Hệ thống pháp luật

Mất giấy ra viện có được cấp lại không?

Ngày gửi: 14/11/2020 lúc 11:31:12

Mã số: HTPL38234

Câu hỏi:

Con tôi nằm Bệnh viện Sản Nhi – Đà Nẵng. Tôi bị mất Giấy ra viện nhưng khi liên hệ với Bệnh viên thì họ từ chối cấp lại mà yêu cầu tôi làm Giấy xác nhận nằm viện (đầy đủ thông tin tương tự Giấy ra viện). Tuy nhiên, BHXH tỉnh Quảng nam lại không chấp nhận thanh toán. Nhờ Luật sư tư vấn giúp tôi.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Điều 25, Điều 100 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014;

– Điều 8 Quyết định số 636/QĐ-BHXH;

– Thông tư số 14/2016/TT-BYT.

2. Nội dung tư vấn

Căn cứ Điều 19 Thông tư số 14/2016/TT-BYT quy định về cấp giấy ra viện như sau:

a) Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có Điều trị nội trú đã được cấp giấy phép hoạt động;

b) Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điểm a Khoản này được ký giấy ra viện theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.

2. Mẫu và cách ghi giấy ra viện thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.”

Theo quy định trên, thẩm quyền cấp giấy ra viện là các các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có Điều trị nội trú đã được cấp giấy phép hoạt động hoặc Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có điều trị nội trú được cấp giấy phép hoạt động. Hiện nay không có quy định cụ thể về việc cấp lại giấy ra viện bản chính do đó việc bệnh viện từ chối cấp lại giấy ra viện là có căn cứ.

Theo quy định tại Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động được hưởng chế độ ốm đau trong trường hợp nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Điều 100 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, được hướng dẫn tại Điều 8 Quyết định số 636/QĐ-BHXH gồm:

“Điều 8. Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau 

1. Giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động Điều trị nội trú. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động Điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (bản chính), trường hợp cả cha và mẹ đều nghỉ việc chăm con thì giấy chứng nhận nghỉ việc của một trong hai người là bản sao. 

2. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này được thay bằng bản dịch tiếng Việt được chứng thực của giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp. 

3. Danh sách theo mẫu C70a-HD do người sử dụng lao động lập (bản chính)”

>>> Luật sư tư vấn pháp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau: 024.6294.9155

Theo quy định trên thì hồ sơ hưởng chế độ ốm đau phải có giấy ra viện trong trường hợp điều trị nội trú. Hiện chưa có quy định có thể sử dụng giấy xác nhận nằm viện thay thế cho giấy ra viện để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. 

Để xác minh vấn đề này, bạn nên liên hệ lại Phòng lao động thương binh xã hội và Sở lao động thương binh xã hội để hỏi rõ lại trường hợp của bạn.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn