Hệ thống pháp luật

Mục đích và ý nghĩa, hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi

Ngày gửi: 01/11/2020 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL34962

Câu hỏi:

Xin luật sư giải thích cho em vấn đề: Mục đích và ý nghĩa, hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi được quy định trong Luật nuôi con 2010. Em xin cảm ơn ạ.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi, đảm bảo cho người được nhận làm con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội. (Khoản 1 Điều 67 Luật hôn nhân và gia đình).

1. Mục đích của việc nuôi con nuôi

Điều 2 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định của việc nuôi con nuôi là: “ nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình”. Xác lập nuôi con nuôi “ vơi mục đích cơ bản là đem đến cho đứa trẻ một gia đình chứ không phải là đem đến cho gia đình một đứa trẻ”.

2. Ý nghĩa của việc nuôi con nuôi

Việc nuôi con nuôi thể hiện tính nhân đạo sâu sắc, tình yêu thương, tinh thần, trách nhiệm và mối quan hệ tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau giữa con người với con người. Là biện pháp tích cực giúp đỡ trẻ em không nơi nương tựa có mái ấm gia đình, được chăm sóc và phát triển trong điều kiện tốt nhất. Đồng thời, việc nuôi con nuôi còn giảm được gánh nặng về tài chính, kinh tế cho Nhà nước ta trong việc chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Nuôi con nuôi là lĩnh vực nhạy cảm, ảnh hưởng lớn đến quyền lợi giữa các bên, dặc biệt là đối với trẻ em. Để việc áp dụng pháp luật được diễn ra đúng quy định của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, không cần có quy định cụ thể, rõ ràng hơn về quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản giữa các bên trong mối quan hệ ba chiều, giữa cha mẹ đẻ,  cha mẹ nuôi và con nuôi. 

3. Hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi

Việc hạn chế quyền của cha mẹ đối với con nuôi chưa thành niên cần được áp dụng trong quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi. Hạn chế có tính chất tạm thời và vẫn đảm bảo cho trẻ được chăm sóc trong môi trường gia đình. Bởi vì, việc chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi sẽ gây nhiều bất lợi cho trẻ, để giảm khả năng chấm dứt nuôi con nuôi thì việc áp dụng hạn chế quyền cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi khi có những lý do xác đáng là cần thiết.

Cá nhân, cơ quan có thẩm quyền trong việc quản lý, bảo vệ trẻ em cần có sự tư vấn, giải thích hợp lý về  việc hạn chế quyền cha mẹ đối với con. Bởi vì trên thực tế, việc hạn chế quyền cha mẹ đối với con là đúng song do sự bao che, bảo lãnh từ chính phía gia đình nên việc đó khó thực thi trên thực tế.

Nuôi con nuôi là lĩnh vực nhạy cảm, ảnh hưởng lớn đến quyền lợi giữa các bên, dặc biệt là đối với trẻ em. Để việc áp dụng pháp luật được diễn ra đúng quy định của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, không cần có quy định cụ thể, rõ ràng hơn về quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản giữa các bên trong mối quan hệ ba chiều, giữa cha mẹ đẻ,  cha mẹ nuôi và con nuôi.

Đồng thời quy định rõ ràng về mối quan hệ giữa con nuôi với những người họ hàng thân thích của cha mẹ nuôi. Từ đó cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ có cơ sở pháp lý đúng đắn để giải quyết khi có tranh chấp xảy ra. Quyền và nghĩa vụ trong mối quan hệ nuôi con nuôi cần quy định theo hướng, nếu cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi thỏa thuận lựa chọn việc nuôi con nuôi đầy đủ thì người con nuôi đó sẽ chấm dứt hoàn toàn quyền và nghĩa vụ đối với gia đình cha mẹ đẻ kể cả vấn đề thừa kế.

Hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi còn chưa rõ ràng, các biện pháp xử lý trong lĩnh vực nuôi con nuôi còn mờ nhạt, mang tính hình thức. Trong khi đó, thực tế xảy ra nhiều trường hợp mua bán trẻ em, xâm hại, bóc lột trẻ dưới hình thức nuôi con nuôi cần được quy định rõ ràng, cụ thể, xuất phát từ góc độ bảo vệ quyền lợi trẻ em được nhận làm con nuôi. Pháp luật hiện hành còn nhiều điểm bất cập, chưa phù hợp ới thực tiễn khách quan và chưa tương đồng với pháp luật các nước. Nuôi con nuôi lĩnh vực khá nhạy cảm, quan hệ xã hội này luôn có sự biến động phức tạp. Vì vậy để việc nuôi con nuôi được thực hiện một cách có hiệu quả và đúng mục đích, đảm bảo quyền lợi trẻ em, thì việc hoàn thiện pháp luật nuôi con nuôi là một yêu cầu khách quan.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn