Hệ thống pháp luật

Lợi dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản của người bị bắt

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL41478

Câu hỏi:

Chào luật sư! Người nhà em khi bị bắt thì có bị thu 25 triệu khi ra toà xét xử có phải nộp phạt 3 triệu đến giờ khi nhận được giấy báo và lên nhận lại số tiền thì người ta đòi bồi dưỡng 3 triệu và nộp kho bạc 2 triệu trong khi không có biên lai hay giấy xác nhận và cũng không được ai chứng kiến vậy em phải làm sao để không bị mất tiền oan ạ? Cảm ơn luật sư!

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009

2. Nội dung tư vấn

Đối với hành vi này, bạn thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Tất cả những khoản tiền mà bạn đưa phải được xác nhận và ghi chép theo quy định của pháp luật. Nếu như Tòa án có yêu cầu bồi dưỡng khoản tiền không nằm trong quy định của pháp luật mà không có người chứng kiến thì bạn có thể ghi âm lại để tố cáo hành vi vi phạm pháp luật ra phía công an. 

Với hành vi đòi tiền bồi dưỡng, người có chức vụ, quyền hạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 280  Bộ luật dân sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009: 

Dấu hiệu của tội lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản: 

Chủ thể: chủ thể của tội phạm này ngoài điều kiện chung như tội phạm thông thường khác(điều kiện về độ tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự…) thì chủ thể tội phạm này phải là người có chức vụ, quyền hạn. 

Hành vi: Người phạm tội thực hiện hành vi lạm dụng chức vụ quyền hạn của mình. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn là hành vi vượt quá quyền hạn của mình, làm trái công vụ để chiếm đoạt tài sản của người khác.

Hậu quả: Thiệt hại về vật chất hoặc phi vật chất về xã hội. 

Hậu quả của hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác vừa không phải là dấu hiệu bắt buộc.

Là dấu hiệu bắt buộc trong trường hợp người lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác chưa đến 2.000.000 đồng, thì phải gây hậu quả nghiêm trọng thì mới cấu thành tội phạm; Hoặc chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng. 

Lỗi: Chủ thể thực hiện tội phạm với lỗi cố ý trực tiếp.

Mục đích: Chiếm đoạt tài sản. Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. 

Như thế, người có chức vụ, quyền hạn nêu trêu yêu cầu đòi bồi dưỡng 3 triệu thì sẽ bị truy tố về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. 

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn