Lấy xe người khác đi cầm cố phạm tội gì?
Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009;
– Bộ luật hình sự năm 1999.
2. Luật sư tư vấn:
Trường hợp của em trai bạn có thể phạm những tội sau theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009:
– Nếu bạn của em trai bạn không biết việc em trai bạn lấy xe và mang đi cầm cố, hành vi lấy xe máy của em trai bạn được thực hiện một cách lén lút, có ý thức che giấu hành vi đang thực hiện của mình với thủ đoạn lợi dụng sự sơ hở, mất cảnh giác của chủ sở hữu tài sản nhằm trộm cắp tài sản thì em bạn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009:
– Nếu việc chuyển giao tài sản là chiếc xa máy từ người bạn của em trai bạn sáng em trai bạn xuất phát từ một hợp đồng hợp pháp như vay, mượn, thuê tài sản. Sau khi đã nhận được tài sản, em trai bạn mới dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản đang do mình quản lý; về thủ gian dối được thể hiện bằng những hành vi cụ thể nhằm đánh lừa chủ sở hữu. Nếu em trai bạn không dùng thủ đoạn gian dối mà sau khi đã nhận tài sản một cách hợp pháp rồi bỏ trốn với ý thức không trả lại tài sản cho chủ sở hữu ( ý thức chiếm đoạt tài sản ) thì cũng là hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Khi đánh giá hành vi bỏ trốn của người phạm tội phải xem xét một cách khách quan, toàn diện, nếu người phạm tội bỏ trốn hoặc tránh mặt chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản vì nguyên nhân khác thì không coi là bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản. Hoặc nếu em trai bạn không có hành vi gian dối, không bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản nhưng lại dùng tài sản đó (tài sản nhận từ chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản một cách hợp pháp) vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản thì cũng bị coi là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Nếu có các hành vi như trên thì em trai của bạn có thể phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt theo quy định tại khoản 1 Điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 như sau:
"1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản."
– Nếu em trai bạn có mục đích chiếm đoạt xe máy từ trước khi lấy xe, hành vi chiếm đoạt tài sản của em trai bạn được thực hiện bằng thủ đoạn gian dối. Thủ đoạn gian dối ở đây là đưa ra những thông tin không đúng sự thật để đánh lừa người khác. Hành vi này có thể thông qua lời nói; xuất trình giấy tờ giả mạo; giả danh cán bộ; giả danh tổ chức ký kết hợp đồng thì em trai bạn có thể phạm tội tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 139 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 như sau:
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
"1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
o) Người phạm tội tự thú;
p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;"Trên cơ sở đó em trai bạn trong quá trình giải quyết vụ án, căn cứ vào tình tiết giảm nhẹ mà Hội đồng xét xử sẽ quyết định bản án phù hợp cho em trai bạn.
Vì bạn không nêu rõ hành vi phạm tội cũng như độ tuổi của em trai bạn nên chúng tôi chỉ có thể nêu ra những trường hợp mà em trai bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về những tội phạm nào theo quy định của pháp luật.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691