- 1 Nghị định 123/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm và sửa đổi Nghị định 45/2007/NĐ-CP
- 2 Thông tư 115/2013/TT-BTC Hướng dẫn bảo hiểm hưu trí và Quỹ hưu trí tự nguyện do Bộ Tài chính ban hành
- 3 Thông tư 130/2015/TT-BTC sửa đổi Thông tư 115/2013/TT-BTC hướng dẫn bảo hiểm hưu trí và quỹ hưu trí tự nguyện do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4 Nghị định 73/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi
- 5 Nghị định 58/2018/NĐ-CP về bảo hiểm nông nghiệp
- 6 Nghị định 151/2018/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính
- 7 Nghị định 80/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 73/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi; Nghị định 98/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số đã được sửa đổi theo Nghị định 48/2018/NĐ-CP
QUỐC HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Luật số: 61/2010/QH12 | Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2010 |
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm.
1. Bổ sung
“19. Bảo hiểm hưu trí là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm đạt đến độ tuổi xác định được doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
20. Bảo hiểm sức khoẻ là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm bị thương tật, tai nạn, ốm đau, bệnh tật hoặc chăm sóc sức khỏe được doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.”
2.
3.
“Điều 7. Các loại nghiệp vụ bảo hiểm
1. Bảo hiểm nhân thọ bao gồm:
a) Bảo hiểm trọn đời;
b) Bảo hiểm sinh kỳ;
c) Bảo hiểm tử kỳ;
d) Bảo hiểm hỗn hợp;
đ) Bảo hiểm trả tiền định kỳ;
e) Bảo hiểm liên kết đầu tư;
g) Bảo hiểm hưu trí.
2. Bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm:
a) Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại;
b) Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt và đường hàng không;
c) Bảo hiểm hàng không;
d) Bảo hiểm xe cơ giới;
đ) Bảo hiểm cháy, nổ;
e) Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu;
g) Bảo hiểm trách nhiệm;
h) Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính;
i) Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh;
3. Bảo hiểm sức khoẻ bao gồm:
a) Bảo hiểm tai nạn con người;
b) Bảo hiểm y tế;
c) Bảo hiểm chăm sóc sức khoẻ.
4. Các nghiệp vụ bảo hiểm khác do Chính phủ quy định.
5. Bộ Tài chính quy định Danh mục sản phẩm bảo hiểm.”
4.
Doanh nghiệp bảo hiểm có thể tái bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác, bao gồm cả doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài. Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài phải đạt hệ số tín nhiệm theo xếp hạng của công ty đánh giá tín nhiệm quốc tế do Bộ Tài chính quy định.”
5.
“Điều 10. Hợp tác, cạnh tranh và đấu thầu trong kinh doanh bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được hợp tác trong việc tái bảo hiểm, đồng bảo hiểm, giám định tổn thất, giải quyết quyền lợi bảo hiểm, đề phòng và hạn chế tổn thất, phát triển nguồn nhân lực, phát triển sản phẩm bảo hiểm, đào tạo và quản lý đại lý bảo hiểm, chia sẻ thông tin để quản trị rủi ro.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm được cạnh tranh về điều kiện, phạm vi, mức trách nhiệm, mức phí, chất lượng dịch vụ, năng lực bảo hiểm và năng lực tài chính.
Việc cạnh tranh phải theo quy định của pháp luật về cạnh tranh và bảo đảm an toàn tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm; mức phí bảo hiểm phải phù hợp với điều kiện, phạm vi, mức trách nhiệm bảo hiểm.
3. Dự án sử dụng vốn nhà nước, tài sản thuộc sở hữu nhà nước hoặc của doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện đấu thầu về điều kiện, phạm vi, mức trách nhiệm, mức phí, chất lượng dịch vụ, năng lực bảo hiểm và năng lực tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm.
Việc đấu thầu phải bảo đảm công khai, minh bạch theo quy định của Luật này và pháp luật về đấu thầu.
4. Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
a) Cấu kết giữa các doanh nghiệp bảo hiểm hoặc giữa doanh nghiệp bảo hiểm với bên mua bảo hiểm nhằm phân chia thị trường bảo hiểm, khép kín dịch vụ bảo hiểm;
b) Can thiệp trái pháp luật vào việc lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chỉ định, yêu cầu, ép buộc, ngăn cản tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm;
d) Thông tin, quảng cáo sai sự thật về nội dung, phạm vi hoạt động, điều kiện bảo hiểm, làm tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm;
đ) Tranh giành khách hàng dưới các hình thức ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa nhân viên hoặc khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác;
e) Khuyến mại bất hợp pháp;
g) Hành vi bất hợp pháp khác trong hợp tác, cạnh tranh và đấu thầu.”
6.
“Điều 15. Thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm
Trách nhiệm bảo hiểm phát sinh khi có một trong những trường hợp sau đây:
1. Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm;
2. Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết, trong đó có thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm về việc bên mua bảo hiểm nợ phí bảo hiểm;
3. Có bằng chứng về việc hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm.”
7.
“Điều 59. Các tổ chức kinh doanh bảo hiểm
Các tổ chức kinh doanh bảo hiểm bao gồm:
1. Công ty cổ phần bảo hiểm;
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm;
3. Hợp tác xã bảo hiểm;
4. Tổ chức bảo hiểm tương hỗ.”
8. Bổ sung
“5. Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải có đủ năng lực tài chính và có bằng chứng để chứng minh nguồn tài chính hợp pháp khi tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm.”
9. Điểm g và điểm h khoản 1 Điều 69 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“g) Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), chuyên gia tính toán;
h) Chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp, đầu tư ra nước ngoài.”
10.
c) Có Chứng chỉ đại lý bảo hiểm do cơ sở đào tạo được Bộ Tài chính chấp thuận cấp.
11.
“Điều 97. Quỹ dự trữ và Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải lập quỹ dự trữ bắt buộc để bổ sung vốn điều lệ và bảo đảm khả năng thanh toán. Quỹ dự trữ bắt buộc được trích hàng năm theo tỷ lệ 5% lợi nhuận sau thuế. Mức tối đa của quỹ này do Chính phủ quy định.
2. Ngoài quỹ dự trữ bắt buộc quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có thể lập các quỹ dự trữ khác từ lợi nhuận sau thuế của năm tài chính theo quy định trong điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
Nguồn để lập Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được trích lập theo tỷ lệ phần trăm trên phí bảo hiểm áp dụng đối với tất cả hợp đồng bảo hiểm.
Chính phủ quy định việc trích lập và quản lý, sử dụng Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm.”
12.
“Điều 105. Hình thức hoạt động
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm, công ty trách nhiệm hữu hạn môi giới bảo hiểm;
b) Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam. Văn phòng đại diện không được kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam.”
13.
“Điều 108. Thẩm quyền cấp giấy phép
Bộ Tài chính cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài; giấy phép đặt văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam.”
14.
“4. Giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm thông qua hoạt động nghiệp vụ, tình hình tài chính, quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro và việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; áp dụng các biện pháp cần thiết để doanh nghiệp bảo hiểm bảo đảm các yêu cầu về tài chính và thực hiện những cam kết với bên mua bảo hiểm;”
15.
“Điều 122. Thanh tra chuyên ngành kinh doanh bảo hiểm
1. Cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành kinh doanh bảo hiểm.
2. Tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành kinh doanh bảo hiểm theo quy định của Luật này và pháp luật về thanh tra.”
16. Bổ sung
“3. Chứng chỉ đào tạo đại lý bảo hiểm đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng, không phải làm thủ tục chuyển đổi thành Chứng chỉ đại lý bảo hiểm.”
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2011.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2010.
| CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
- 1 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000
- 2 Văn bản hợp nhất 12/VBHN-VPQH năm 2013 hợp nhất Luật kinh doanh bảo hiểm do Văn phòng Quốc hội ban hành
- 3 Văn bản hợp nhất 06/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật kinh doanh bảo hiểm do Văn phòng Quốc hội ban hành
- 4 Văn bản hợp nhất 06/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật kinh doanh bảo hiểm do Văn phòng Quốc hội ban hành
- 1 Nghị định 80/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 73/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi; Nghị định 98/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số đã được sửa đổi theo Nghị định 48/2018/NĐ-CP
- 2 Nghị định 151/2018/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính
- 3 Nghị định 58/2018/NĐ-CP về bảo hiểm nông nghiệp
- 4 Nghị định 73/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi
- 5 Thông tư 130/2015/TT-BTC sửa đổi Thông tư 115/2013/TT-BTC hướng dẫn bảo hiểm hưu trí và quỹ hưu trí tự nguyện do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6 Thông tư 115/2013/TT-BTC Hướng dẫn bảo hiểm hưu trí và Quỹ hưu trí tự nguyện do Bộ Tài chính ban hành
- 7 Nghị định 123/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm và sửa đổi Nghị định 45/2007/NĐ-CP
- 8 Hiến pháp năm 1992