Lấy lại chứng chỉ được cử đi học sau khi chấm dứt hợp đồng lao động?
Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1. Căn cứ pháp lý
– Bộ luật lao động 2012
2. Luật sư tư vấn:
Trong trường hợp của bạn, việc công ty gửi bạn đi học để lấy chứng chỉ được coi là việc cử bạn đi đào tạo nghề. Căn cứ Điều 62 Bộ luật lao động 2012 thì việc đào tạo nghề phải được lập thành hợp đồng đào tạo nghề. Hợp đồng đào tạo nghề gồm nội dung sau:
"- Nghề đào tạo;
– Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo;
– Chi phí đào tạo;
– Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo;
– Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
– Trách nhiệm của người sử dụng lao động."
Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.
Theo đó, khi bạn hoàn tất việc đào tạo và có chứng chỉ, bạn phải làm việc trong thời gian theo sự cam kết giữa bạn với công ty được ghi nhận trong hợp đồng đào tạo nghề. Trường hợp bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với công ty rơi vào các trường hợp:
– Chấm dứt hợp đồng trước khi hết thời hạn cam kết trong hợp đồng đào tạo nghề và việc đơn phương chấm dứt hợp đồng là trái pháp luật trái với Điều 37 Bộ luật lao động 2012 thì người lao động có nghĩa vụ trả các khoản chi phí đào tạo thực tế cho người sử dụng lao động, không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động; nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
– Chấm dứt hợp đồng lao động khi hết thời hạn cam kết trong hợp đồng đào tạo nghề và việc đơn phương chấm dứt có thể đúng hoặc không đúng pháp luật thì người lao động không phải trả chi phí đào tạo, còn đối với các khoản khác được phân tích như trên."
Mặt khác, theo quy định tại Điều 20 Bộ luật lao động 2012 quy định về những hành vi mà chủ sử dụng lao động không được làm như sau:
"Điều 20. Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động
1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động."
>>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua tổng đài: 024.6294.9155
Như vậy, về nguyên tắc chủ sử dụng lao động không có quyền giữ chứng chỉ của bạn. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng (dù đúng pháp luật hoặc không đúng pháp luật): Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động. Như thế, trong tất cả các trường hợp, công ty bạn vẫn phải trả lại chứng chỉ đào tạo nghề cho bạn.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691