Mất chứng minh nhân dân có công chứng được hợp đồng chuyển nhượng đất?
Ngày gửi: 15/01/2020 lúc 11:31:12
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1. Căn cứ pháp lý
Luật Căn cước công dân năm 2014
2. Nội dung tư vấn
Theo thông tin bạn cung cấp thì vợ chồng bạn đi làm ăn xa và có mua được một mảnh đất và giờ muốn bán (chuyển nhượng) mảnh đất này nhưng khi đi công chứng hợp đồng mua bán tại văn phòng công chứng thì vợ của bạn đã bị mất chứng minh nhân dân, và không có hộ chiếu, hộ khẩu thì ở quê. Để giải quyết vấn đề của bạn thì cần xem xét các phương diện sau:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 40 Luật Công chứng năm 2014 thì:
“Điều 40. Công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn
1. Hồ sơ yêu cầu công chứng được lập thành một bộ, gồm các giấy tờ sau đây:
a) Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;
b) Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
c) Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;
d) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;
đ) Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.
2. Bản sao quy định tại khoản 1 Điều này là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực.
…”
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 40 Luật Công chứng năm 2014 thì trong hồ sơ công chứng, văn bản, hợp đồng cần phải có bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng. Giấy tờ tùy thân được hiểu là loại giấy tờ xác định đặc điểm và nhận dạng nhân thân của một con người. Trong hoạt động công chứng, giấy tờ tùy thân giúp công chứng viên xác định, nhận dạng đúng chủ thể tham gia hợp đồng, giao dịch.
Tuy nhiên, hiện nay chưa có văn bản nào quy định cụ thể giấy tờ tùy thân gồm những giấy tờ nào, Nghị định 05/1999/NĐ- CP của Chính phủ về Chứng minh nhân dân có nội dung khẳng định giấy Chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ tùy thân của công dân (theo Điều 1 Nghị định 05/1999/NĐ- CP). Đồng thời theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 136/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xuất, nhập cảnh thì hộ chiếu quốc gia được sử dụng thay thế giấy chứng minh nhân dân. Ngoài ra, trong Luật căn cước công dân năm 2014 cũng có quy định: Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt nam.
Tuy nhiên, theo thông tin bạn cung cấp thì hiện nay người vợ của bạn bị mất chứng minh nhân dân, không có hộ chiếu, vợ của bạn cần làm thủ tục cấp lại chứng minh nhân dân hoặc làm thủ tục cấp căn cước công dân. Trong đó:
Về thủ tục cấp lại Chứng minh nhân dân do bị mất:
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ- CP thì trong trường hợp Chứng minh nhân dân bị mất thì cần phải làm thủ tục cấp lại Chứng minh nhân dân. Về thủ tục cấp lại chứng minh nhân dân do bị mất được thực hiện theo quy định tại điểm b Điều 6 Nghị định 05/1999/NĐ- CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 170/2007/NĐ- CP và được hướng dẫn bởi điểm 2, 3 Mục II Thông tư 04/1999/TT- BCA. Cụ thể như sau:
Người đến làm thủ tục cần xuất trình các loại giấy tờ:
– Đơn trình bày rõ lý do cấp lại Chứng minh nhân dân có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, ảnh dán vào đơn và đóng dấu giáp lai.
– Xuất trình hộ khẩu thường trú.
– Chụp ảnh (như trường hợp cấp mới).
Quy định về cách sửa lỗi kỹ thuật trong văn bản công chứng– Kê khai tờ khai cấp Chứng minh nhân dân theo mẫu.
– Vân tay hai ngón trỏ có thể in vào tờ khai theo mẫu hoặc cơ quan Công an thu vân tay hai ngón qua máy lấy vân tay tự động để in vào tờ khai và Chứng minh nhân dân.
– Nộp lệ phí
Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, giấy tờ hợp lệ và làm xong thủ tục theo quy định, Cơ quan công an sẽ phải làm xong Chứng minh nhân dân cho công dân trong thời gian sớm nhất. Thời gian giải quyết việc cấp Chứng minh nhân dân tại thành phố, thị xã là không quá 15 ngày làm việc; tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo thì thời hạn giải quyết không quá 20 ngày làm việc; các khu vực còn lại là không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại Chứng minh nhân dân.
Đồng thời, việc cấp chứng minh nhân dân phải được thực hiện tại Cơ quan công an nơi vợ bạn có đăng ký thường trú (theo qjuy định tại Điều 3 Nghị định 05/1999/NĐ- CP của Chính Phủ). Tuy nhiên, vợ chồng bạn hiện đang đi làm ăn xa, và hộ khẩu vẫn đang ở quê, nên, trong trường hợp này, nếu muốn cấp lại Chứng minh nhân dân đã bị mất cho vợ bạn thì vợ bạn cần về lại nơi cô ấy có hộ khẩu thường trú – ở quê để thực hiện thủ tục này.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật về công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất: 024.6294.9155
Về thủ tục cấp Căn cước công dân
Thủ tục công chứng sơ yếu lý lịch? Xác nhận sơ yếu lý lịch cần mang theo gì?Trong trường hợp vợ chồng bạn đang ở xa, không thể về quê để thực hiện thủ tục cấp lại Chứng minh nhân dân. Trong trường hợp này, thay vì thực hiện thủ tục cấp lại chứng minh nhân dân thì bạn có thể làm thủ tục cấp đổi sang căn cước công dân tại nơi bạn đang cư trú mà không cần phải về quê – nơi có hộ khẩu thường trú để làm.
Bởi, căn cứ theo quy định tại Điều 26 Luật Căn cước công dân năm 2014 thì:
“Điều 26. Nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
Công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân:
1. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;
2. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
3. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;
4. Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết”.
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Luật căn cước công dân năm 2014, khi vợ bạn bị mất chứng minh nhân dân thì vợ bạn vẫn có thể làm thủ tục cấp mới Căn cước công dân tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương mà không cần phải về nơi vợ bạn có hộ khẩu.
Về trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân được thực hiện theo quy định tại Điều 22 Luật Căn cước công dân năm 2014, cụ thể:
– Người đi làm thủ tục sẽ thực hiện việc Điền vào tờ khai theo quy định;
– Người được giao nhiệm vụ thu thập, cập nhật thông tin, tài liệu về công dân, đối chiếu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp thẻ Căn cước công dân.
– Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay của người đi làm thủ tục.
– Cán bộ, cơ quan quản lý căn cước công dân cấp lại giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho người đến làm thủ tục;
– Trả thẻ Căn cước công dân theo thời hạn và địa điểm trong giấy hẹn theo quy định.
Đồng thời căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Thông tư 07/2016/TT- BCA thì trường hợp công dân mất chứng minh nhân dân 9 số mà làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân thì khi công dân có yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp thẻ Căn cước công dân có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân 9 số đã mất cho công dân.
Sau khi đã làm thủ tục cấp lại Chứng minh nhân dân, hoặc cấp Căn cước công dân thì trong trường hợ này, vợ của bạn đã có đầy đủ giấy tờ tùy thân để thực hiện hồ sơ, thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với mảnh đất chung của hai vợ chồng.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691