Hệ thống pháp luật

Ly hôn khi chồng có hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của vợ

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL35608

Câu hỏi:

Thưa luật sư. Tôi lấy chồng đã được 5 năm nay, chồng tôi đi làm xa ít về, có lần anh ta có bồ bịch gái gú tôi biết nhưng cũng đã bỏ qua, nhưng anh ta cứ ghen tuông vô cớ và xúc phạm tôi, anh ta mắng tôi là đồ con đĩ rẻ tiền, loại không chồng,…thật sự nếu kể thì không biết viết bao nhiêu cho hết nỗi uất ức của tôi, tôi chỉ xin hỏi là nếu ra tòa ly hôn mà tôi trình bày như vậy mà anh ta chối cãi (tôi không có bằng chứng gì cả) thì tôi có bị anh ta kiện lại là vu khống không? Tôi muốn giành quyền nuôi con nên nước cuối mới phải nói ra chứ vấp phải người chồng như vậy càng kể càng nhục. Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam. Với thắc mắc của bạn, Công ty Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau: 1. Cơ sở pháp lý: –  Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007; – Bộ luật hình sự 1999; – Luật hôn nhân và gia đình 2014. 2.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Căn cứ pháp lý

–  Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007;

– Bộ luật hình sự 1999;

– Luật hôn nhân và gia đình 2014.

2. Luật sư tư vấn:

Căn cứ Điều 122 Bộ luật hình sự 1999 quy định về tội vu khống như sau:

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với nhiều người;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

đ) Đối với người thi hành công vụ;

e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm."

Theo quy định trên, một hành vi sẽ bị coi là phạm tội vu khống khi có một trong các biểu hiện sau đây:

– Tạo ra những thông tin không đúng sự thực và loan truyền các thông tin đó mặc dù biết đó là thông tin không đúng sự thực.

– Hành vi bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Đây là hành vi cố tình đưa ra những thông tin không đúng sự thật nhằm bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác hoặc làm ảnh hưởng xấu đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

– Hành vi loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích của người khác. Đay là trường hợp chử thể không phải là người tạo ra thông tin bịa đặt đó nhưng khi thu được thông tin họ cố ý làm cho người khác biết mặc dù họ biết rõ đó là thông tin bịa đặt.

– Hành vi bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

Theo đó, trường hợp bạn tố cáo về hành vi chửi bới, lăng mạ, xúc phạm của chồng bạn thì không được coi là bịa đặt thông tin và không cấu thành tội vu khống.

Theo quy định tại Điều 2 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007 thì những hành vi sau đây được coi là hành vi bạo lực gia đình:

"- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

– Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

– Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

– Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

– Cưỡng ép quan hệ tình dục;

– Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

– Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

– Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

– Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở."

Theo quy định trên, hành vi ghen tuông vô cớ và xúc phạm bạn của chồng bạn là hành vi bạo lực gia đình theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007. 

Chồng bạn có những lời lẽ thô tục xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn thì bạn có quyền làm đơn tố cáo tới Công an xã nơi bạn cư trú để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Căn cứ Khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 là căn cứ để li hôn :

“Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”.

Như vậy, hành vi bạo lực gia đình của chồng bạn có thể được xem là một trong các căn cứ để Tòa án giải quyết ly hôn cho bạn.

Căn cứ Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc trông nom, chăm nom, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

– Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

– Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

– Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Nếu con bạn dưới 36 tháng tuổi thì được giao cho mẹ trực tiếp nuôi trư trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Điều kiện để trực tiếp nuôi con được xem xét dựa trên 02 điều kiện sau:

Xử lý đối với hành vi xúc phạm danh dự và vu khống người khác

Điều kiện kinh tế: Có thu nhập ổn định, đảm bảo cuộc sống của mẹ và con.

Điều kiện nhân thân: Nhân thân tốt, chưa từng phạm tội, có lối sống lành mạnh.

Nếu bạn đảm bảo được cả 02 điều kiện trên thì bạn sẽ giành được quyền nuôi con với chồng của bạn.

Về chứng cứ chứng minh trước Tòa án: Bạn đưa ra hình ảnh, băng ghi hình của chồng chị và người phụ nữ khác để chứng minh chồng bạn ngoại tình; lời làm chứng của những người hàng xóm xung quanh xác nhận chồng bạn có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn