Hệ thống pháp luật

Một bên không muốn ly hôn thì Tòa án giải quyết như thế nào?

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL35218

Câu hỏi:

Tôi và vợ quen biết và kết hôn đến nay đã được 10 năm, có 2 con đứa lớn sinh năm 2012, đứa nhỏ sinh năm 2014. Hai vợ chồng tôi chung sống rất hòa thuận và hạnh phúc. Tuy nhiên, vào khoảng tháng 2/2016, do công việc làm ăn của tôi gặp khó khăn nên trong sinh hoạt gia đình không được thuận hòa, giữa tôi và vợ tôi có cãi nhau và đánh nhau. Hiện tại vợ tôi muốn ly hôn, cô ấy đã nộp đơn ra Tòa và Tòa án đã gọi triệu tập tôi lên nhưng tôi thì vẫn yêu thương vợ con, không muốn ly hôn. Tôi không biết làm sao nên rất mong nhận được sự chia sẻ. Xin cảm ơn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam. Với thắc mắc của bạn, Công ty Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau: 1. Cơ sở pháp lý: – Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007; – Luật hôn nhân gia đình 2014. 2.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007;

– Luật hôn nhân gia đình 2014.

2. Luật sư tư vấn:

Căn cứ Điều 56 Luật hôn nhân gia đình 2014 về vấn đề ly hôn theo yêu cầu của một bên:

"1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia."

Trong trường hợp này, mặc dù bạn không muốn ly hôn tuy nhiên quyền ly hôn được pháp luật quy định là quyền cơ bản của mỗi bên vợ, chồng khi họ cảm thấy cuộc sống hôn nhân không còn hạnh phúc. Do đó, vợ của bạn có quyền đơn phương ly hôn với bạn. 

Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm a, Khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 thì một trong các hành vi bạo lực gia đình là: "a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;".

Như bạn đã trình bày, trong quá trình chung sống bạn có hành vi bạo lực gia đình đối với vợ (đánh đập), điều này cũng có thể được xem là căn cứ để Tòa án giải quyết cho ly hôn. Vì vậy, nếu bạn còn yêu thương vợ con thì bạn hãy thể hiện sự quan tâm, chia sẻ gánh nặng với vợ của mình về tất cả các vấn đề trong cuộc sống, đồng thời chấm dứt ngay các hành vi bạo lực gia đình để vợ bạn thay đổi quyết định. Nếu vợ bạn không thay đổi suy nghĩ vẫn muốn ly hôn thì trong quá trình giải quyết vụ án, bạn nói rã hiện tại bạn vẫn yêu thương vợ con, không muốn ly hôn để Tòa án xem xét giải quyết.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn