển sinh cao đẳng nghề được thực hiện theo hình thức xét tuyển hoặc thi tuyển.
4. Các trường hợp được tuyển thẳng vào cao đẳng nghề bao gồm:
a) Người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề loại khá trở lên đăng ký học cùng ngành nghề đào tạo;
b) Người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề đăng ký học cùng ngành nghề đào tạo nếu có ít nhất hai năm làm việc theo nghề đã được đào tạo.
5. Tuyển sinh học nghề được thực hiện một hoặc nhiều lần trong năm, tuỳ theo khả năng đào tạo của cơ sở dạy nghề, thời gian của khoá học và nhu cầu của người học nghề, của doanh nghiệp.
6. Quy chế tuyển sinh học nghề do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương ban hành.
1. Hợp đồng học nghề là sự thoả thuận về quyền và nghĩa vụ giữa người đứng đầu cơ sở dạy nghề với người học nghề.
2. Hợp đồng học nghề phải được giao kết bằng văn bản trong các trường hợp sau đây:
a) Doanh nghiệp tuyển người vào học nghề để làm việc cho doanh nghiệp;
b) Học nghề tại cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài.
3. Hợp đồng học nghề được giao kết bằng lời nói hoặc bằng văn bản trong các trường hợp sau đây:
a) Truyền nghề;
b) Kèm cặp nghề tại doanh nghiệp.
4. Hợp đồng học nghề được giao kết trực tiếp giữa người đứng đầu cơ sở dạy nghề với người học nghề. Trường hợp giao kết bằng văn bản thì hợp đồng học nghề được lập thành hai bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ một bản.
Điều 36. Nội dung hợp đồng học nghề
1. Hợp đồng học nghề phải có các nội dung sau đây:
a) Tên nghề học, kỹ năng nghề đạt được;
b) Nơi học và nơi thực tập;
c) Thời gian hoàn thành khoá học;
d) Mức học phí và phương thức thanh toán học phí;
đ) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng;
e) Các thoả thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
2. Trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào học nghề để làm việc cho doanh nghiệp thì hợp đồng học nghề ngoài những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này còn có các nội dung sau đây:
a) Cam kết của người học nghề về thời hạn làm việc cho doanh nghiệp;
b) Cam kết của doanh nghiệp về việc giao kết hợp đồng lao động sau khi học xong;
c) Trả công cho người học nghề trực tiếp hoặc tham gia làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp trong thời gian học nghề.
3. Hợp đồng học nghề theo hình thức kèm cặp nghề tại doanh nghiệp ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, phải có thỏa thuận thời gian bắt đầu được trả công và mức tiền công trả cho người học nghề theo từng thời gian.
Điều 37. Chấm dứt hợp đồng học nghề
1. Người học nghề đơn phương chấm dứt hợp đồng học nghề thì không được trả lại học phí. Trường hợp người học nghề đi làm nghĩa vụ quân sự hoặc do ốm đau, tai nạn, thai sản không đủ sức khoẻ hoặc gia đình có khó khăn không thể tiếp tục học nghề thì được trả lại phần học phí đã đóng của thời gian học còn lại.
2. Cơ sở dạy nghề đơn phương chấm dứt hợp đồng học nghề thì phải báo cho người học nghề biết trước ít nhất ba ngày làm việc và trả lại toàn bộ học phí đã thu, trừ những sự kiện bất khả kháng theo quy định của pháp luật dân sự.
3. Trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào học nghề để làm việc cho doanh nghiệp, nếu người học nghề không làm việc theo cam kết thì phải bồi hoàn chi phí dạy nghề. Mức bồi hoàn do hai bên thoả thuận theo hợp đồng học nghề.
Chi phí dạy nghề gồm các khoản chi phí hợp lý cho người dạy, tài liệu, vật liệu thực hành, chi phí khấu hao nhà xưởng, máy móc thiết bị và các chi phí khác đã chi cho người học nghề.
1. Thi, kiểm tra trong trong quá trình học nghề gồm kiểm tra định kỳ; kiểm tra kết thúc mô-đun, môn học theo chương trình đã ban hành; thi tốt nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc khoá học.
2. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương ban hành quy chế thi, kiểm tra.
Mục 1
TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM DẠY NGHỀ, TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ, TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
Điều 39. Các loại hình trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề
1. Trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề công lập do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên.
2. Trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề tư thục do các tổ chức hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên.
3. Trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề có vốn đầu tư nước ngoài thành lập theo hình thức liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài do tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên.
Điều 40. Điều kiện thành lập trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề
1. Trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề được thành lập khi có đề án bảo đảm các điều kiện chủ yếu sau đây:
a) Có trường sở, khả năng tài chính và thiết bị dạy lý thuyết, thực hành phù hợp với nghề, trình độ và quy mô đào tạo;
b) Có đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt tiêu chuẩn về phẩm chất, trình độ chuẩn và kỹ năng nghề bảo đảm thực hiện mục tiêu, chương trình dạy nghề.
2. Điều kiện cụ thể thành lập trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương quy định.
1. Thẩm quyền thành lập trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề công lập và cho phép thành lập trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề tư thục được quy định như sau:
a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định thành lập trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề công lập thuộc tỉnh và cho phép thành lập trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề tư thục trên địa bàn;
b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội quyết định thành lập trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề trực thuộc;
c) Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương quyết định thành lập trường cao đẳng nghề công lập; cho phép thành lập trường cao đẳng nghề tư thục.
2. Người có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập thì có quyền đình chỉ hoạt động dạy nghề, sáp nhập, chia, tách, giải thể trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề.
Điều 42. Đình chỉ hoạt động dạy nghề
1. Đình chỉ hoạt động dạy nghề của cơ sở dạy nghề quy định tại các điều 15, 22 và 29 của Luật này khi có hành vi vi phạm pháp luật về dạy nghề gây hậu quả nghiêm trọng.
2. Đình chỉ hoạt động dạy nghề đối với từng nghề của cơ sở dạy nghề quy định tại các điều 15, 22 và 29 của Luật này khi có một trong các hành vi vi phạm pháp luật về dạy nghề sau đây:
a) Không bảo đảm các điều kiện về trường sở, tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề quy định tại điểm a khoản 1 Điều 40 của Luật này;
b) Không bảo đảm các điều kiện về đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề quy định tại điểm b khoản 1 Điều 40 của Luật này;
c) Không bảo đảm các điều kiện về chương trình, giáo trình dạy nghề quy định tại các điều 13, 14, 20, 21, 27 và 28 của Luật này.
3. Thời hạn đình chỉ hoạt động dạy nghề được thực hiện theo các quy định sau đây:
a) Đình chỉ hoạt động dạy nghề đối với cơ sở dạy nghề cho đến khi khắc phục xong vi phạm, nhưng tối đa không quá 24 tháng. Trường hợp quá thời hạn này mà vẫn chưa khắc phục xong vi phạm thì cơ sở dạy nghề quy định tại khoản 3 Điều 15, khoản 3 Điều 22 và khoản 2 Điều 29 của Luật này không được tiếp tục hoạt động dạy nghề; cơ sở dạy nghề quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 15, khoản 1 và khoản 2 Điều 22, khoản 1 Điều 29 của Luật này bị giải thể theo quy định tại Điều 43 của Luật này;
b) Đình chỉ hoạt động dạy nghề đối với từng nghề của cơ sở dạy nghề cho đến khi khắc phục xong vi phạm, nhưng tối đa không quá 12 tháng. Trường hợp quá thời hạn này mà vẫn chưa khắc phục xong vi phạm thì cơ sở dạy nghề không được tiếp tục hoạt động dạy nghề đối với nghề chưa khắc phục xong vi phạm.
Điều 43. Giải thể trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề
1. Trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề bị giải thể trong các trường hợp sau đây:
a) Có hành vi vi phạm pháp luật về dạy nghề gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;
b) Khi trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề hết thời hạn bị đình chỉ hoạt động dạy nghề mà vẫn chưa khắc phục xong vi phạm;
c) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề;
d) Khi trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề hết thời hạn hoạt động được ghi trong quy chế, điều lệ.
2. Trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề bị giải thể phải xây dựng phương án giải quyết quyền lợi của cán bộ, giáo viên, nhân viên, người lao động, người học nghề và thực hiện nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật, trình người có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề xem xét, quyết định.
Điều 44. Quy chế trung tâm dạy nghề, Điều lệ trường trung cấp nghề, Điều lệ trường cao đẳng nghề
1. Quy chế mẫu của trung tâm dạy nghề có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Nhiệm vụ và quyền hạn của trung tâm dạy nghề;
b) Nhiệm vụ và quyền của giáo viên dạy nghề, người học nghề;
c) Tổ chức, hoạt động và quản lý trung tâm dạy nghề;
d) Quan hệ giữa trung tâm dạy nghề với doanh nghiệp và xã hội.
2. Điều lệ mẫu của trường trung cấp nghề, Điều lệ mẫu của trường cao đẳng nghề có nội dung chủ yếu theo quy định tại khoản 2 Điều 52 của Luật giáo dục.
3. Quy chế mẫu trung tâm dạy nghề, Điều lệ mẫu trường trung cấp nghề, Điều lệ mẫu trường cao đẳng nghề do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương ban hành.
4. Trung tâm dạy nghề căn cứ vào Quy chế mẫu để xây dựng Quy chế của trung tâm mình. Trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề căn cứ vào Điều lệ mẫu để xây dựng Điều lệ của trường mình.
Điều 45. Giám đốc trung tâm dạy nghề
1. Giám đốc trung tâm dạy nghề phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có phẩm chất, đạo đức tốt;
b) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên;
c) Đã qua đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý;
d) Đủ sức khoẻ theo quy định.
2. Thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận giám đốc trung tâm dạy nghề được quy định như sau:
a) Người có thẩm quyền quyết định thành lập trung tâm dạy nghề công lập bổ nhiệm giám đốc trung tâm dạy nghề công lập trực thuộc;
b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công nhận giám đốc trung tâm dạy nghề tư thục trên địa bàn theo đề nghị của tổ chức hoặc những người góp vốn thành lập trung tâm hoặc cá nhân là chủ sở hữu trung tâm.
3. Giám đốc trung tâm dạy nghề có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Quản lý, điều hành các hoạt động của trung tâm dạy nghề;
b) Cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.
4. Thủ tục bổ nhiệm, công nhận giám đốc trung tâm dạy nghề được thực hiện theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương.
Điều 46. Hiệu trưởng trường trung cấp nghề, hiệu trưởng trường cao đẳng nghề
1. Hiệu trưởng trường trung cấp nghề, hiệu trưởng trường cao đẳng nghề phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có phẩm chất, đạo đức tốt, đã qua giảng dạy hoặc tham gia quản lý dạy nghề ít nhất là 5 năm;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đối với hiệu trưởng trường trung cấp nghề; có bằng thạc sỹ trở lên đối với hiệu trưởng trường cao đẳng nghề;
c) Đã qua đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý;
d) Đủ sức khoẻ theo quy định.
2. Thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận hiệu trưởng trường trung cấp nghề, hiệu trưởng trường cao đẳng nghề được quy định như sau:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội bổ nhiệm hiệu trưởng trường trung cấp nghề, hiệu trưởng trường cao đẳng nghề công lập trực thuộc;
b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công nhận hiệu trưởng trường trung cấp nghề tư thục trên địa bàn theo đề nghị của hội đồng quản trị hoặc cá nhân là chủ sở hữu trường;
c) Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương công nhận hiệu trưởng trường cao đẳng nghề tư thục theo đề nghị của hội đồng quản trị hoặc cá nhân là chủ sở hữu trường.
3. Hiệu trưởng trường trung cấp nghề, hiệu trưởng trường cao đẳng nghề có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Quản lý, điều hành các hoạt động của nhà trường;
b) Hiệu trưởng trường trung cấp nghề cấp bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, chứng chỉ sơ cấp nghề; hiệu trưởng trường cao đẳng nghề cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, chứng chỉ sơ cấp nghề.
4. Thủ tục bổ nhiệm, công nhận hiệu trưởng trường trung cấp nghề, hiệu trưởng trường cao đẳng nghề được thực hiện theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương.
1. Hội đồng trường được thành lập đối với trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề công lập; hội đồng quản trị được thành lập đối với trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề tư thục có từ hai thành viên góp vốn trở lên (sau đây gọi chung là hội đồng trường).
2. Hội đồng trường có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Quyết nghị về phương hướng, mục tiêu, kế hoạch và các dự án phát triển của trường;
b) Quyết nghị về điều lệ hoặc sửa đổi, bổ sung điều lệ của trường để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Quyết nghị về huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực của trường;
d) Giám sát việc thực hiện các nghị quyết của hội đồng trường, quy chế dân chủ trong các hoạt động của trường.
3. Thủ tục thành lập, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của hội đồng trường được quy định trong Điều lệ mẫu của trường trung cấp nghề, Điều lệ mẫu của trường cao đẳng nghề.
Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, đoàn thể, tổ chức xã hội trong trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề hoạt động theo Điều lệ của tổ chức mình và theo quy định của pháp luật.
1. Hội đồng tư vấn trong trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề do giám đốc, hiệu trưởng thành lập để lấy ý kiến của giáo viên, cán bộ quản lý, đại diện các tổ chức trong trung tâm, trường nhằm thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của giám đốc, hiệu trưởng.
2. Hội đồng thẩm định chương trình, giáo trình dạy nghề là tổ chức tư vấn giúp giám đốc, hiệu trưởng duyệt chương trình, giáo trình. Hội đồng thẩm định gồm giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề, cán bộ khoa học, cán bộ kỹ thuật và người sử dụng lao động am hiểu về nghề. Hội đồng thẩm định có từ năm đến chín thành viên tuỳ theo từng chương trình, giáo trình được thẩm định.
3. Tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng tư vấn và Hội đồng thẩm định chương trình, giáo trình dạy nghề do giám đốc, hiệu trưởng quy định.
Điều 50. Nhiệm vụ và quyền hạn của trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề
1. Trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề có nhiệm vụ, quyền hạn, quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm quy định tại các điều 58, 59 và 60 của Luật giáo dục.
2. Ngoài nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này, trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề còn có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Tư vấn học nghề, tư vấn việc làm miễn phí cho người học nghề;
b) Tổ chức cho người học nghề tham quan, thực tập tại doanh nghiệp;
c) Liên doanh, liên kết hoạt động dạy nghề với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài;
d) Được thành lập doanh nghiệp và tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật;
đ) Đưa nội dung giảng dạy về ngôn ngữ, phong tục tập quán, pháp luật có liên quan của nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật có liên quan của Việt Nam vào chương trình dạy nghề khi tổ chức dạy nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Mục 2
TRUNG TÂM DẠY NGHỀ, TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ, TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Điều 51. Trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề có vốn đầu tư nước ngoài
1. Trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước Việt Nam bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp theo pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động dạy nghề theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đủ đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên;
b) Có trường sở, thiết bị dạy lý thuyết, thực hành phù hợp với nghề, trình độ và quy mô đào tạo;
c) Có văn bản chứng nhận của ngân hàng về vốn điều lệ.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư cho trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề có vốn đầu tư nước ngoài khi có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và có văn bản thoả thuận của cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề có thẩm quyền.
Mục 3
CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CƠ SỞ DẠY NGHỀ
Điều 53. Chính sách đối với cơ sở dạy nghề
2. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề, cơ sở đào tạo khác, các nhà khoa học phổ biến tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, đặc biệt là trong các lĩnh vực về nông, lâm, ngư nghiệp.
3. Cơ sở dạy nghề tư thục được hưởng các chính sách quy định tại các điều 65, 66, 67 và 68 của Luật giáo dục.
Điều 54. Chính sách đối với cơ sở dạy nghề tiếp nhận học sinh phổ thông dân tộc nội trú, cơ sở dạy nghề đào tạo người lao động đi làm việc ở nước ngoài
1. Nhà nước có chính sách đầu tư bảo đảm các điều kiện cho cơ sở dạy nghề tiếp nhận học sinh phổ thông dân tộc nội trú khi ra trường được vào học nghề.
2. Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho các cơ sở dạy nghề phát triển các nghề đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ
Điều 55. Quyền của doanh nghiệp trong hoạt động dạy nghề
1. Được thành lập trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề để đào tạo nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và cho xã hội.
2. Được tổ chức dạy nghề cho người lao động để làm việc cho doanh nghiệp; được Nhà nước hỗ trợ khi tiếp nhận người tàn tật, khuyết tật vào học nghề và làm việc cho doanh nghiệp.
3. Được liên doanh, liên kết với cơ sở dạy nghề để tổ chức dạy nghề cho người lao động; tổ chức nghiên cứu, sản xuất, ứng dụng, chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Được cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề, cơ sở dạy nghề mời tham gia hội đồng thẩm định chương trình, giáo trình dạy nghề; giảng dạy, hướng dẫn thực tập nghề và đánh giá kết quả học tập của người học nghề; tham gia xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề, đánh giá kỹ năng nghề quốc gia đối với những nghề liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
5. Được trừ để tính thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật đối với các khoản chi phí sau đây:
a) Các khoản đầu tư, chi phí hợp lý của doanh nghiệp để duy trì hoạt động của cơ sở dạy nghề trực tiếp phục vụ cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Chi phí dạy nghề của doanh nghiệp cho người lao động được tuyển dụng vào làm việc cho doanh nghiệp.
Điều 56. Nghĩa vụ của doanh nghiệp trong hoạt động dạy nghề
1. Cung cấp thông tin về ngành nghề, nhu cầu đào tạo và sử dụng lao động của doanh nghiệp cho cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề.
2. Tiếp nhận người học nghề đến tham quan, thực tập kỹ năng nghề tại doanh nghiệp thông qua hợp đồng với cơ sở dạy nghề.
3. Trả công cho người học nghề khi họ trực tiếp hoặc tham gia làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp. Mức tiền công do hai bên thỏa thuận.
1. Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động của doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu sử dụng nhân lực và đổi mới công nghệ trong sản xuất, kinh doanh.
2. Tạo điều kiện cho người lao động của doanh nghiệp vừa làm, vừa học để nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
3. Đào tạo lại nghề cho người lao động khi chuyển sang làm công việc khác của doanh nghiệp. Chi phí đào tạo lại và tiền lương, tiền công cho người lao động trong thời gian học nghề do doanh nghiệp chi trả.
GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ, NGƯỜI HỌC NGHỀ
Mục 1
1. Giáo viên dạy nghề là người dạy lý thuyết, dạy thực hành hoặc vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành trong các cơ sở dạy nghề.
2. Giáo viên dạy nghề phải có những tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 70 của Luật giáo dục.
3. Trình độ chuẩn của giáo viên dạy nghề được quy định như sau:
a) Giáo viên dạy lý thuyết trình độ sơ cấp nghề phải có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề trở lên; giáo viên dạy thực hành phải là người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề trở lên hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao;
b) Giáo viên dạy lý thuyết trình độ trung cấp nghề phải có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật hoặc đại học chuyên ngành; giáo viên dạy thực hành phải là người có bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao;
c) Giáo viên dạy lý thuyết trình độ cao đẳng nghề phải có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật hoặc đại học chuyên ngành trở lên; giáo viên dạy thực hành phải là người có bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao;
d) Trường hợp giáo viên dạy nghề quy định tại các điểm a, b và c của khoản này không có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm kỹ thuật hoặc đại học sư phạm kỹ thuật thì phải có chứng chỉ đào tạo sư phạm.
Điều 59. Nhiệm vụ và quyền của giáo viên dạy nghề
1. Giáo viên dạy nghề có các nhiệm vụ quy định tại Điều 72 của Luật giáo dục.
2. Giáo viên dạy nghề có các quyền quy định tại Điều 73 của Luật giáo dục và các quyền sau đây:
a) Được đi thực tế sản xuất, tiếp cận với công nghệ mới;
b) Được sử dụng các tài liệu, phương tiện, đồ dùng dạy học, thiết bị và cơ sở vật chất của cơ sở dạy nghề để thực hiện nhiệm vụ được giao;
c) Được tham gia đóng góp ý kiến về chủ trương, kế hoạch của cơ sở dạy nghề, xây dựng chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy và các vấn đề có liên quan đến quyền lợi của giáo viên.
Điều 60. Tuyển dụng, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với giáo viên dạy nghề
1. Tuyển dụng giáo viên dạy nghề ở cơ sở dạy nghề công lập phải bảo đảm các tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 58 của Luật này và được thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật về lao động.
2. Tuyển dụng giáo viên dạy nghề ở các cơ sở dạy nghề tư thục phải bảo đảm các tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 58 của Luật này và được thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.
3. Việc bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng nghề, tin học, ngoại ngữ đối với giáo viên dạy nghề thực hiện theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương.
1. Cơ sở dạy nghề được mời người có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 58 của Luật này đến giảng dạy theo chế độ thỉnh giảng.
2. Người được mời thỉnh giảng phải thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 72 của Luật giáo dục.
3. Người được mời thỉnh giảng là cán bộ, công chức phải bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ ở nơi mình công tác.
Điều 62. Chính sách đối với giáo viên dạy nghề
1. Được hưởng chính sách bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, chính sách tiền lương, chính sách đối với nhà giáo công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại các điều 80, 81 và 82 của Luật giáo dục.
2. Được hưởng phụ cấp khi dạy thực hành các nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của Chính phủ và được hưởng các chính sách khác đối với nhà giáo.
Mục 2
Điều 63. Nhiệm vụ và quyền của người học nghề
Người học nghề có các nhiệm vụ và quyền quy định tại Điều 85 và Điều 86 của Luật giáo dục.
Điều 64. Nghĩa vụ làm việc có thời hạn của người học nghề
1. Người tốt nghiệp các khoá học nghề theo chế độ cử tuyển, theo các chương trình do Nhà nước đặt hàng, cấp học bổng, chi phí dạy nghề hoặc do nước ngoài tài trợ theo hiệp định ký kết với Nhà nước Việt Nam phải chấp hành sự điều động làm việc có thời hạn của Nhà nước; trường hợp không chấp hành thì phải bồi hoàn học bổng, chi phí dạy nghề.
2. Người tốt nghiệp các khoá học nghề do người sử dụng lao động cấp học bổng, chi phí dạy nghề phải làm việc cho người sử dụng lao động theo thời hạn đã cam kết trong hợp đồng học nghề; trường hợp không thực hiện đúng cam kết thì phải bồi hoàn học bổng, chi phí dạy nghề.
Điều 65. Chính sách đối với người học nghề
1. Người học nghề được hưởng chính sách học bổng và trợ cấp xã hội, chế độ cử tuyển, chính sách tín dụng giáo dục, chính sách miễn, giảm phí dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên quy định tại các điều 89, 90, 91 và 92 của Luật giáo dục.
2. Học sinh tốt nghiệp trường trung học cơ sở dân tộc nội trú, trường trung học phổ thông dân tộc nội trú, kể cả nội trú dân nuôi được tuyển thẳng vào học trường trung cấp nghề.
3. Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú khi chuyển sang học nghề được hưởng chính sách như học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú.
4. Trong quá trình học nghề nếu người học nghề đi làm nghĩa vụ quân sự hoặc do ốm đau, tai nạn, thai sản không đủ sức khoẻ hoặc gia đình có khó khăn không thể tiếp tục học nghề hoặc đi làm thì được bảo lưu kết quả học nghề và được trở lại tiếp tục học tập để hoàn thành khóa học. Thời gian được bảo lưu kết quả học nghề không quá bốn năm.
Điều 66. Chính sách đối với người học nghề để đi làm việc ở nước ngoài
1. Nhà nước có chính sách tổ chức dạy nghề cho người lao động để đưa đi làm việc ở nước ngoài.
2. Trường hợp người đang học nghề mà đi làm việc ở nước ngoài thì được bảo lưu kết quả học nghề. Thời gian được bảo lưu kết quả học nghề không quá bốn năm.
Điều 67. Chính sách đối với người đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi nghề
1. Nhà nước khuyến khích người học nghề tham gia thi học sinh giỏi nghề để nâng cao năng lực thực hành nghề. Người đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi nghề quốc gia, quốc tế được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.
2. Người đạt một trong các giải nhất, nhì, ba tại các kỳ thi học sinh giỏi nghề quốc gia, nếu có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp nghề được tuyển thẳng vào trường cao đẳng, trường cao đẳng nghề để học ngành nghề phù hợp với nghề đã đạt giải.
3. Người đạt một trong các giải nhất, nhì, ba tại các kỳ thi học sinh giỏi nghề quốc tế, nếu có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp nghề thì được tuyển thẳng vào trường đại học để học ngành nghề phù hợp với nghề đã đạt giải.
DẠY NGHỀ CHO NGƯỜI TÀN TẬT, KHUYẾT TẬT
Điều 68. Mục tiêu dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật
Dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật nhằm giúp họ có năng lực thực hành nghề phù hợp với khả năng lao động của mình để tự tạo việc làm hoặc tìm được việc làm, ổn định đời sống và hoà nhập cộng đồng.
Điều 69. Cơ sở dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật
1. Cơ sở dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật phải bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 40 của Luật này và các điều kiện sau đây:
a) Cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề; giáo trình, phương pháp và thời gian dạy nghề phù hợp với người tàn tật, khuyết tật;
b) Giáo viên có chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giảng dạy cho người tàn tật, khuyết tật.
2. Các công trình xây dựng phục vụ cho người tàn tật, khuyết tật học nghề phải bảo đảm các tiêu chuẩn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Điều 70. Chính sách đối với cơ sở dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật
1. Nhà nước khuyến khích các cơ sở dạy nghề tuyển người tàn tật, khuyết tật vào học hòa nhập; khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở dạy nghề dành cho người tàn tật, khuyết tật.
2. Cơ sở dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật được hưởng các chính sách quy định tại Điều 53 của Luật này và được Nhà nước hỗ trợ về tài chính để đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề; được giao đất không thu tiền hoặc thuê đất ở nơi thuận lợi cho việc học nghề của người tàn tật, khuyết tật.
Điều 71. Chính sách đối với người tàn tật, khuyết tật học nghề
1. Được hưởng học bổng và trợ cấp xã hội, chế độ cử tuyển, chính sách tín dụng giáo dục, chính sách miễn, giảm phí dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên quy định tại các điều 89, 90, 91 và 92 của Luật giáo dục.
2. Được tư vấn học nghề, tư vấn việc làm miễn phí.
3. Được giảm hoặc miễn học phí.
4. Người tàn tật, khuyết tật học nghề thuộc hộ nghèo được miễn học phí, được cấp học bổng và hỗ trợ ăn, ở, đi lại theo quy định của pháp luật.
Điều 72. Chính sách đối với giáo viên dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật
1. Nhà nước đầu tư đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, kỹ năng, phương pháp dạy nghề đối với giáo viên dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật.
2. Giáo viên dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật được hưởng chế độ đối với giáo viên dạy nghề quy định tại Điều 62 của Luật này và được hưởng phụ cấp đặc thù theo quy định của Chính phủ.
Điều 73. Kiểm định chất lượng dạy nghề
1. Kiểm định chất lượng dạy nghề nhằm đánh giá, xác định mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung dạy nghề đối với cơ sở dạy nghề.
2. Kiểm định chất lượng dạy nghề được thực hiện định kỳ đối với cơ sở dạy nghề trong phạm vi cả nước. Kết quả kiểm định được công bố công khai để người học nghề, xã hội biết và giám sát.
Điều 74. Nội dung, hình thức kiểm định chất lượng dạy nghề
1. Nội dung kiểm định chất lượng đối với cơ sở dạy nghề bao gồm các tiêu chí sau đây:
a) Mục tiêu và nhiệm vụ;
b) Tổ chức và quản lý;
c) Hoạt động dạy và học;
d) Giáo viên và cán bộ quản lý;
đ) Chương trình, giáo trình;
e) Thư viện;
g) Cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học;
h) Quản lý tài chính;
i) Các dịch vụ cho người học nghề.
2. Các hình thức kiểm định chất lượng dạy nghề bao gồm:
a) Tự kiểm định chất lượng dạy nghề của cơ sở dạy nghề;
b) Kiểm định chất lượng dạy nghề của cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề.
Điều 75. Quản lý và tổ chức thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề
Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương quy định tiêu chuẩn, quy trình kiểm định chất lượng dạy nghề, chỉ đạo, tổ chức thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề.
Điều 76. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở dạy nghề trong việc thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề
1. Xây dựng và thực hiện kế hoạch dài hạn, kế hoạch hằng năm về nâng cao chất lượng dạy nghề.
2. Tổ chức tự kiểm định chất lượng dạy nghề theo tiêu chuẩn, quy trình kiểm định chất lượng dạy nghề.
3. Cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề khi cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề thực hiện kiểm định tại cơ sở mình.
4. Trong trường hợp không đồng ý với kết luận kiểm định thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Điều 77. Công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề
1. Cơ sở dạy nghề đã được kiểm định chất lượng nếu đạt yêu cầu thì được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề. Giấy chứng nhận có giá trị trong thời hạn năm năm.
2. Cơ sở dạy nghề không duy trì được chất lượng theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề thì bị thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề.
3. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương có thẩm quyền cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề.
Cơ sở dạy nghề được công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Duy trì và tiếp tục nâng cao chất lượng dạy nghề;
2. Hằng năm báo cáo kết quả tự kiểm định với cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề;
3. Được hưởng chính sách hỗ trợ đầu tư để nâng cao chất lượng dạy nghề và được tham gia đấu thầu thực hiện chỉ tiêu dạy nghề theo đơn đặt hàng của Nhà nước.
ĐÁNH GIÁ, CẤP CHỨNG CHỈ KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA
Điều 79. Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
1. Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia được xây dựng theo bậc trình độ kỹ năng nghề cho mỗi nghề. Số lượng bậc trình độ kỹ năng nghề đối với từng nghề phụ thuộc vào mức độ phức tạp của nghề đó.
2. Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia là cơ sở để người lao động phấn đấu nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sản xuất, kinh doanh và để người sử dụng lao động bố trí công việc, trả lương hợp lý cho người lao động; góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực nghề nghiệp; là căn cứ để xây dựng chương trình dạy nghề phù hợp với yêu cầu của sản xuất, kinh doanh.
Điều 80. Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
1. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở trung ương ban hành nguyên tắc, quy trình và tổ chức chỉ đạo việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì, phối hợp với cơ quan, hội nghề nghiệp có liên quan tổ chức xây dựng và ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cho từng nghề sau khi có văn bản thoả thuận của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở trung ương.
Điều 81. Tổ chức thực hiện việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
1. Cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức chỉ đạo việc thực hiện đánh giá kỹ năng nghề quốc gia của người lao động.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở trung ương thực hiện quản lý việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
Điều 82. Quyền của người lao động trong việc tham dự đánh giá kỹ năng nghề quốc gia
1. Người lao động có kỹ năng nghề tích luỹ được trong quá trình học tập, làm việc có quyền tham dự đánh giá kỹ năng nghề quốc gia.
2. Người lao động có quyền đề nghị phúc khảo kết quả đánh giá kỹ năng nghề quốc gia; tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo sai sự thật.
3. Người lao động đạt yêu cầu ở bậc trình độ kỹ năng nghề nào thì được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở bậc trình độ đó. Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia có giá trị trong phạm vi cả nước.
Điều 83. Nội dung quản lý nhà nước về dạy nghề
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển dạy nghề.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về dạy nghề.
3. Quy định mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình dạy nghề; tiêu chuẩn giáo viên dạy nghề; danh mục nghề đào tạo ở các cấp trình độ; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị; quy chế tuyển sinh và cấp bằng, chứng chỉ nghề.
4. Tổ chức thực hiện việc kiểm định chất lượng dạy nghề.
5. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động dạy nghề.
6. Tổ chức bộ máy quản lý dạy nghề.
7. Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề.
8. Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực để phát triển dạy nghề.
9. Tổ chức, chỉ đạo công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ về dạy nghề.
10. Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế về dạy nghề.
11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về dạy nghề; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về dạy nghề.
Điều 84. Cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về dạy nghề.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về dạy nghề.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương thực hiện quản lý nhà nước về dạy nghề theo thẩm quyền.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về dạy nghề theo phân cấp của Chính phủ và có trách nhiệm đầu tư phát triển dạy nghề đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của địa phương.
Các nguồn tài chính đầu tư cho dạy nghề, ngân sách nhà nước chi cho dạy nghề, ưu tiên đầu tư tài chính và đất đai xây dựng cơ sở dạy nghề, khuyến khích đầu tư cho dạy nghề, học phí, lệ phí tuyển sinh học nghề, ưu đãi về thuế trong xuất bản giáo trình dạy nghề, sản xuất thiết bị dạy nghề được thực hiện theo quy định tại các điều 101, 102, 103, 104, 105 và 106 của Luật giáo dục.
1. Quỹ hỗ trợ học nghề được thành lập để hỗ trợ cho người học nghề.
2. Nguồn tài chính của Quỹ hỗ trợ học nghề bao gồm đóng góp tự nguyện của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân; hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác. Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đóng góp cho Quỹ hỗ trợ học nghề.
4. Chính phủ quy định cụ thể việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ học nghề.
Điều 87. Hợp tác quốc tế về dạy nghề
Hợp tác quốc tế về dạy nghề được thực hiện theo quy định tại Điều 108 và Điều 109 của Luật giáo dục.
1. Thanh tra dạy nghề là thanh tra chuyên ngành.
2. Việc thanh tra về hoạt động trong lĩnh vực dạy nghề thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
3. Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của thanh tra dạy nghề.
1. Cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Luật này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức có hành vi vi phạm các quy định của Luật này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 90. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo
Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động dạy nghề thực hiện theo quy định của pháp luật.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2007.
Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật này với quy định của luật khác về cùng một nội dung liên quan đến hoạt động dạy nghề thì áp dụng theo quy định của Luật này.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều 62, 72, 84, 86, 88 và 89 của Luật này.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, Kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006.
| CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
- 1 Decree No. 119/2014/ND-CP dated 17 December 2014,
- 2 Decree No. 148/2013/ND-CP dated October 30, 2013, providing the sanction on administrative violations in vocational training domain
- 3 Circular No. 29/2011/TT-BLDTBXH of October 24, 2011, providing vocational training registration
- 4 Circular No. 24/2011/TT-BLDTBXH of September 21, 2011, prescribing the establishment, authorization for establising, dividing, separating, merging and dissolving vocational colleges, vocational intermediate schools and vocational training centers
- 5 Decree No. 70/2009/ND-CP of August 21, 2009, defining responsibilities for state management of vocational training
- 6 Decree No. 43/2008/ND-CP of April 8, 2008, detailing and guiding the implementation of article 62 and article 72 of the Vocational Training Law.
- 7 Law No. 35/2002/QH10 of April 02, 2002, amending and supplementing a number of articles of the Labor code
- 8 Resolution no. 51/2001/NQ-QH10 of December 25, 2001 on amendments and supplements to a number of articles of the 1992 constitution of the socialist republic of Vietnam
- 9 Law No. 35-L/CTN of June 23, 1994, The Labor Code of The Socialist Republic of Vietnam.
- 10 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam